Báo chí Việt Nam đã vô tình “mắc bẫy” tuyên tuyền về Hoa Ưu Đàm vì đây là thông tin sai sự thật. Thực chất cái gọi là Hoa Ưu Đàm đang được đồn thổi đó là “Trứng côn trùng”, nhưng phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng như Bộ VHTT&DL, các đơn vị liên quan đến văn hóa tín ngưỡng, những nhà nghiên cứu lớn, các báo chí lớn chưa đính chính về thông tin này?
Do vậy dư luận về Hoa Ưu đàm là sự kiện rất đáng “Báo động”. Vì sao có cậu chuyện về Hoa Ưu Đàm và ảnh hưởng của nó tới đâu? Bạn đọc cùng tham khảo bài viết.
1. Báo chí Việt Nam tiếp tục tuyên truyền về hoa Ưu Đàm
Cho đến nay rất nhiều báo chí chính thống Việt Nam (congan.com.vn, tuoitre.vn, vanhien.vn, Vietnam.net,….) cũng như các trang web của Pháp Luân Công bằng tiếng Việt vẫn đang tiếp tục tạo ra dư luận và chạy theo dư luận mạng xã hội chia sẻ, đăng bài về Hoa Ưu Đàm một biểu tượng văn hóa tín ngưỡng mang tính biểu ước của Phật giáo.
Tuy nhiên các thông tin đăng tải là chưa hoàn toàn chính xác, điều đó ảnh hưởng lớn đến sự hiểu biết của tín đồ Phật Giáo đối với hình ảnh Hoa Ưu Đàm của Phật Giáo.
Sự kiện về Hoa Ưu Đàm đã dậy sóng dư luận trong suốt mười năm qua mà chưa có một phát biểu đầy đủ làm rõ vấn đề này. Bài báo này sẽ trình bày rõ các nội dung liên quan đến vấn đề Hoa Ưu Đàm.
2. Giáo sư Trịnh Tam Kiệt “giả định” sinh vật lạ được đồn thổi là Hoa Ưu Đàm có thể là nấm nhầy nấm mốc
Một số bài báo vẫn còn hoài nghi chưa biết Hoa Ưu Đàm của Phật Giáo là như thế nào, một số bài báo dẫn thông tin từ ý kiến của GS.TSKH Trịnh Tam Kiệt (phòng Công nghệ và giống gốc nấm, Viện vi sinh vật và công nghệ sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay. GS.Trịnh Tam Kiệt “giả định” đó là nấm nhầy, nấm mốc.
Chúng tôi khẳng định thông tin từ GS.TSKH Trịnh Tam Kiệt là chưa chính xác vì cơ sở mà GS.Trịnh Tam Kiệt đưa ra là dựa trên nhưng so sánh về mặt đặc điểm giống nhau về “môi trường hình thành”.
Các nghiên cứu của GS.Trịnh Tam Kiệt chưa mang phạm vi rộng chưa nghiên cứu so sánh hàng nghìn mẫu, mà chỉ một hai mẫu, cũng như nghiên cứu ở mức độ soi trên kính hiển vi; chưa xuất phát từ nơi phát tác ra thông tin sinh vật lạ là Hoa Ưu Đàm, chưa nói về nguồn gốc xuất sứ của Hoa Ưu Đàm của Phật Giáo, chưa nói đến vì sao sinh vật lạ được đồn thổi về Hoa Ưu Đàm, chưa nghiên cứu một lĩnh vực khác liên quan đến là “Côn Trùng Học”…
Chúng tôi khẳng định rằng, Tổ chức Pháp Luân Công đưa ra thông tin sinh vật lạ là Hoa Ưu Đàm thực chất nó “trứng của một loại côn trùng” và kết luận cuối cùng khẳng định rằng, Hoa Ưu Đàm của Phật Giáo chính là quả Sung, hình ảnh “Hoa Ưu Đàm nở” chỉ là một hình tượng ví von “Quả Sung nở hoa” giống như ví von của ca dao tục ngữ Việt Nam trong bài “Bao giờ cho Chuối có cành”:
“Bao giờ cho chuối có cành
Cho Sung có nụ, cho hành có hoa
Bao giờ trạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta”
Nguồn của bài ca dao trên:
1.Mã Giang Lân, Tục ngữ và ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999 (tái bản lần thứ 5)
2. Phan Hách, Ca dao trữ tình Việt Nam, NXB Hải Phòng, 2006
3. Tổ chức Pháp Luân Công xuyên tạc kinh Phật tự bịa sinh vật lạ là Hoa Ưu Đàm theo kinh Phật Giáo
Một ví dụ về sự xuyên tạc kinh Phật Giáo về Hoa Ưu Đàm tại trang Tinh Hoa. Net tiêu đề “Phật Thích Ca kể về Hoa Ưu Đàm báo hiệu Đức Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân” tại đây:
http://tinhhoa.net/phat-thich-ca-ke-ve-hoa-uu-dam-bao-hieu-duc-chuyen-luan-thanh-vuong-ha-the-do-nhan.html
Nội dung như sau:
Trích: “Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng, khi Ưu Đàm Bà La hoa khai nở, là lúc Đức Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân.
Vào 2.500 năm trước, sau khi tu luyện khai ngộ, Phật Thích Ca Mâu Ni bắt đầu hồng truyền Phật Pháp. Do điều Thích Ca Mâu Ni truyền là Chính Pháp, nên Phật Pháp của ông càng ngày càng hưng thịnh, Bà La Môn giáo khi ấy vốn đã bắt đầu suy bại thì ngày càng biến dị, cuối cùng biến thành tà giáo. Theo đó, người của Bà La Môn giáo không ngừng tìm cách phá hoại việc truyền Pháp của Đức Thích Ca.
|
(Những đốm trắng li ty trong hình ảnh tượng Phật này Tổ chức Pháp Luân Công cho rằng đó là Hoa Ưu Đàm báo hiệu Lý Hồng Chí là Phật) |
Một lần nọ, khi Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Pháp tại tịnh xá Chi Viên, người của Bà La Môn giáo một lần nữa làm loạn. Họ giả trang thành tín đồ đến nghe Pháp, trong khi đang nghe thì ngất xỉu hoặc làm ra các hiện tượng kỳ quái, khiến chính tín các đệ tử Phật môn dao động.
Phật Thích Ca Mâu Ni khi ấy đang trực tiếp giảng Pháp cho rất nhiều đệ tử, Ngài bảo rằng khi Ngài còn tại thế thì tín đồ các tôn giáo khác và ma quỷ không thể làm gì để phá hoại Pháp này, nhưng tương lai thì rất khó nói.
Phật Thích Ca Mâu Ni lại nói: “Các con ở đây tất cả đều biết một truyền thuyết được lưu truyền từ rất lâu, đó chính là Pháp Luân Thánh Vương sẽ hạ thế độ nhân trong tương lai, Pháp Luân Thánh Vương có năng lực vô cùng vĩ đại,… Đến lúc ấy, rất nhiều người trong các con sẽ đắc được Đại Pháp vạn pháp quy nhất ấy! Đến lúc ấy, các con sẽ biết mình may mắn như thế nào. Đến lúc ấy, rất nhiều chư Thần từ thiên thượng sẽ xuống nghe Pháp, chúng Thần hiện nay đều trông ngóng ngày đó sẽ tới”.
Sau đó trong một lần Pháp hội (lần Pháp hội này được mở tại một nơi rất rộng ở trên núi), khi ấy mười đại đệ tử của Phật Tổ đều có mặt, còn có rất nhiều đệ tử khác, chỉ nghe thấy Liên Hoa Sắc hỏi Phật Thích Ca Mâu Ni: “Thế tôn, Ngài nói tương lai sẽ có Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế truyền Pháp, người ở các nơi khác không biết thì làm thế nào đây?”
Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Khi Hoa Ưu Đàm Bà La nở rộ khắp nơi thì đó chính là dấu hiệu báo rằng Thánh Vương đã tới; sau khi đắc Pháp, các con nhất định phải trân quý!”
“Loài hoa này không phải là hoa ở nhân gian, mà là loài hoa mang điềm lành theo cùng Chuyển Luân Thánh Vương. Các vị Phật khác nhau đều có biểu tượng khác nhau, biểu tượng này là một loại điềm lành, báo trước vị tôn Phật này sẽ tới truyền Pháp, giáo hóa chúng sinh. Loài hoa này tại nhân gian 3.000 năm mới nở một lần, nhưng ở không gian khác, phải cần thời gian lâu hơn mới có thể khai nở. Cho dù ở đâu, gặp được Chuyển Luân Thánh Vương đều là sự tình phi thường thù thắng!”
“Với những người khéo tích lũy thiện căn trong các con, ta sẽ đi theo bảo hộ các con, tới khi các con gặp được Thánh Vương mới thôi”.
Lúc này từ không trung mưa rơi lất phất, Phật Thích Ca Mâu Ni nói loài hoa này thân nhỏ như mưa bụi, hoa nở rất bé. Tuy nhìn rất mỏng manh, nhưng không đâu là không thể khai nở.” Hết trích.
Nghe đến Phật Thích Ca Mâu Ni, nhìn thấy hình ảnh tượng Phật đẹp thì rõ ràng tín đồ Phật Giáo đều dễ dàng tin những tuyên truyền như trên là thật. Đặc biệt niềm tin càng được khẳng định khi có hàng chục nghìn bài báo đăng tải trên các trang truyền bá Tổ chức Pháp Luân Công với nội dung tương tự, cũng như hàng nghìn bài báo đăng tải trên hàng trăm trang web được cấp phép tại Việt Nam chúng tôi không thể liệt kê hết mà chưa có khẳng định làm rõ từ cá nhân uy tín, bạn đọc có thể kiểm chứng trên internet.
Nhưu trên ta thấy rằng bài báo ám chỉ rằng Phật Thích Ca tiên tri cho một vị đang là Chuyển Luân Thánh Vương và không ai xa lạ vị này chính là ông Lý Hồng Chí người sáng lập Tổ chức Pháp Luân Công?. Điều đáng nói một mặt Lý Hồng Chí ra rả rằng kinh sách Phật Giáo đã bị xuyên tạc, lời của Phật Thích Ca nói cho nhân loại ngày nay không ai hiểu nên ông ta phải nói lời khác, thuyết pháp khác.
Vậy tại sao Tổ chức Pháp Luân Công cũng như Lý Hồng Chí luôn sử dụng kinh Phật, lời Phật để lồng ghép vào trong các trang quảng cáo của Tổ chức Pháp Luân Công, cũng như bài giảng kinh văn của Lý Hồng Chí, chưa nói đến các thông tin tương tự như trên hoàn toàn là không có kiểm chứng (nghĩa là bịa đặt), bài báo trên là một ví dụ cho việc Tổ chức Pháp Luân Công xuyên tạc kinh sách Phật Giáo, xuyên tạc lời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Riêng về Hoa Ưu Đàm nội dung mà các bài báo của Tổ chức Pháp Luân Công nói đến có “thân nhỏ như mưa bụi, hoa nở rất bé” được lấy từ kinh điển nào của Phật Giáo? Rõ ràng bài viết không chỉ ra được cơ sở bất cứ quyển kinh nào của Phật Giáo để khẳng định rằng loài sinh vật lạ trên là Hoa Ưu Đàm, càng minh chứng thêm cho điều này.
4. Căn cứ vào đâu để khẳng định loài sinh vật lạ trên là Hoa Ưu Đàm?
Cùng tìm hiểu bài viết với tiêu đề “Trứng côn trùng hay loài hoa Ưu Đàm huyền thoại?” một trang của Tổ chức Pháp Luân Công: http://mb.dkn.tv/doi-song/trung-con-trung-hay-loai-hoa-uu-dam-huyen-thoai.html
Nhìn vào tiêu đề bài báo ta thấy, tại thời điểm xuất hiện bài báo trên chắc chắn đã có thông tin rằng hoa Ưu Đàm mà các báo của này cung cấp là trứng côn trùng do vậy mới có một bài báo mang tính cải chính về việc này, bài báo muốn khẳng định rằng hoa Ưu Đàm mà họ đồn thổi là thật.
Vậy làm thế nào để họ khẳng định được hình ảnh hoa Ưu Đàm họ cung cấp là hoa Ưu Đàm thật?
Thứ nhất, bài báo đã sử dụng kỹ thuật photoshop, vì trước hết phải khẳng định hình ảnh đâu tiên trong bài báo đó là hình ảnh photoshop, cụ thể là hình ảnh sau:
|
(Nguồn http://mb.dkn.tv/doi-song/trung-con-trung-hay-loai-hoa-uu-dam-huyen-thoai.html) |
Hình ảnh trên là photoshop vì nó khác căn bản với toàn bộ các hình ảnh được cho là Hoa Ưu Đàm khác của chính trang này cung cấp. Ví dụ so sánh hình ảnh trên với hình ảnh sau:
|
(Nguồn: http://www.dkn.tv/trong-nuoc/hoa-uu-dam-loai-hoa-phat-3000-nam-xuat-hien-mot-lan-no-ro-tai-sai-gon.html) |
Hai hình ảnh căn bản là khác nhau ở một số điểm là: Hoa đơn không thể biến thành hoa chùm, hình ảnh hoa một cuống không thể có chuyện phô tô lên biến thành nhiều cuống, và hoa hình chuông không thể biến thành hoa hình rổ. Do vậy nên việc photoshop này là một bằng chứng tiếp tục làm rõ sự lừa đảo, xuyên tạc hoa ưu đàm của Phật Giáo.
Việc sử dụng kỹ thuật photoshop tạo ra hình ảnh đẹp sẽ dễ được sự chấp nhận với hình ảnh tương xứng của Hoa Ưu Đàm thật “Thiên cổ kỳ Hoa 3000 mới nở một lần”, vì bạn đọc căn bản là không biết được sự thật thì sẽ dễ dàng chấp nhận.
Thứ hai, bài báo đoạn cuối khẳng định hoa Ưu Đàm do họ cung cấp là Hoa Ưu Đàm thật dựa trên căn cứ vào kinh Phật Giáo như sau:
Trích: “Trong ‘Pháp Hoa Văn Cú – Quyển Bốn Thượng’ có ghi: “Ưu Đàm Bà La Hoa, báo hiệu điềm lành, 3000 năm mới nở một lần, cũng là lúc Kim Luân Thánh Vương xuất hiện”.
Trong ‘Huệ Lâm Âm Nghĩa – quyển tám’ của nhà Phật viết: “Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra; đây là một loại hoa của Trời, thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Đức Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện nơi thế giới con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại đức và đại ân của Ngài”.
Trong cuốn ‘Kinh Kim Cương’ được bảo tồn trong miếu tự tại Hàn Quốc cũng dự ngôn ghi lại: “Khi Hoa Ưu Đàm Bà La khai nở, cũng là lúc Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện… Loài hoa này xuất hiện báo hiệu Chuyển Luân Thánh Vương đã hạ thế xuống nhân gian truyền Pháp độ nhân”.
http://mb.dkn.tv/doi-song/trung-con-trung-hay-loai-hoa-uu-dam-huyen-thoai.html
Chúng ta đọc lội dung trên thì rõ ràng là riêng các thông tin trên do chính bài báo cung cấp còn chẳng nói rõ hoa Ưu Đàm có hình dáng màu sắc kích thước như thế nào.
Xét hàng nghìn bài báo khác về Hoa Ưu Đàm do này cung cấp cũng có đặc điểm trên, như vậy rõ ràng là Tổ chức Pháp Luân Công đã không chỉ ra được quyển kinh Phật nào, Phật Thích Ca Mâu Ni nói về hoa Ưu Đàm có màu sắc hình dáng kích thước như cái gọi là Hoa Ưu Đàm của này tuyên truyền.
Một số bài báo của Pháp Luân Công cho rằng hình ảnh mà tổ chức này cung cấp vì cái gọi là Hoa đó giữ được nửa năm mà không hỏng. Về bản chất nó là vỏ trứng, trứng đã nở rồi thì cái võ trứng có thể giữ được rất lâu. Các chi tiết có hương thơm, hào quang… đều là bịa đặt cả.
5. Ảnh hưởng quảng cáo về Hoa Ưu Đàm
Có hàng chục nghìn bài báo, hàng nghìn video của Tổ chức Pháp Luân Công cung cấp tuyên truyền sinh vật lạ trên là Hoa Ưu Đàm để nhằm khẳng định Phật Giáo đã mạt và Lý Hồng Chí chính là Phật, là Chuyển Luân Thánh Vương ra đời. Một số video có số lượng xem rất lớn.
Chưa kể hàng nghìn videos hàng chục nghìn bài viết khác về Hoa Ưu Đàm theo tuyên truyền của Tổ chức Pháp Luân Công đăng tải trên các trang mạng internet do vậy chắc chắn ảnh hưởng bởi các tuyên truyền Tổ chức Pháp Luân Công về Hoa Ưu Đàm và Lý Hồng Chí là Phật là rất lớn.
Suốt mười năm qua lượng các bài viết trên các trang báo chí chính thống về loại sinh vật lạ được cho là Hoa Ưu Đàm (của Tổ chức Pháp Luân Công) liên tục được đăng, do vậy khẳng định rằng ảnh hưởng tuyên truyền về Hoa Ưu Đàm của Tổ chức Pháp Luân Công là cực kỳ lớn trong xã hội. Qua tìm hiểu được biết phần lớn tín đồ Phật Giáo bỏ Phật Giáo theo Tổ chức Pháp Luân Công đều vì mồi nhử là loại Hoa Ưu Đàm này.
Tìm từ khóa Hoa Ưu Đàm trên google đã có 2,3 triệu kết quả. Điều đó khẳng định ảnh hưởng truyền thông của Tổ chức Pháp Luân Công về Hoa Ưu Đảm giả là khủng khiếp đến mức độ nào.
Do vậy sự thật về việc Tổ chức Pháp Luân Công xuyên tạc kinh Phật để bịa đặt sinh vật lạ là Hoa Ưu Đàm cần phải phơi bày để nhân dân cũng như Phật Tử biết về sự thật này.
6. Hoa Ưu Đàm của Tổ chức Pháp Luân Công là trứng chuồn chuồn cỏ
Chứng tôi đã so sánh hàng trăm nghìn bức ảnh Hoa Ưu Đàm suốt hiện trên mạng với trứng côn trùng, vỏ trứng côn trùng do một số nhà khoa học, một số trường đại học, một số videos do các nhà nghiên cứu côn trùng học cung cấp cung cấp và kết luận rằng Hoa Ưu Đàm do Tổ chức Pháp Luân Công cung cấp thực chất trứng côn trùng. Bạn đọc có thể tham khảo hình ảnh, videos các nghiên cứu về hình ảnh được cho là Hoa Ưu Đàm trên một số link sau đây:
Hình ảnh trứng côn trùng được công bố bởi một tác giả Susan Leach Snyder người chuyên nghiên cứu về “Khoa học trái đất”
http://www.susanleachsnyder.com/GopherTortoisePreserve/InsectOrderNeuroptera.html
Hình ảnh trứng côn trùng trên trang của Đại học Ohio Mỹ.
Nguồn: https://ohioline.osu.edu/factsheet/ent-72
Một số nghiên cứu của những nhà côn trùng học về cái được các trang web của Tổ chức Pháp Luân Công cho là Hoa Ưu đàm:
https://www.youtube.com/watch?v=WxCo69KiUOA
https://www.youtube.com/watch?v=X4gDqQAMol8
https://www.youtube.com/watch?v=APfBA32EsPw
(Hình ảnh trứng côn trùng chui ra khỏi vỏ trứng từ video trên)
Sau đây là hình ảnh Hoa Ưu Đàm suốt phát từ một số trang của Tổ chức Pháp Luân Công.
(Hình ảnh Hoa Ưu Đàm từ báo Chanhkien.org của Tổ chức Pháp Luân Công nguồn http://chanhkien.org/2013/09/hoa-uu-dam-no-ro-o-yen-dai-tinh-son-dong-anh.html).
(Hình ảnh Hoa Ưu Đàm từ báo Đại Kỷ Nguyên của Tổ chức Pháp Luân Công, http://www.dkn.tv/trong-nuoc/hoa-uu-dam-loai-hoa-phat-3000-nam-xuat-hien-mot-lan-no-ro-tai-sai-gon.html).
(Hình ảnh Hoa Ưu Đàm từ trang chính nội bộ của Tổ chức Pháp Luân Công, trang minhhui.org http://en.minghui.org/emh/articles/2007/8/18/88700.html)
(Hình ảnh trứng côn trùng mọc trên tượng Phật được Tổ chức Pháp Luân Công đồn thổi là Hoa Ưu Đàm)
Hình ảnh sau đây Tổ chức Pháp Luân Công sử dụng kỹ thuật Photopshop để cho rằng sinh vật lạ là Hoa Ưu Đàm nhằm tăng thêm tính thần bí cho những thông tin bản thân họ đồn thổi, sự thật đã được vạch ra ở trên.
(Hình ảnh Hoa Ưu Đàm giả được photoshop bởi trang web epochtimes.com của Tổ chức Pháp Luân Công)
Một số nghiên cứu khoa học công bố trên các trang web uy tín khẳng định rằng loài sinh vật lạ đồn thổi là Hoa Ưu Đàm thực chất là trứngcôn trùng.
http://www.bolununsesi.com/icerik/haber.asp?id=18289.
http://www.top-news.top/news-12156105.html.
Qua các nghiên cứu trên chứng tỏ rằng sinh vật lạ được đồn thổi là “Hoa Ưu Đàm” là “Trứng Côn Trùng”.
7. Hoa Ưu Đàm của Phật Giáo là quả Sung
Chúng tôi xin khẳng định Hoa Ưu Đàm của Phật Giáo thực chất là quả Sung. Hoa Ưu Đàm nở thì ví như quả Sung nở ra chỉ là một biểu tượng văn hóa tâm linh của Phật Giáo nói về sự hiếm để có một vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện nơi đời.
Tổ chức Pháp Luân Công đang ảnh hưởng thật sự nghiêm trọng đến Phật Giáo. Trước tiên nó ảnh hưởng đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức của rất nhiều người dân về tất cả các hình ảnh xấu trong phật giáo, kinh sách phật giáo, và họ đang tuyên truyền sao cho người dân sẽ nghĩ rằng Tổ chức Pháp Luân Công là đẹp nhất của Phật Pháp, Tổ chức Pháp Luân Công là Phật Pháp.....
Mặc dù một số bài viết trên báo giáo hội phật giáo đã phản ánh được nhiều nội dung xuyên tạc của Tổ chức Pháp Luân Công nhưng báo giáo hội phật giáo có phạm vi nhỏ.
Về tín đồ phật giáo không có khả năng truyền đạo, không làm công việc truyền đạo như tín đồ Tổ chức Pháp Luân Công, cũng không quan tâm đến các vấn đề xuyên tạc của Tổ chức Pháp Luân Công thậm chí còn đang ủng hộ Tổ chức Pháp Luân Công, Tổ chức Pháp Luân Công có các chương trình đào tạo để “Hồng Pháp” và truyền đạo. Đơn giản bất cứ tín đồ Tổ chức Pháp Luân Công nào cũng đi truyền đạo, mỗi tín đồ Tổ chức Pháp Luân Công sẽ lập nhiều nick mạng xã hội mỗi nick kết bạn khoảng gần 5000 người và tiếp tục chia sẻ quảng bá Tổ chức Pháp Luân Công.
Chưa kể việc phát triển Tổ chức Pháp Luân Công ngoài xã hội mở điểm luyện công, truyền đạo tại các điểm luyện công tập thể. Vì vậy sự phát triển của Tổ chức Pháp Luân Công theo mô hình đa cấp.
Hoa Ưu Đàm là bằng chứng rõ ràng và ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của Tổ chức Pháp Luân Công, một thủ đoạn được dùng liên tục mười năm qua, hàng nghìn bài báo đã ra lò. Sự kiện này sẽ thực hiện được ý đồ của Tổ chức Pháp Luân Công là thâm nhập “Cải đạo tín đồ Phật Giáo”. Các báo chí chính thống vẫn tiếp tục truyền bá về Hoa Ưu Đàm sẽ tạo niềm tin cho hàng triệu người rằng những gì mà Tổ chức Pháp Luân Công tuyên truyền đó là Hoa Ưu Đàm thật. Từ đó các luận điệu của Tổ chức Pháp Luân Công để suy tôn Lý Hồng Chí lên làm Phật sẽ dễ dàng được chấp nhận.
Sự thật thì Hoa Ưu Đàm là một biểu tượng tâm linh của Phật Giáo. Đã bị xuyên tạc mười năm nay mà chưa có một đính chính chính thống từ giáo hội Phật Giáo. Do vậy đã đến lúc Phật Giáo phải mời một bên về Văn Hóa làm phóng sự truyền hình về về vấn đề này. Vì đây là vấn đề đã mang tính văn hóa và ảnh hưởng trên phạm vi rộng và lâu dài
Các nhà sư danh tiếng như Trưởng Lão Thích Minh Châu, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, thiền sư Đạo Nguyên đều khẳng định Hoa Ưu Đàm trong Phật Giáo là quả Sung.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_Ưu_Äà m
Tại đây có rất nhiều dẫn chứng Hoa Ưu Đàm là quả sung.
Cả cây, hoa và quả của sung đều được gọi là udumbara (tiếng Phạn, tiếng Pali; tiếng Devanagari: उडुम्बर tức hoa đàm hay ưu đàm hoa) trong Phật giáo (xem: McCullough, Helen Craig; Murasaki Shikibu (1994). Genji and Heike: Selections from The Tale of Genji and The Tale of the Heike. Stanford University Press. tr. 94. ISBN 0-8047-2258-7.) Udumbara cũng có thể dùng để chỉ hoa Ni la ưu đàm bát la (Nila udumbara). Hoa ưu đàm xuất hiện trong các chương 2 và 27 của Diệu pháp liên hoa kinh, một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất. Từ trong tiếng Nhật udonge (優曇華, ưu đàm hoa) được thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (1200-1253) sử dụng để nói tới hoa của cây ưu đàm hoa trong chương 68 của Chính pháp nhãn tạng (正法眼藏, shōbōgenzō). Đạo Nguyên đặt khung cảnh của hoa ưu đàm trong hoa thuyết pháp được Thích-ca Mâu-ni đặt trên đỉnh Linh Thứu.
Kinh Phật có ghi chép Thế Tôn Konagamana (Phật Câu Na Hàm Mâu Ni) bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây Sung (udumbara) (Trường bộ kinh, kinh Đại Bổn). Ví như cây bồ-đề, cây bàng, cây sanh (pilakka), cây sung (udumbara)...; những cây lớn này, này các Tỳ-kheo, sanh từ hạt giống nhỏ, có thân cây lớn, lớn lên bao trùm các cây khác (Xem tại: Kinh Tương ưng bộ V, chương 2, phẩm Triền cái, phần Cây, Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2000, tr. 153). Ví như, một người đem củi khô từ cây saka lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Và một người khác đem cây củi khô từ cây sala lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Rồi một người khác đem cây củi khô từ cây sung (umdumbara) lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện.(xem Kinh Trung bộ II, kinh Kaṇṇakatthala số 90, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1992, tr.635).
Các kinh như kinh Vô Lượng Thọ, kinh Pháp Hoa cũng chỉ nhắc đến Hoa Ưu Đàm trong một hai câu với ám chỉ là một loài hoa “rất hiếm khi nở” hoàn toàn không khẳng định hoa Ưu Đàm có hình dạng kích thước màu sắc như các tuyên truyền của Tổ chức Pháp Luân Công.
Tham khảo thêm https://en.wikipedia.org/wiki/Udumbara_(Buddhism).
8. Kết luận về sự xuyên tạc đối với hình ảnh Hoa Ưu Đàm của Phật Giáo
Sự kiện về Hoa Ưu Đàm dậy sóng dư luận suốt hàng chục năm qua mà chưa được đính chính. Qua nghiên cứu cho thấy, phần lớn tín đồ Phật Giáo bị cải đạo theo Tổ chức Pháp Luân Công vì bắt gặp các thông tin về Hoa Ưu Đàm. Báo chí Việt Nam đã vô tình “mắc bẫy” sự tuyên truyền lừa đảo của Tổ chức Pháp Luân Công càng củng cố niềm tin cho những kẻ đã bị Tổ chức Pháp Luân Công lừa dưới chiêu bài hoa Ưu Đàm, và tiếp tục là củng cố niềm tin cho nhiều tín đồ Phật Giáo tiếp tục bị lừa theo Tổ chức Pháp Luân Công liên quan đến thông tin về Hoa Ưu Đàm.
Sự kiện trên đã diễn ra khoảng mười năm nay nhưng phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng như Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan đến văn hóa tín ngưỡng tôn giáo, những nhà nghiên cứu chưa đính chính về thông tin, mà cả báo chí, các trang mạng internet, trang web của Tổ chức Pháp Luân Công cũng như báo chí chính thống Việt Nam tiếp tục đăng bài về Hoa Ưu đàm là sự kiện rất đáng “báo động”.
Tác giả bài viết kiến nghị Giáo hội Phật Giáo cũng như các cơ quan chức năng sớm làm rõ vấn đề liên quan đến Hoa Ưu Đàm và phổ biến cho nhân dân biết về sự việc này, có các biện pháp như “gỡ các bài đăng tuyên truyền lừa bịp về Hoa Ưu Đàm trên các trang web dưới sự quản lý của bộ Thông Tin Truyền Thông để tránh cho người dân tin và theo Tổ chức Pháp Luân Công bởi sự lừa đảo dụ dỗ người dân dưới chiêu bài “Hoa Ưu Đàm”.