Xem clip ĐT Nữ Việt Nam 3-2 ĐT Nữ Myanmar nguồn thức khuya xem bóng đá:
Vừa qua, khi chứng kiến cảnh nữ tuyển thủ Việt Nam là Nguyễn Hải Hòa phải vật lộn, mưu sinh với tủ bánh mỳ nhỏ nơi quê nhà Thái Nguyên khiến NHM không khỏi xót xa.
|
Tủ bánh mỳ nhỏ của nữ tuyển thủ Việt Nam. Ảnh: Đời sống. |
nữ hậu vệ ĐT Việt Nam - Nguyễn Hải Hòa trưởng thành từ lò đào tạo CLB bóng đá nữ Thái Nguyên. Với những phẩm chất thích hợp với môn thể thao vua, nữ cầu thủ sinh năm 1989 này nhanh chóng chứng tỏ tố chất thủ lĩnh CLB cũng như đội tuyển nữ Quốc gia.
Nhìn Hải Hòa thi đấu, nhiều chuyên gia cho rằng chính cô gái này là ngôi sao sáng nhất của bóng đá Thái Nguyên. Dù năm nay đã 27 tuổi nhưng cô nàng này vẫn giữ được phong độ sung mãn.
|
Hải Hòa quyết lấy tủ bánh mỳ để nuôi nghiệp đá bóng. Ảnh: Đời sống. |
Nhiều người cho rằng, nghiệp cầu thủ là nghiệp bạc bẽo. Lúc thắng thì họ tung hô, thế nhưng lúc xuống phong độ thì chẳng ai còn nhớ đến mình và phải vật lộn cuộc sống mưu sinh hàng ngày.
Ở một địa phương còn nhiều khó khăn về kinh tế như Thái Nguyên, để duy trì một đội bóng đã khó, để phát triển và chăm lo đời sống cho các cầu thủ nữ lại càng khó khăn hơn. Do đó, không ít cầu thủ nữ Thái Nguyên đã sớm chia tay sân cỏ khi tuổi đời còn rất trẻ.
Nhưng với một người yêu bóng đá như Hải Hòa thì cô chấp nhận bán mặt ngoài đường để bán từng chiếc bánh mỳ để nuôi sự nghiệp chơi bóng của mình.
|
Vì kế mưu sinh mà Hải Hòa đã phải gắn với tủ bánh mỳ. Ảnh: Đời sống. |
Vốn rất hoạt bát, vui vẻ và chịu khó, Hải Hòa dường như không gặp nhiều khó khăn trong việc buôn bán. Những ngày mới khai trương, tủ bánh mì nhỏ trước nhà Hòa được khá nhiều khách ghé mua. Tuy nhiên, vấn đề được nhiều người quan tâm là số tiền lời ít ỏi ấy có đủ để Hòa tự nuôi sống bản thân mình hay không?
Việc nhiều VĐV phải mưu sinh bằng một nghề khác không còn xa lạ ở Việt Nam. Dù cống hiến nhiều cho Tổ quốc, sở hữu nhiều tấm huy chương quý giá và tấm bằng tốt nghiệp đại học nhưng Hải Hòa cũng không thể tránh khỏi bốn chữ “cơm, áo, gạo, tiền” như bao người khác.