Tại cửa hàng cà phê trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, TP.HCM, nếu muốn mua cà phê tại quán, khách hàng phải đứng vào ô decal được dán sẵn, cách quầy và người bên cạnh 2 m, nhân viên sẽ treo ly cà phê trên cần câu đưa từ bên trong ra ngoài để bán cho khách.Anh Nhân, nhân viên tại quán cà phê, cho biết mô hình này được thực hiện từ khi có lệnh cấm người dân tụ tập và ngồi lại tại quán. Đây là ý tưởng được chủ góp nhặt từ mạng xã hội ở nước ngoài.Một khách người nước ngoài tò mò và hào hứng với loại hình này vì khá đặc biệt. Anh cho biết chưa từng thấy điều này ở bất kì đâu khi việc nhận món và trả tiền thông qua một cây cần câu.Tại một quán rau má trên đường Phan Xích Long cũng có cách tương tự, nhưng không phải một cái cần câu mà là một chiếc rổ được ghép cùng một ống nhựa dài.Với kích thước 2 m của ống nhựa, cửa hàng hoàn toàn đảm bảo được vấn đề an toàn tránh tiếp xúc giữa các nhân viên của cửa hàng với khách hàng.Việc nhận nước cũng trong phạm vi với khoảng cách giữa khách và quầy nước là 2 m. Nhân viên sẽ cho đặt ly nước vào chiếc rỗ được để sẵn, khách chỉ việc nhận và đi.Tại một quán cơm chay trên đường Nguyễn Chí Thanh (quận 11, TP.HCM), vốn khá đông đúc người dân đến mua vì cơm chỉ với giá 5.000 đồng. Nhưng để đảm bảo sức khỏe người nhà an toàn vệ sinh cho thức ăn, anh Trần Phước Hòa cho biết không cho khách bên ngoài đến gần tủ cơm tránh lây nhiễm dịch lên thức ăn.Anh Hòa cho biết mỗi người dân đến đây nếu chưa có khẩu trang anh sẽ phát miễn phí cho họ và nhắc nhở phải đeo khẩu trang thường xuyên khi đi ra đường.Quán cũng chuẩn bị sẵn một bồn nước trước cửa, anh Hòa cũng luôn dặn người dân đến mua cơm phải rửa tay kỹ trước khi nhận cơm.Một hình thức hạn chế người dân và các shipper tụ tập tại quán, ông Nguyễn Minh Quang (56 tuổi) chủ một quán cơm trên đường Ba Đình (quận 8) đã cho lắp đặt hệ thống loa ở các nhà chờ dành cho các tài xế công nghệ và gọi lần lượt từng người theo số thứ tự.
Tại cửa hàng cà phê trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, TP.HCM, nếu muốn mua cà phê tại quán, khách hàng phải đứng vào ô decal được dán sẵn, cách quầy và người bên cạnh 2 m, nhân viên sẽ treo ly cà phê trên cần câu đưa từ bên trong ra ngoài để bán cho khách.
Anh Nhân, nhân viên tại quán cà phê, cho biết mô hình này được thực hiện từ khi có lệnh cấm người dân tụ tập và ngồi lại tại quán. Đây là ý tưởng được chủ góp nhặt từ mạng xã hội ở nước ngoài.
Một khách người nước ngoài tò mò và hào hứng với loại hình này vì khá đặc biệt. Anh cho biết chưa từng thấy điều này ở bất kì đâu khi việc nhận món và trả tiền thông qua một cây cần câu.
Tại một quán rau má trên đường Phan Xích Long cũng có cách tương tự, nhưng không phải một cái cần câu mà là một chiếc rổ được ghép cùng một ống nhựa dài.
Với kích thước 2 m của ống nhựa, cửa hàng hoàn toàn đảm bảo được vấn đề an toàn tránh tiếp xúc giữa các nhân viên của cửa hàng với khách hàng.
Việc nhận nước cũng trong phạm vi với khoảng cách giữa khách và quầy nước là 2 m. Nhân viên sẽ cho đặt ly nước vào chiếc rỗ được để sẵn, khách chỉ việc nhận và đi.
Tại một quán cơm chay trên đường Nguyễn Chí Thanh (quận 11, TP.HCM), vốn khá đông đúc người dân đến mua vì cơm chỉ với giá 5.000 đồng. Nhưng để đảm bảo sức khỏe người nhà an toàn vệ sinh cho thức ăn, anh Trần Phước Hòa cho biết không cho khách bên ngoài đến gần tủ cơm tránh lây nhiễm dịch lên thức ăn.
Anh Hòa cho biết mỗi người dân đến đây nếu chưa có khẩu trang anh sẽ phát miễn phí cho họ và nhắc nhở phải đeo khẩu trang thường xuyên khi đi ra đường.
Quán cũng chuẩn bị sẵn một bồn nước trước cửa, anh Hòa cũng luôn dặn người dân đến mua cơm phải rửa tay kỹ trước khi nhận cơm.
Một hình thức hạn chế người dân và các shipper tụ tập tại quán, ông Nguyễn Minh Quang (56 tuổi) chủ một quán cơm trên đường Ba Đình (quận 8) đã cho lắp đặt hệ thống loa ở các nhà chờ dành cho các tài xế công nghệ và gọi lần lượt từng người theo số thứ tự.