Đập Bản Kiều, Zhumadian (Trú Mã Điếm), Hà Nam, Trung Quốc
Việc xây dựng đập Bản Kiều được bắt đầu vào năm 1951 và hoàn thành 1 năm sau đó. Đập được xây dựng với mực đích kiểm soát lũ lụt ở hạ lưu và cũng là một công trình thủy điện. Hồ chứa tổng cộng 492 triệu m3 nước. Mặc dù ban đầu, con đập này có xuất hiện một số vết nứt và một số lỗi xây dựng khác, nó được sửa chữa và người ta cho rằng con đập không thể bị phá hủy.
|
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Tháng 8/1975, mưa đặc biệt lớn ở thượng nguồn sông Hoài do ảnh hưởng của cơn bão lớn thứ 3 của Trung Quốc năm đó, Nina, dẫn đến trận Đại hồng thủy, được coi là một trong những thảm họa vỡ đập thủy điện khủng khiếp nhất trong lịch sử. Sự cố này còn được gọi là “75.8”, xảy ra vào ngày 7-8, khi đó, lượng nước trong hồ thủy điện này là khoảng 697 triệu m3.
Tại thời điểm đó, nhà máy thủy điện Bản Kiều được xem là có khả năng đáp ứng 1/3 nhu cầu sử dụng vào lúc cao điểm của cả Vương quốc Anh, công suất của nhà máy lên đến 18 GW, tương đương 9 nhà máy nhiệt điện hay 20 lò phản ứng hạt nhân.
Theo báo cáo của cơ quan thủy văn tỉnh Hà Nam, sự cố “75.8” đã khiến gần 170.000 người thiệt mạng, trong đó 26.000 người chết trong lũ, số còn lại thiệt mạng do dịch bệnh và nạn đói. Thêm vào đó, khoảng 11 triệu dân trở nên vô gia cư khi hơn 5 triệu ngôi nhà bị phá hủy. Sự cố kinh hoàng đã đòi hỏi chính quyền Trung Quốc phải tâp trung cao độ vào việc sửa chữa những con đập có nguy cơ bị vỡ. Kèm theo đó, 11 triệu mẫu đất nông nghiệp bị phá hoại, 5.96 triệu ngôi nhà bị phá hủy, cuốn trôi 3.743 triệu con gia súc gia cầm, 102 km tuyến đường Bắc Kinh – Quảng Châu dọc tuyến Nam Bắc Trung Quốc bị phá hoại, ách tắc giao thông 18 ngày, thiệt hại kinh tế gần 10 tỉ NDT.
Đập Gleno (Italia) vỡ năm 1923
Gleno là một đập liên vòm bằng bê tông được xây trên sông cùng tên thuộc tỉnh Bergamo, phía bắc Italia.
|
Đập Gleno ngày nay. Ảnh Internet/Wiki |
Đập được xây dựng trong những năm 1916 - 1923 nhằm mục tiêu thủy điện. Dự án đập này do tư gia Vigano đề xuất và triển khai xây dựng. Phương án ban đầu là đập bê tông trọng lực và móng đập đã được làm xong. Năm 1921, đang trong lúc thi công, vì lý do kinh phí, phương án đập được thay đổi thành đập liên vòm.
Đập liên vòm được xây dựng trên móng của đập trọng lực theo thiết kế cũ. Đập cao 43m. Hồ chứa có dung tích 4,5 triệu m3. Tháng 1 năm 1923, các con đập đã hoàn thành 80%. Ngày 22- 10-1923, đập đã khánh thành cùng với hồ chứa đầy nước sau trận mưa lớn. 40 ngày sau, lúc 6:30 sáng 1/12/1923, một bản trụ chống của đập bị nứt và gãy.
Trong vòng vài phút, khối nước trong hồ ở độ cao khoảng 1.535 m (so với mực nước biển) đổ ập xuống tàn phá dữ dội làng mạc và thị trấn trong thung lũng phía dưới. 356 người đã thiệt mạng trong vụ vỡ đập này.
Sau thảm họa khủng khiếp đó, người ta cũng bỏ luôn đập, không xây lại hay phục hồi gì nữa. Nguyên nhân là do thi công không đảm bảo, mắc nhiều sai phạm kỹ thuật, xi măng và cát lẫn nhiều tạp chất, thép được đem dùng lại từ những vật dụng hư hỏng trong Chiến tranh thế giới I (1914 - 1918).
|
Con đập Vajont nhìn từ trên cao. Ảnh: Dronestagram |
40 năm sau cũng tại nước Italia, vào tháng 10-1963, một trong những con đập cao nhất thế giới mang tên Vajont nằm ở vùng thung lũng sông Vajont đã bất ngờ sụp đổ do một trận động đất. Chỉ trong 45 giây, 260 triệu m3 nước đã bao trùm toàn bộ khu vực. Thậm chí, nước từ hồ chứa khi đổ xuống các ngôi làng cạnh đó còn tạo nên các cơn sóng cao tới 250m khiến khoảng 2.000 người thiệt mạng.
Thảm họa vỡ đập Malpasset tại Pháp, hơn 400 người thiệt mạng
Kiến trúc sư người Pháp André Coyne (1891 - 1960), người thiết kế 70 công trình đập cho 14 nước trên thế giới, từng nói: "Trong tất cả các công trình do con người xây dựng, đập gây chết người nhiều nhất thế giới." Thảm họa vỡ đập Malpasset tại Pháp năm 1959, vào khoảng 21 giờ 13 phút ngày 2-12-1959, đã tạo nên dòng thác lũ kinh hoàng, khiến ít nhất 412 người thiệt mạng minh chứng cho nhận định của kiến trúc sư André Coyne. Và điều đáng nói ở đây, chính André Coyne là người đã thiết kế cho đập Malpasset vào những năm đầu thập kỷ 1950.
|
Con đập Malpasset ngày nay. Ảnh Wiki |
Thời điểm xảy ra thảm họa vỡ đập, toàn bộ bức tường chắn của đập nước Malpasset sụp đổ hoàn toàn do không thể chịu được áp lực nước đến từ cơn bão mang mưa đổ ồ ạt lên con sông Reyran. Ngay lập tức, dòng nước bị đè nén chảy mạnh dữ dỗi, tạo thành dòng thác lũ cao 40 mét, di chuyển với tốc độ 70km/giờ (gần 20 mét/giây) đổ ụp xuống hàng nghìn ngôi nhà ở thị trấn Fréjus.
Vài phút sau khi sự cố xảy ra, dòng nước lũ khủng khiếp đã phá hủy hoàn toàn 2 ngôi làng Malpasset và Bozon, đường cao tốc trong vùng, khiến hơn 400 người thiệt mạng trong dòng nước lũ "chết người", gây thiệt hại nặng nề về của. 20 phút sau, nước tiếp túc phá hủy nhiều công trình kiên cố và hệ thống giao thông khác của thị trấn Fréjus trước khi đổ hết ra biển. Sau cự cố, người ta còn tìm thấy xác những người dân chìm dưới bùn đất dày hàng chục mét, có người lại bị dòng lũ cuốn trôi thẳng ra biển. Ngày 2-12-1959 trở thành "ngày đen tối" bậc nhất trong lịch sử nước Pháp.
Vỡ đập St. Francis, Mỹ
Đập St. Francis được xây dựng vào năm 1926, nằm ở Hẻm núi San Francisquito. Do những sự bất ổn về địa chất của khu vực này, những vết nứt bắt đầu xuất hiện trên các bức tường của con đập này. Những dấu vết này được kiểm tra và sửa chữa nhưng không thực sự cẩn thận, bởi nhà quản lý lúc đó cho rằng những vết nứt này là hoàn toàn “bình thường” và đã không dành sự quan tâm đúng mức cho những hư hại tưởng như là “nhẹ” này.
Hậu quả là vào ngày 12-3-1928, các bức tường của con đập đã không thể chịu được dòng nước và sụp đổ, khiến hơn 47 tỷ lít nước dồn xuống bất ngờ. Sóng cao đến 43 m và tấn công các vùng lân cận, gây ra thiệt hại rất lớn. Theo số liệu thống kê, sự cố này khiến ít nhất hơn 600 người thiệt mạng.
Đập South Fork, Mỹ
Đập South Fork nằm gần South Fork, Pennsylvania, Mỹ. Nhiều nhân viên làm việc tại con đập này đã báo cáo với cấp trên rằng họ phát hiện ra nhiều dấu vết rò rỉ ở một số phần, tuy nhiên, tất cả những gì mà các kỹ sư thời đó làm chỉ là lấp đầy các vết nứt đó bằng bùn và rơm. Việc này chỉ có thể làm cho những vết rò rỉ tạm ngưng, nhưng về lâu dài thì không giải quyết được vấn đề gì
Tháng 5-1889, mưa lớn đã khiến do lũ tràn về. Con đập vốn bị suy yếu và không được thiết kế để chịu được lượng nước khổng lồ mà mưa lớn đã đem lại. Con đập này bị bỡ và khoảng 20 triệu tấn nước tràn xuống ngày 21-5-1889. Tiệt hại do sự cố này gây ra ước tính khoảng 17 triệu USD và khiến hơn 2.200 người thiệt mạng.
Vỡ đập Machchu-2, Ấn Độ
Tại Ấn Độ, do chủ quan và thiếu đi các biện pháp khẩn cấp, trận mưa lớn và lũ lụt năm 1979 đã khiến con đập Machchu-2 nằm trên sông Machhu (Morbi) sụt vỡ và gây nên cái chết của hàng nghìn người.
Cho tới nay, vẫn chưa có báo cáo chính thức về số người chết. Nhưng nhiều nguồn tin Ấn Độ khẳng định con số này phải lên tới 15.000 người. Bởi chỉ trong vòng 20 phút, những con sóng cao 10m đã nhấn chìm một thị trấn cách đó 5km. Sự kiện này đã đi vào lịch sử thế giới với tên gọi Thảm họa Morbi.
Con đập này nằm trên dòng song Machhu, gần một thị trấn nhỏ có tên Morvi, quận Rajkot, bang Gujarat, Ấn Độ,