Hai máy bay rụng cánh vì va phải nhau trên đường băng
The Star đưa tin ngày 3/8, máy bay của hãng hàng không Lion Air di chuyển dọc đường băng và va vào phần cánh của một máy bay khác do Wing Air điều hành. Phi cơ của Wing Air đang chờ để cất cánh đến Meulaboh.
Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy phần cánh của hai phi cơ bị hư hại nghiêm trọng. Không có bất cứ ai bị thương trong tai nạn này. Nhà chức tranh đã lập tức triển khai cuộc điều tra về nguyên nhân của vụ việc.
'Tất cả hành khách đều ổn, không ai bị thương. Cả hai máy bay hiện ở trong sân đỗ', phát ngôn viên của Lion Air cho biết.
|
Phần cánh của hai máy bay hư hại nặng nề sau vụ tai nạn. Ảnh: Twitter. |
Ngành công nghiệp hàng không của Indonesia đang bùng nổ, với số lượng hành khách trên các chuyến bay nội địa tăng mạnh trong 10 năm qua. Tuy nhiên, an toàn luôn là vấn đề nhức nhối.
Hồi tháng 5/2015, 2 máy bay của Lion Air đã va vào nhau tại sân bay Soekarno-Hatta ở thủ đô Jakarta. Trước đó, năm 2013, phi công của hãng này điều khiển phi cơ trượt khỏi đường băng và lao ra biển.
Máy bay là phương tiện di chuyển phổ biến tại các tỉnh miền núi xa xôi cũng như giữa nhiều hòn đảo ở Indonesia. Điều này càng khiến nhiều người lo ngại do quy định hàng không chưa thực sự phát huy hiệu quả trong việc giảm thiểu các tai nạn do sự cố.
Hạ cánh nhầm sân bay
Một sự cố hàng không hy hữu ở Việt Nam nay là sự cố Vietjet Air chở gần 200 hành khách đi Đà Lạt “nhầm” tới Cam Ranh hôm 19/6/2014.
Chuyến bay VJ 8575 chặng bay Hà Nội - Cam Ranh cất cánh đúng theo lịch bay được phê duyệt ban đầu. Dự báo bay đã được Trung tâm điều hành bay quốc gia chấp thuận và hiệp đồng bay hàng không - quân sự, theo đúng kế hoạch bay không lưu được Cơ sở thủ tục bay Nội Bài chấp thuận và triển khai theo quy định.
|
Nhưng điều đáng nói là trên chuyến bay này lại là toàn bộ hành khách, hành lý, hàng hoá của chuyến bay VJ8861 với hành trình Hà Nội - Đà Lạt. |
Nguyên nhân do tổ bay, tổ tiếp viên, nhân viên điều hành của Vietjet Air và cơ sở thủ tục bay thuộc Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài không thực hiện đúng quy trình khai thác bay; Trung tâm điều hành khai thác bay của Vietjet Air không thực hiện đúng quy định về triển khai kế hoạch khai thác.
Kẹt càng, máy bay tiếp đất bằng bụng
Cũng liên quan đến bộ phận cất hạ cánh, lần này không phải là bánh mà là càng gắn bán, một thiết bị quan trọng cho việc cất hạ cánh của máy bay. Cụ thể, ngày 25/11/2013, máy bay King Air, số hiệu VFC-750 của Công ty bay Dịch vụ hàng không Vasco chở theo 9 người, cất cánh từ Đà Lạt đi Buôn Ma Thuột đã phải xin hạ cánh khẩn nguy do gặp trục trặc kỹ thuật nhưng khi hạ cánh thì càng không thể bung ra. Vậy là chiếc máy bay này phải tiếp đất bằng bụng.
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã phải đóng cửa để xử lý sự cố. Các lực lượng chức năng như phòng cháy chữa cháy, y tế… đã được “triệu tập” để ứng phó. Lại thêm một lần nữa “thần” may mắn đã giúp những người có mặt trên máy bay thoát “lưỡi hái tử thần”.
“Soi sót” 600 bánh heroin
600 bánh heroin được “ngụy trang” trong kiện hàng loa thùng bị nhà chức trách Đài Loan bắt giữ khi chuyến bay CI5886 SGN-TPE xuất phát ban đầu từ sân bay Penang, Malayssia, quá cảnh sân bay Tân Sơn Nhất hạ cánh xuống Đài Loan 17/11/2014. Lỗi được xác định là do nhân viên soi chiếu vì đã đánh giá chủ quan, yếu về nghiệp vụ an ninh hàng không. Cục Hàng không đã phải ra tay để trấn an dư luận, người làm sai đã phải bị kiểm điểm và đình chỉ nhân viên trực tiếp soi chiếu; phê bình, rút kinh nghiệm đối với kíp trưởng.
Ngoài ra, theo Cục Hàng không, trong năm 2013, vẫn còn xảy ra các vụ việc vi phạm quy định về an ninh hàng không, còn nhiều vụ xâm nhập trái phép vào cảng hàng không, sân bay, chủ yếu là tại các cảng hàng không chưa có hệ thống tường rào, chiếu sáng theo quy định, để lọt vật phẩm nguy hiểm lên tàu bay, các vụ việc xâm nhập bất hợp pháp vào khu vực hạn chế của cảng hàng không sân bay...
Máy bay không thể hạ cánh vì kiểm soát không lưu... ngủ gật
Ngày 19/8/2014, báo chí Trung Quốc đưa tin về một sự cố hàng không hy hữu đã xảy ra ở Vũ Hán, Trung Quốc khi một chiếc máy bay loay hoay trên bầu trời không thể hạ cánh chỉ vì hai kiểm soát viên không lưu đang mải... ngủ gật, làm dấy lên làn sóng giận dữ trên mạng về an toàn hàng không.
Theo báo chí Trung Quốc, chiếc máy bay Boeing 737 đang chuẩn bị hạ cánh tại sân bay Vũ Hán thì không hề nhận được chỉ dẫn từ tháp kiểm soát không lưu trong suốt 12 phút, bất chấp những nỗ lực thiết lập liên lạc của phi công.
Tình thế cực chẳng đã khiến nhân viên trực ở đài radar phải hướng dẫn cho máy bay lượn nhiều vòng trên sân bay để chờ hạ cánh. Mãi một lúc sau, liên lạc mới được thiết lập và chiếc máy bay mang số hiệu MU2528 của hãng hàng không China Eastern mới có thể hạ cánh an toàn xuống sân bay.
Tạp chí Tài Kinh của Trung Quốc dẫn thông báo của cơ quan chức năng hàng không cho biết: “Vì các kiểm soát viên không lưu không chú ý trong khi trực nên dù phi công gọi nhiều lần nhưng không thể liên lạc được với tháp kiểm soát không lưu”.
Tuy nhiên, kết điều tra của cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc do tạp chí Tài Kinh thu được cho biết hai kiểm soát viên không lưu đã ngủ gật trong khi thực hiện nhiệm vụ, và sự cố trên xảy ra vào ngày 8/7. Kết luận điều tra của cơ quan chức năng được đưa ra vào ngày 29/7 nhưng không được công khai với dư luận.
Sau khi biết được thông tin trên, cộng đồng mạng Trung Quốc đã phản ứng rất gay gắt trước quan ngại về an toàn hàng không.
|
Hai kiểm lưu ngủ gật khiến phi công được một phen hú vía (Ảnh minh họa)
|
Một người dùng trên mạng xã hội Sina Weibo bức xúc: “Nghề kiểm lưu thực sự rất mệt mỏi, nhưng việc ngủ gật trong khi trực là không thể chấp nhận nổi. Tính mạng hàng trăm con người phụ thuộc vào hành động của họ. Chúng tôi giao phó mạng sống cho họ”.
Một cư dân mạng khác nói thêm: “Những hành động kiểu này có thể gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Hãy để anh ta ngủ bao lâu tùy thích ở trong tù”.
Được biết hai nhân viên kiểm lưu trên đã bị phạt rất nặng, còn nhân viên trực ở đài radar cũng bị “vạ lây” và bị khiển trách vì vi phạm quy định an toàn khi hướng dẫn cho máy bay bay lòng vòng mà không có liên lạc với đài kiểm soát không lưu.
Cơ quan Hàng không Dân dụng Trung Quốc cũng đã yêu cầu Cục Quản lý Không lưu miền trung và nam Hồ Bắc phải đào tạo lại cho nhân viên về vấn đề an toàn và có các biện pháp hiệu quả để tránh lặp lại sự cố trên.