Những vụ tai nạn thảm khốc chấn động Ấn Độ

Google News

Thảm hoạ đường sắt khiến hơn 1.000 người thương vong tại Ấn Độ hôm 2/6 vừa qua là vụ tai nạn thảm khốc nhất ở nước này trong hơn 20 năm qua.

Thảm hoạ đường sắt thảm khốc tại Ấn Độ
Vụ tai nạn thảm khốc xảy ra vào 19h (giờ địa phương) ngày 2/6 là thảm họa đường sắt tồi tệ nhất ở Ấn Độ trong hơn hai thập kỷ qua, gây ra cái chết của ít nhất 288 người. Đây là vụ tai nạn tàu hoả thảm khốc nhất ở nước này trong hơn 20 năm qua.
Chánh văn phòng bang Odisha, ông Pradeep Jena xác nhận khoảng 900 người bị thương đã nhập viện. Chính quyền bang này cũng tuyên bố một ngày tang lễ cấp bang.
Nhung vu tai nan tham khoc chan dong An Do
Hiện trường vụ tai nạn tàu hoả hôm 2/6 tại bang Odisha, Ấn Độ. Ảnh: CNN. 
Ngày 4/6, Bộ trưởng Đường sắt Ấn Độ Ashwini Vaishnaw công bố đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến thảm họa là "sự thay đổi trong quá trình khóa liên động điện tử". Đây là một hệ thống tín hiệu phức tạp, được thiết kế để ngăn các đoàn tàu va chạm bằng cách sắp xếp chuyển động của các toa tàu trên đường ray. Ngoài ra, các thông tin chi tiết sẽ được đưa ra trong báo cáo điều tra cuối cùng về vụ va chạm tàu hỏa.
Trong vòng 10 năm gần đây, Ấn Độ ghi nhận không ít vụ tai nạn thảm khốc khiến nhiều người thương vong.
Sau đây là một số vụ tai nạn nghiêm trọng nhất ở Ấn Độ trong thập kỷ qua:
Tháng 10/2022
Một vụ sập cầu nghiêm trọng ở Ấn Độ vào sáng 30/10/2022 khiến ít nhất 132 người thiệt mạng, trong đó có trẻ em.
Cây cầu treo bắc qua sông Machhu ở bang Gujarat (miền tây Ấn Độ) bị sập khi đang có rất nhiều đi qua trong một lễ hội ở địa phương.
Nhung vu tai nan tham khoc chan dong An Do-Hinh-2
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm những người sống sót sau vụ sập cầu ở bang Gujarat, Ấn Độ. Ảnh: REUTERS. 
Theo giới chức Ấn Độ, thảm kịch xảy ra vào khoảng 6 giờ 30 sáng, khi có hơn 400 người đã ở trên và xung quanh cây cầu treo vào thời điểm bị sập.
Các quan chức cho biết nạn nhân chủ yếu là người dân địa phương lên cầu với mục đích giải trí vì cầu là một di sản mới được tu sửa và cho phép người dân lên tham quan trở lại được một tuần.
Tháng 2/2021:
Khoảng 50 người đã thiệt mạng tại bang miền trung Madhya Pradesh sau khi xe buýt văng ra khỏi cầu, rơi xuống kênh và bị chìm.
Tháng 6/2019:
Một xe buýt văng khỏi tuyến đường ở bang miền bắc Himachal Pradesh khiến ít nhất 44 người chết và 35 người bị thương.
Tháng 12/2019:
43 người thiệt mạng tại New Delhi khi đám cháy bùng phát tại một tòa nhà 4 tầng tại khu dân cư ở thủ đô. Hơn 100 công nhân đang ngủ vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn.
Tháng 10/2018:
Tàu chở khách chạy xuyên qua một đám đông đang tụ tập trên đường ray để tham dự lễ hội ở thành phố miền bắc Amritsar. Hậu quả là ít nhất 59 người chết và 57 người bị thương.
Tháng 4/2016:
Vụ cháy nổ trong buổi bắn pháo hoa khiến 100 người chết và hơn 380 bị thương tại một ngôi đền ở bang miền nam Kerala.
Tháng 11/2016:
Khoảng 146 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương khi một tàu cao tốc bị trật bánh tại bang miền bắc Uttar Pradesh.
Nhung vu tai nan tham khoc chan dong An Do-Hinh-3
14 toa của đoàn tàu đi từ thành phố Patna đến thành phố Indore đã trật khỏi đường ray lúc 3h sáng 20/11/2016 tại miền bắc Ấn Độ. Đoàn tàu chở khoảng 500 hành khách. Ảnh: Indian Express. 
Tháng 10/2013:
Khi những người sùng đạo đang đi qua cầu để đến một ngôi đền ở bang miền trung Madhya Pradesh thì một số lan can trên cầu bị gãy. Sau đó, mọi người đã hoảng loạn bỏ chạy, dẫn đến vụ giẫm đạp khiến 115 người chết.
Tháng 2/2013:
Vụ giẫm đạp tại ga tàu ở miền bắc Ấn Độ trong ngày đông đúc nhất của lễ hội Kumbh Mela làm ít nhất 36 người hành hương theo đạo Hindu mất mạng. Kumbh Mela là một trong những lễ hội tôn giáo lớn nhất thế giới, thu hút khoảng 30 triệu người tham dự.
Tháng 4/2012:
Ít nhất 103 người đã chết đuối sau khi một chiếc phà chở khoảng 300 người đã bị chìm trong đêm trên sông Brahmaputra ở bang miền đông Assam.
Thảo Nguyên (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)