Hãi hùng chiêu trò biến thực phẩm bẩn thành sạch năm 2015

Google News

An toàn vệ sinh thực phẩm luôn là vấn đề nóng được các gia đình quan tâm. Năm 2015, đã có hàng loạt vụ hô biến thực phẩm bẩn bị phát hiện...

Muôn kiểu hô biến thực phẩm bẩn tới bữa ăn gia đình năm 2015.
1. Bơm tạp chất vào tôm để không rụng đầu, tăng trọng lượng
Đầu tháng 4/2015, lực lượng chức năng đã tiến hành điều tra và bắt quả tang doanh nghiệp tại cơ sở kinh doanh xã Quảng Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, có hành vi bơm tạp chất vào tôm với quy mô lớn. Với chiêu trò gian lận này, mỗi kilogram tôm có thể lãi đến hơn 100.000 đồng. Tôm chết sau khi được bơm tạp chất sẽ được mang tiêu thị ngoài thị trường với mức giá từ 250.000-300.000đồng.
Các công nhân nơi đây đã sử dụng một loại tạp chất tên là thạch agar. Loại thạch này khi bơm vào những con tôm chết, sẽ trở lên căng mọng, không bị rụng đầu và tăng trọng hơn 20% tôm. Thạch agar có đặc điểm khi đun nóng sẽ chảy ra, khi cho vào đá thì đặc lại như thịt tôm nên người tiêu dùng khó có thể phát hiện chiêu trò gian dối của những thương lái này. Việc bơm tôm với những tạp chất có thành phần kim loại nặng, sẽ có khả năng gây ra ngộ độc, thậm chí là chết người.
Hai hung chieu tro bien thuc pham ban thanh sach nam 2015
 Bơm tạp chất vào tôm
2. Thịt ôi thành thịt tươi nhờ phân bón
Cách đây không lâu, một bà nội trợ có mua một miếng thịt ở chợ về để nấu, miếng thịt lúc đầu vẫn còn tươi nguyên, nhưng sau khi mang đi nấu, thịt lại tỏa ra mùi ôi và thiu rất khó chịu. Chị này lấy một miếng thịt còn dư để trong tủ lạnh bỏ ra kiểm tra, thì thấy thịt không còn dẻo như mọi khi. Sự việc diễn ra, khiến nhiều bà nội trợ rất hoang mang. Một người bán thịt ở chợ Tân Mai cho rằng, thịt lợn ôi ngâm trong nước có chút phân đạm là có thể biến đổi màu sắc, và sẽ trở nên tươi ngon.
Được biết, chỉ cần ngâm thịt vào trong nước pha KNO3, thì thịt sẽ nhanh chóng tươi ngon, hồng hào trở lại. Thành phần này có nguồn gốc từ phân dơi, phân bón. Khi thịt đã tươi hồng, việc khử mùi hôi cũng sẽ rất dễ. Chỉ cần ngâm thịt vào chất tẩy trắng Na2 SO3, thì miếng thịt sẽ hết mùi ôi, thiu và mùi NO3.
PGS TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện công nghệ thực phẩm – Đại học Bách khoa cho biết, việc người bán hàng ngâm thịt trong chất hay gọi là phân bón là có. Ông cũng khá lo lắng, vì hiện nay hóa chất này được bày bán rộng khắp thị trường, nhiều người mua về dùng vô tội vạ, coi đó là giải pháp, làm ăn không chân chính.
3. Gà vàng nhờ ve quét tường, chất nhuộm vải
Cách đây 2 tháng, cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT đã phát hiện một số cơ sở sử dụng hóa chất “Vàng Ô”, mua ngoài chợ về trộn cùng thức ăn chăn nuôi để tạo thành màu vàng cho gà trong thời gian vỗ béo. Được biết Vàng ô là một hóa chất có thể gây ung thư cho người dùng.
“Vàng Ô” là hóa chất được nhập khẩu từ nước ngoài, với công dụng để nhuộm màu sợ vải hoặc dùng nó làm nguyên liệu ve quét tường. Chất này không được phép sử dụng trong thực phẩm, bởi vì chúng rất có hại cho sức khỏe con người.
Hai hung chieu tro bien thuc pham ban thanh sach nam 2015-Hinh-2
 Hô biến gà vàng tươi rói
4. Ruốc được làm từ gà thải, gà chết
Ruốc là loại thực phẩm thông dụng hay ăn kèm với bánh mì, xôi hay thậm chí là trong bữa cơm gia đình. Nhưng ít ai ngờ rằng, loại ruốc vàng óng, có mùi thơm hấp dẫn được bán ngoài thị trường, có len lỏi từ nguồn gốc gà thải, gà chết.
Tại một thực cơ sở thực phẩm ở TP. HCM có sản xuất những lô ruốc, mà giá bán ra ngoài thị trường chỉ dao động khoảng 40.000 đồng/kg, bằng 1/10 giá thành mà người tiêu dùng tự làm. Chính cơ sở này cũng khai nhận, giá rẻ như vậy là do chúng được làm từ gà thải, gà chết, gà tiêm kháng sinh ép đẻ với giá rất dẻ. Loại thịt này chỉ mua về với giá 18.000 đồng/kg, bằng 1/10 thịt tươi mua ngoài chợ.
5. Sử dụng chất tạo nạc trước khi giết mổ
Đầu tháng vừa qua, lực lượng cơ quan Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện một công ty buôn bán chất cấm Salbutamol và hai cơ sở giết mổ lợn sử dụng chất cấm trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tại các cơ sở bị phát hiện, hàng trăm con lợn được đưa đi giết mổ, đều sử dụng chất cấm Salbutamol. Nhiều trường hợp, vừa mới sử dụng Salbutamol vào đàn lợn, đã đưa ngay vào giết mổ, khiến tỷ lệ Salbutamol có trong sản phẩm vượt hơn 171 lần ngưỡng cho phép. Trung bình, mỗi cơ sở này, giết mổ từ 130 đến gần 400 con/ngày.
Salbutamol là một loại hóa chất được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi, vì chúng có tính năng giúp gia súc tạo nạc. Thịt gia súc sau khi giết mổ sẽ có màu tươi rất bắt mắt. Việc sử dụng thịt gia súc thường xuyên có chất Salbutamol với hàm lượng vượt mức cho phép, sẽ khiến người tiêu dùng tích tụ hóa chất Salbutamol , từ đó làm xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, đau đầu, bủn rủn chân tay, tim đập nhanh.
Hai hung chieu tro bien thuc pham ban thanh sach nam 2015-Hinh-3
 Nuôi heo bằng chất tạo nạc
6. Vú heo thối hô biến thành nầm dê thơm ngon
Ngày 22/12, phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về mội trường (PC49) Công an TP.HCM phối hợp chi cục Thú y TP.HCM phát hiện một lượng lớn vú heo (còn gọi là nầm sữa) xuất xứ từ Trung Quốc.
Toàn bộ lô hàng đã rỉ dịch, xuất huyết và bốc mùi hôi thối được để la liệt trên sàn nhà dơ bẩn. Đặc biệt, quá trình kiểm tra cơ quan chức năng phát hiện trên thùng xốp, các bịch đựng vú heo…đều được ghi bằng chữ Trung Quốc.
Làm việc với cơ quan chức năng, chủ lô hàng trên thừa nhận vú heo sau khi nhập về được phân loại rồi cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu trên địa bàn TP.HCM chế biến thành vú dê bán cho khách hàng.
7. Da, nội tạng trâu bò bốc mùi biến thành đặc sản nhà hàng
Đội CSGT số 8, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (Công an TP Hà Nội) hôm 18/12 vừa phát hiện gần một tấn nội tạng và da trâu bò đã chảy nước, bốc mùi hôi thối. Ước tính số da bò, nội tạng thối khoảng gần một tấn.
Số hàng bẩn này được tẩm ướp muối và chất bảo quản, không được che đậy...đang trên đường đi tiêu thụ cho các nhà hàng đặc sản, chợ lớn.
8. Bún, phở chứa huỳnh quang
Bún, phở là những món ăn dân dã thường ngày, được các gia đình ưa chuộng sử dụng. Tuy nhiên, bún, phở cũng là thực phẩm đang bị cảnh báo về tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm, khi nhiễm chất huỳnh quang độc hại. Đây là chất được người sản xuất dùng để làm trắng và cải thiện độ bóng của bún, phở trông bắt mắt và hấp dẫn hơn.
Tiến sĩ Nuyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, Tinopal - huỳnh quang là chất được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy… vì có màu óng ánh, đẹp. Chất này tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm.
Theo Phụ nữ news

Bình luận(0)