Vừa qua, các máy bay tiêm kích Su-27 của Trung đoàn Không quân 925 đã tiến hành cuộc diễn tập bắn, ném bom mục tiêu mặt đất cùng các đơn vị khác của Sư đoàn không quân 372. Ảnh: Tiêm kích Su-27 thuộc Trung đoàn 925 xuất kích thực hiện nhiệm vụ bắn, ném bom tiêu diệt mục tiêu ban ngày. Nguồn ảnh: MOD.Su-27 được xem là một trong những máy bay tiêm kích đa năng hiện đại nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam hiện nay. Thậm chí, trong giai đoạn từ 1995-2004, Su-27 giữ “ngôi vị” là chiến đấu cơ hiện đại nhất Việt Nam trước khi tiêm kích Su-30MK tới.Giữa những năm 1990, Việt Nam đã ký thỏa thuận với Nga mua 12 chiếc tiêm kích Su-27 gồm: 7 chiếc Su-27SK làm nhiệm vụ chiến đấu, một chỗ ngồi và 5 chiếc Su-27UBK làm nhiệm vụ chiến đấu – huấn luyện chuyển loại, hai chỗ ngồi. Tiêm kích Su-27 của Việt Nam do OKB Sukhoi nghiên cứu, thiết kế và được sản xuất từ năm 1982 tới ngày nay với nhiệm phiên bản. Nó nổi tiếng với vai trò chiến đấu chiếm ưu thế trên không. Tuy nhiên, khi cần Su-27 cũng có thể đảm nhiệm vai trò không đối đất như một máy bay ném bom chiến thuật.Cụ thể, Su-27 có tải trọng tới 8 tấn cho phép triển khai 20-30 quả bom thông thường loại 250kg hoặc số lượng ít hơn với bom lớn hơn phục vụ cho các phi vụ không kích mục tiêu mặt đất, mặt biển, đảo. Ngoài ra, nó có thể mang các loại rocket 80-240-340mm.Các loại bom mà tiêm kích Su-27 có thể triển khai gồm bom không điều khiển FAB-250, FAB-500, OFAB-250-270, RBK-250, RBK-270 và rocket S-8, S-13, S-24, S-25...Ngoài ra, khẩu pháo tự động GSh-301 với 150 viên đạn có thể oanh tạc mục tiêu xe bọc thép, công sự kiên cố ở cự ly 1.200-1.800m bằng các loại đạn nổ phá HE, đạn xuyên giáp AP...Đáng tiếc, hệ thống radar xung-doppler trên tiêm kích Su-27SK xuất khẩu cho Việt Nam không có khả năng hỗ trợ các loại vũ khí thông minh như tên lửa không đối đất/chống hạm hay bom dẫn đường KAB.Dẫu vậy, trong vai trò không đối không thì sức mạnh của tiêm kích Su-27 Việt Nam là "miễn chê". Radar của Su-27 có khả năng phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ sóng radar 3m2 ở cách 80-100km phía bán cầu trước, 140km với máy bay ném bom. Nó có thể theo dõi mục tiêu RCS 3m2 ở cách 65km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu nhưng chỉ dẫn được một tên lửa tấn công một mục tiêu (loại dẫn đường radar).Hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST) ở phía trước buồng lái có thể phát hiện và giao chiến với các loại máy bay tàng hình từ cự ly tới vài chục km (máy bay tàng hình được thiết kế để có mức độ bộc lộ trước radar rất thấp, nhưng chúng vẫn phát ra tia hồng ngoại như máy bay thường do đều phải sử dụng động cơ phản lực tỏa ra nhiều nhiệt).Với tín hiệu hồng ngoại thu được cùng tên lửa "bắn và quên" (như R-73), Su-27 có thể nhắm bắn máy bay tàng hình từ cự ly khá xa, bất kể việc máy bay địch có bị phát hiện trên radar hay không. Ảnh: Su-27 KQ Nga phóng tên lửa tầm nhiệt R-73 có tầm bắn 20-30km.Trong nhiệm vụ không đối không, tiêm kích Su-27 có thể mang tối đa 6 tên lửa không đối không tầm trung R-27 (dùng đầu dẫn radar hoặc hồng ngoại) và 2 tên lửa không đối không tầm ngắn R-73.
Vừa qua, các máy bay tiêm kích Su-27 của Trung đoàn Không quân 925 đã tiến hành cuộc diễn tập bắn, ném bom mục tiêu mặt đất cùng các đơn vị khác của Sư đoàn không quân 372. Ảnh: Tiêm kích Su-27 thuộc Trung đoàn 925 xuất kích thực hiện nhiệm vụ bắn, ném bom tiêu diệt mục tiêu ban ngày. Nguồn ảnh: MOD.
Su-27 được xem là một trong những máy bay tiêm kích đa năng hiện đại nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam hiện nay. Thậm chí, trong giai đoạn từ 1995-2004, Su-27 giữ “ngôi vị” là chiến đấu cơ hiện đại nhất Việt Nam trước khi tiêm kích Su-30MK tới.
Giữa những năm 1990, Việt Nam đã ký thỏa thuận với Nga mua 12 chiếc tiêm kích Su-27 gồm: 7 chiếc Su-27SK làm nhiệm vụ chiến đấu, một chỗ ngồi và 5 chiếc Su-27UBK làm nhiệm vụ chiến đấu – huấn luyện chuyển loại, hai chỗ ngồi.
Tiêm kích Su-27 của Việt Nam do OKB Sukhoi nghiên cứu, thiết kế và được sản xuất từ năm 1982 tới ngày nay với nhiệm phiên bản. Nó nổi tiếng với vai trò chiến đấu chiếm ưu thế trên không. Tuy nhiên, khi cần Su-27 cũng có thể đảm nhiệm vai trò không đối đất như một máy bay ném bom chiến thuật.
Cụ thể, Su-27 có tải trọng tới 8 tấn cho phép triển khai 20-30 quả bom thông thường loại 250kg hoặc số lượng ít hơn với bom lớn hơn phục vụ cho các phi vụ không kích mục tiêu mặt đất, mặt biển, đảo. Ngoài ra, nó có thể mang các loại rocket 80-240-340mm.
Các loại bom mà tiêm kích Su-27 có thể triển khai gồm bom không điều khiển FAB-250, FAB-500, OFAB-250-270, RBK-250, RBK-270 và rocket S-8, S-13, S-24, S-25...
Ngoài ra, khẩu pháo tự động GSh-301 với 150 viên đạn có thể oanh tạc mục tiêu xe bọc thép, công sự kiên cố ở cự ly 1.200-1.800m bằng các loại đạn nổ phá HE, đạn xuyên giáp AP...
Đáng tiếc, hệ thống radar xung-doppler trên tiêm kích Su-27SK xuất khẩu cho Việt Nam không có khả năng hỗ trợ các loại vũ khí thông minh như tên lửa không đối đất/chống hạm hay bom dẫn đường KAB.
Dẫu vậy, trong vai trò không đối không thì sức mạnh của tiêm kích Su-27 Việt Nam là "miễn chê". Radar của Su-27 có khả năng phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ sóng radar 3m2 ở cách 80-100km phía bán cầu trước, 140km với máy bay ném bom. Nó có thể theo dõi mục tiêu RCS 3m2 ở cách 65km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu nhưng chỉ dẫn được một tên lửa tấn công một mục tiêu (loại dẫn đường radar).
Hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST) ở phía trước buồng lái có thể phát hiện và giao chiến với các loại máy bay tàng hình từ cự ly tới vài chục km (máy bay tàng hình được thiết kế để có mức độ bộc lộ trước radar rất thấp, nhưng chúng vẫn phát ra tia hồng ngoại như máy bay thường do đều phải sử dụng động cơ phản lực tỏa ra nhiều nhiệt).
Với tín hiệu hồng ngoại thu được cùng tên lửa "bắn và quên" (như R-73), Su-27 có thể nhắm bắn máy bay tàng hình từ cự ly khá xa, bất kể việc máy bay địch có bị phát hiện trên radar hay không. Ảnh: Su-27 KQ Nga phóng tên lửa tầm nhiệt R-73 có tầm bắn 20-30km.
Trong nhiệm vụ không đối không, tiêm kích Su-27 có thể mang tối đa 6 tên lửa không đối không tầm trung R-27 (dùng đầu dẫn radar hoặc hồng ngoại) và 2 tên lửa không đối không tầm ngắn R-73.