Theo Reuters, chính phủ Hàn Quốc đang có ý định mở rộng khả năng tiếp xúc với các nguồn dữ liệu tình báo hoặc trao đổi các thông tin tình báo tình báo con người (HUMINT) với tình báo hình ảnh (IMNT) và tình báo điện đàm (COMINT) với đồng minh thân cận của mình là Mỹ.
Theo các nguồn tin ngoại giao, từ trước cho tới nay Mỹ luôn cung cấp cho Hàn Quốc lượng thông tin tình báo hình ảnh và điện đàm mà họ có được trong quá trình do thám ở Triều Tiên thông qua các phương tiện do thám chuyên dụng, tuy nhiên phía Mỹ lại giới hạn lượng thông tin mà Hàn Quốc có thể tiếp cận được điều này mô hình chung ảnh hưởng tới mối quan hệ đồng minh Mỹ -Hàn.
|
Hơn bao giờ hết Mỹ đang cần tới các thông tin tình báo con người về Triều Tiên mà Hàn Quốc đang nắm giữ. Nguồn ảnh: The Globe Post. |
Tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn khi tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lên nắm quyền, phía Washington tỏ ra dè dặt hơn về việc trao đổi thông tin với Seoul.
Sự việc càng trở nên mất kiểm soát hơn khi Tổng thống Moon đang thành lập một lực lượng đặc nhiệm phụ trách điều tra Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) sau vụ bê bối của người tiền nhiệm Park Geun-hye, điều này tạo ra rào cản cho hoạt động trao đổi thông tin tình báo giữa hai nước này.
Bầu không khí chung giữa Washington và Seoul cũng được cho là đã thay đổi trong khoảng tháng 8 trở lại gần đây khi các hành động khiêu khích của Triều Tiên lên đến đỉnh điểm. Mỹ dường như khát khao thông tin tình báo về Bình Nhưỡng hơn bao giờ hết còn Hàn Quốc là quốc gia đang nắm giữ số lượng lớn thông tin tình báo mật về Triều Tiên. Một báo cáo mới đây cho biết, Mỹ đã đề nghị Hàn Quốc trao đổi thông tin tình báo con người cấp cao lấy thông tin mật mà họ có được.
Tuy nhiên, Seoul không dễ gì giao cho Washington những thông tin này bởi họ biết chúng giá trị hơn nhiều những gì mà Mỹ muốn trao đổi, thậm chí Hàn Quốc còn nghi ngờ mục đích thật sự của Mỹ trong việc tiếp cận với các thông tin tình báo con người từ Triều Tiên.
Nguyên nhân sâu xa
Điều này không quá khó để hiểu khi trong suốt thời gian tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Triều Tiên, Hàn Quốc dường như bị gạt ra rìa hoặc cô lập về ngoại giao. Các nước Mỹ, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản dường như đã phớt lờ hoặc công khai phản đối Hàn Quốc khi tìm cách đối phó Triều Tiên. Và với Seoul điều này không hoàn toàn bình thường chút nào.
|
Trong khi Mỹ - Nhật muốn có hành động cứng rắn hơn đối với Triều Tiên thì Hàn Quốc lại muốn hướng tới đối thoại. Nguồn ảnh: Yahoo. |
Và lý do mà các bên đưa ra trong trường hợp này là do Seoul đã tỏ ra bất lực khi kêu gọi Bình Nhưỡng giảm hành động khiêu khích. Trong tháng 9, Triều Tiên đã thử quả bom nhiệt hạch đầu tiên, bắn tên lửa đạn đạo tầm xa qua đảo Hokkaido - Nhật Bản và đe dọa nổ bom H ở Thái Bình Dương. Nhưng thực sự trong trường hợp này nó hoàn toàn nằm ngoài khả năng của Hàn Quốc và họ cũng chẳng có cách đủ hiệu quả để ngăn Bình Nhưỡng.
Những gì Mỹ và Nhật Bản hay một số nước đang thấy là Hàn Quốc không thể làm gì để ngăn chặn Triều Tiên. Thậm chí Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in liên tục chìa cành ô liu về phía Triều Tiên - mời họ tham gia Thế vận hội mùa đông 2018 ở Pyeongchang, đề nghị đàm phán quân sự, thu xếp các cuộc đoàn tụ gia đình và cung cấp hỗ trợ y tế - nhưng đều bị Bình Nhưỡng khước từ.
Mời độc giả xem video: Sự khác nhau trong cuộc sống giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. (Nguồn Jacob Laukaitis)
Một lý do khác là 2 nhà lãnh đạo Hàn - Mỹ có những cách tiếp cận trái ngược đối với vấn đề này. Vì điều này, Washington không còn tham vấn với Seoul nhiều như trước.
Trong lúc Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tìm cách đối thoại với Bình Nhưỡng thì Tổng thống Mỹ Donald Trump lại có lập trường cứng rắn hơn, khiến ông chủ Nhà Trắng trở thành đối tác tự nhiên của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ngay sau vụ thử hạt nhân mới đây nhất của Bình Nhưỡng, ông Trump điện đàm với ông Abe trước khi gọi cho ông Moon.
Những gì xảy ra có thể đẩy chiến lược của Hàn Quốc đến gần hơn lập trường của Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, ít ra cho đến lúc này, Seoul không kết bạn được với ai - hướng tiếp cận của Hàn Quốc tỏ ra quá "hiền" so với Mỹ và Nhật nhưng lại quá "cứng rắn" so với Trung Quốc hoặc Nga.
Quay lại câu chuyện chia sẻ thông tin tình báo, với những quan điểm và cách tiếp cận trái ngược như trên từ chính phủ Mỹ-Hàn thì rất khó để cơ quan tình báo của hai quốc gia này có được tiếng nói chung trong việc chia sẻ thông tin, bởi cả hai đều muốn giữ lại những thứ dành cho riêng mình.