Bí quyết bảo quản tỏi hành gừng quanh năm không sợ mọc mầm

Google News

Nếu không bảo quản đúng cách những thực phẩm khô như hành, tỏi, gừng sẽ mọc mầm, nổi mốc và hư thối trong vài tuần. Đây là cách đơn giản nhất giúp bạn bảo quản những thực phẩm này quanh năm.

Bảo quản tỏi

Để bảo quản tỏi được lâu trước hết bạn cần lựa chọn những củ tỏi rắn chắc, to, không bị sâu mọt. Nhánh của củ tỏi phải đầy đặn và không bị quá khô, cũng không bị nhăn và có màu hơi trắng. Những củ tỏi có nhánh màu xám hoặc màu vàng sẽ không có mùi thơm. 

Bạn hãy chọn một chỗ thật khô và thoáng ở trong bếp để bảo quản tỏi. Điều này giúp cho tỏi không bị đắng hay mất hương vị đặc trưng sau thời gian dài. Hơn nữa sự lưu thông không khí cũng rất quan trọng để vi khuẩn không tấn công tỏi và làm hỏng nó.

Bi quyet bao quan toi hanh gung quanh nam khong so moc mam
 

Bảo quản hành

Nên chọn những củ hành chắc, mập, già vỏ và đều. Hành không mọc mầm, khi cầm lên tay không bị ướt, không có những đốm mềm hoặc bị hõm ở phần cuống. Lớp vỏ của hành và khô và dễ bong để có thể lột bỏ dễ dàng.

Bảo quản hành bằng túi lưới, túi giấy hoặc rổ. Phải đảm bảo độ thông hơi để giữ cho hành luôn được thông thoáng, khô ráo. Không dùng túi nhựa hoặc hộp kín để bảo quản hành vì chúng sẽ ngăn sự lưu thông không khí, khiến hành nhanh bị thối, mốc. Đặt rổ hoặc túi đựng hành ở nơi khô mát và thoáng khí trong phòng bếp. Tuyệt đối không nên để hành ở những nơi có nhiệt độ quá thấp (dưới 10 độ) hoặc nhiệt độ quá cao.

Bảo quản gừng

- Bảo quản gừng bằng muối: Để tránh gừng bị nảy mầm thì bạn có thể sử dụng muối ăn.

Cách thực hiện: Bạn cho gừng vào túi ni lông và rắc lên mặt 1 ít muối. Sau đó buộc chặt túi nilon lại, ấn cho túi xì hết hơi.

- Bảo quản trong giấy bạc: Cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần dùng một tờ giấy bạc quấn chặt quanh củ gừng tươi rồi để nơi thoáng mát là được.

- Bảo quản bằng cát: Dùng 1 cái xô đổ đầy cát vào, rồi vùi gừng vào trong xô cát rồi đặt xô ở nơi thoáng mát.

Ngoài ra, bạn có thể dùng giấy bạc theo cách sau đây:

Trước tiên, đục lỗ trên túi giấy. Bạn có thể đục ở bất cứ chỗ nào, tuy nhiên tốt nhất bạn nên tập trung vào phần trên của túi giấy. Sau đó, gấp túi giấy lại vài lần và đục các hàng lỗ cách nhau chừng 2,5-3cm.

Cuối cùng, bỏ hành hoặc tỏi vào túi, dùng kẹp giấy kẹp miệng túi lại (bạn nên bỏ hành và tỏi vào các túi riêng và dán nhãn để dễ phân biệt sau này nhé).

Bằng cách này, bạn có thể giữ hành hoặc tỏi tươi lâu hơn vì các lỗ cung cấp sự lưu thông không khí tốt hơn. Tuy nhiên, nhớ đừng bỏ hành, tỏi đầy túi nhé.

Nếu muốn có kết quả tốt nhất, bạn nên chú ý đến ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm tại nơi cất giữ những túi giấy này.

Một số lưu ý:

- Không bảo quản hành tỏi trong tủ lạnh

- Tránh dùng túi nhựa kín gió

- Đừng bảo quản hành tỏi chung với khoai tây.

Theo Mộc/Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)