Có một loại người còn nguy hiểm hơn tiểu nhân và ác nhân

Google News

Trên đời này, có một kiểu người còn nguy hiểm hơn tiểu nhân và ác nhân, đừng để mắc vào. Đó chính là “vô minh”.

Trong Phật giáo, vô minh mang ý nghĩa của sự lầm lẫn, thiếu sáng suốt, tức là không nhìn thấy bản chất của mọi vật thể, tức phương thức hiện hữu đích thật của con người và mọi hiện tượng.
“Vô minh” chính là điều rất khủng khiếp hơn cả ác nhân và tiểu nhân. Nó khiến người ta không nhận ra được sai lầm, thậm chí tin rằng mình là đúng, không nghe khuyên nhủ của người khác, mà làm theo vọng tưởng của mình.
 
Hãy đọc qua câu chuyện này:
"Có một anh thương gia cưới một người vợ xinh đẹp. Họ sống với nhau và sinh ra một bé trai kháu khỉnh. Nhưng người vợ lại ngã bịnh và mất sau đó, người chồng bất hạnh dồn tất cả tình thương vào đứa con. Đứa bé trở thành nguồn vui và hạnh phúc duy nhất của anh. Một hôm, vì việc buôn bán anh phải rời khỏi nhà, có một bọn cướp kéo đến đốt phá và cướp sạch cả làng, bắt cả đứa con của anh mang đi, lúc ấy đứa bé mới lên năm tuổi. Khi trở về, trước cảnh tang thương và điêu tàn, anh thương gia đau khổ vô ngần. Lúc bới những đống vật liệu cháy dở còn ngổn ngang ở nền nhà, anh tìm thấy xác một đứa bé cháy đen. Ngỡ là xác của con mình, anh bứt tóc, đấm ngược than khóc thật thảm thương và không sao nguôi ngoa được. Sau đó anh đem xác đứa bé đi hỏa táng rồi lấy một ít tro gói vào một mảnh lụa quý. Anh đeo gói tro ấy vào người, dù đang làm việc, đang ăn hay đang ngủ anh cũng không rời gói lụa. Thỉnh thoảng anh vẫn ngồi yên một mình để nhớ và thương con, và mỗi lần như thế anh lại khóc thật lâu.
Một thời gian sau, một hôm đứa bé trốn thoát được bọn cướp, tìm đường lần mò về làng. Đứa bé tìm được căn nhà mới của cha mình thì lúc ấy đã nữa đêm, nó đập cửa liên hồi. Trong nhà, người cha đang nằm khóc trên giường, gói tro đặt bên cạnh, liền cất tiếng hỏi :
Ai đấy ?
Đứa bé đáp lại : Con đây, cha ơi, con của cha đây, mở cửa cho con với !
Trong lúc đang lo buồn và hoang mang, người cha lại ngỡ rằng có kẻ nào muốn trêu chọc, chế nhạo cảnh khổ đau của mình, liền giận dữ và hét to lên :
Hãy cút đi, cứ để yên cho ta !
Và rồi anh ta lại tiếp tục khóc, đứa con vẫn tiếp tục đập cửa. Nhưng người cha nhất định cho rằng đấy không phải là con mình, vì bên cạnh con mình đang nằm yên trong cái bọc lụa quý. Đứa bé thất vọng, đau khổ và bỏ đi. Từ đó hai cha con không còn gặp lại nhau nữa".
Như vậy, vô minh không phải là một sự kiện thiếu hiểu biết, mà là một sự hiểu biết sai lạc và lầm lẫn, như trường hợp người cha đoan chắc tro của con mình đang được gói trong cái bọc lụa quý. Sự hiểu biết sai lạc hay vô minh chính là nguồn gốc của khổ đau. Ta hãy lấy một thí dụ trong cuộc sống thường nhật, chẳng hạn một số người có trí thông minh khác thường, chẳng những trí thông minh ấy không giúp gì được cho họ, lại còn làm cho họ điêu đứng hơn. Không hẳn sự thiếu hiểu biết gây ra khổ đau, nhưng chính trí thông minh sai lạc đã giữ vai trò trực tiếp. Kinh sách gọi trí thông minh sai lạc là tà kiến.
Theo Huyền Trang/PNTD

>> xem thêm

Bình luận(0)