Túi tiền của bầu Đức đã bốc hơi khủng thế nào?

Google News

(Kiến Thức) - Cùng với thông tin Hoàng Anh Gia Lai lỗ nặng thì từ cuối năm 2015, đầu năm 2016, bầu Đức cũng phải chi các khoản thế chấp trăm tỷ cho ngân hàng.

Từ đầu tháng 3/2016, nhiều thông tin về tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai lỗ nặng khiến dư luận quan tâm. Mặc dù theo báo cáo tài chính quý IV/2015, hoạt động kinh doanh của Hoàng Anh Gia Lai đã có bước khởi sắc, tuy nhiên, ở một số lĩnh vực như khai khoáng, tập đoàn thua lỗ hàng trăm tỷ. Từ cuối năm 2015, đầu năm 2016, tập đoàn của bầu Đức liên tiếp gặp vận đen.
Tui tien cua bau Duc da boc hoi khung the nao?
Đại gia Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức). 
Bầu Đức chi 133 tỷ đồng thế chấp vay ngân hàng
Theo báo cáo tài chính quý IV và cả năm 2015, công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico (HNG) lỗ 113 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cả năm 2015 của HAGL Agrico chỉ còn 1,5 tỷ đồng (mặc dù con số này vẫn tăng trên 21% so với năm 2014). Công ty mẹ HAGL lỗ 589 tỷ đồng. Áp lực tài chính đối với tập đoàn đến từ nhiều yếu tố, trong đó có chi phí lãi vay, giá vốn bán hàng “phình to. Trong đó, vay nợ tài chính dài hạn của HNG bao gồm 4.690 tỷ đồng vay dài hạn ngân hàng, 2.000 tỷ trái phiếu kèm chứng quyền và 3.750 tỷ vay bên liên quan. Trong năm 2015, nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng khác đã rót thêm cho HAGL gần 9.000 tỷ đồng thông qua các khoản vay/trái phiếu ngắn và dài hạn.
Các ngân hàng cho HNG vay dài hạn bao gồm: BIDV chi nhánh Bình Định (1.244 tỷ đồng), BIDV chi nhánh Gia Lai (1.091 tỷ đồng), Sacombank chi nhánh Đà Nẵng (262 tỷ đồng), Sacombank chi nhánh Thủ Đức (250 tỷ đồng), ACB chi nhánh Gia Lai (178,5 tỷ đồng)..
Đáng chú ý là khoản vay 262 tỷ đồng tại Sacombank - chi nhánh Đà Nẵng, bầu Đức đã sử dụng 16 triệu cổ phiếu HAG thuộc sở hữu cá nhân để thế chấp. Tính đến phiên giao dịch ngày 15/3, cổ phiếu HAG có thị giá 8.300 đồng/cổ phiếu thì 16 triệu cổ phiếu thế chấp có giá trị gần 133 tỷ đồng.
Bầu Đức lỗ 396 tỷ đồng vì khoáng sản
Trong công bố tài chính hợp nhất quý IV/2015, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) báo lỗ 588,9 tỷ đồng, trong đó, công ty mẹ lỗ 566,3 tỷ đồng. Dù được ghi nhận mức doanh thu thuần có tăng gấp đôi so với năm 2014, song áp lực tài chính khi thanh lý ngành khai khoáng và chi phí lãi vay tăng, cùng nhiều yếu tố khác trong kinh doanh nên HAG chỉ còn lãi ròng 574 tỷ đồng, giảm 58% so với mức 1.382 tỷ đồng của năm 2014.
HALG cho biết mức lỗ khi thanh lý ngành khoáng sản của HAGL là 396 tỷ đồng và tập đoàn cũng đã đóng cửa các mỏ khai khoáng, xóa sổ các khoản đầu tư thiết bị hạ tầng ngành khai khoáng và khoản lỗ trong quý IV/2015 của tập đoàn.
Tui tien cua bau Duc da boc hoi khung the nao?-Hinh-2
HAGL đóng cửa các mỏ, xóa sổ các khoản đầu tư thiết bị hạ tầng ngành khai khoáng. Ảnh: ANTTHAGL đóng cửa các mỏ, xóa sổ các khoản đầu tư thiết bị hạ tầng ngành khai khoáng. Ảnh: AN 
Cổ phiếu HAG xuống đáy, bầu Đức mất trắng hơn 4.000 tỷ đồng
Đầu năm 2016, phiên giao dịch 20/1 đánh dấu điểm đáy mới của cổ phiếu HAG khi giá chỉ còn 9.000 đồng/cổ phiếu. Đây là mức thấp nhất kể từ khi Hoàng Anh Gia Lai niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2008. Cổ phiếu xuống thấp kỷ lục khiến tài sản chứng khoán của đại gia Đoàn Nguyên Đức mất thêm 487 tỷ, xuống còn 3.129 tỷ đồng sau 12 phiên giao dịch. So với khối tài sản đầu năm 2015 là 7.575 tỷ đồng, tài sản của Bầu Đức đã "bốc hơi" khoảng 4.446 tỷ đồng.
Trước đó, cuối tháng 12/2015, HAGL chịu nhiều tin đồn ác ý liên quan tới các khoản nợ ngàn tỷ của doanh nghiệp này. Tin đồn HAGL sắp vỡ nợ là một trong các lý do khiến cổ phiếu HAG có những lúc tuột dốc khá nhanh, xuống 11.300 đồng/cổ phiếu. So với cùng thời điểm năm 2014, tài sản trên sàn chứng khoán của bầu Đức sụt giảm mạnh hơn 3.600 tỷ đồng. Số tiền quá lớn đã bốc hơi khỏi túi tiền của đại gia Đức chỉ vì đòn đau tin đồn.
Ông chủ của Hoàng Anh Gia Lai đã phải lên tiếng phủ nhận tin đồn vỡ nợ. Trên thực tế, theo báo cáo tài chính quý IV/2015, hoạt động kinh doanh của HAGL đã khởi sắc nhờ doanh thu từ sản phẩm thịt bò và đưa khu hợp HAGL Myanmar Center vào hoạt động.
Thu về nghìn tỷ, tiêu hết trong chưa đầy hai tháng
Thu về hơn 1.600 tỷ đồng nhờ 59 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho hai công ty Công ty TNHH Đầu tư cao su Cường Thịnh (27,5 triệu cổ phiếu) và Công ty TNHH Đầu tư Cao su An Thịnh (31,5 triệu cổ phiếu) vào tháng 2/2016, nhưng ngay lập tức, bầu Đức dốc tiền tiêu chớp nhoáng vào thương vụ mua bán khó hiểu khác.
Theo đó, đầu tháng 3/2016, HAGL Agrico của Bầu Đức đã dùng hơn 1.600 tỷ đồng vừa thu về để mua lại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Cao su Đông Dương từ Công ty TNHH Đầu tư Cao su Cường Thịnh và Công ty TNHH Đầu tư Cao su An Thịnh.
Tổng giá trị của thương vụ này là 1.650 tỷ đồng, gần bằng số tiền mà HAGL Agrico vừa nhận được vào tháng 2/2016 khi bán cổ phiếu.
Mặc dù nhiều người lo ngại và cảm thấy thương vụ dốc tiền này của bầu Đức khá lạ lùng, song các chuyên gia kinh tế cho rằng, có thể đây là cái bắt tay có dự liệu trước giữa các ông chủ của An Thịnh và Cường Thịnh với bầu Đức. Thực tế, công ty HAGL Agrico của bầu Đức thâu tóm 100% cổ phần Cao su Đông Dương, đổi lại, Cao su An Thịnh và Cường Thịnh nắm tương ứng 4,11% và 3,58% cổ phần của HAGL Agrico. 
Ngọc Linh (tổng hợp)

Bình luận(0)