Lịch sử cây quyền trượng và áo choàng trong lễ tốt nghiệp

Google News

Trong khi cây quyền trượng là biểu tượng cho quyền lực của người đứng đầu các trường đại học thì chiếc áo cử nhân, ban đầu ra đời chỉ để giữ ấm cho người mặt.

Trong các buổi lễ tốt nghiệp đại học trên thế giới, hình ảnh cây quyền trượng cùng những bộ trang phục cử nhân luôn xuất hiện đầy uy nghiêm. Nhưng ít ai biết rằng, ban đầu quyền trượng được sử dụng như một loại vũ khí, còn bộ trang phục cử nhân, ra đời với mục đích để giữ ấm cho người mặt.
Bộ trang phục cử nhân
Có tên gọi là áo choàng cử nhân hay Academic Dress (trang phục học thuật) vì loại trang phục này chỉ được sử dụng ở bậc học đại học. Loại trang phục này xuất hiện ở hầu hết các nước thuộc khối Thịnh Vượng Chung, sau này dần lan ra cả thế giới, và được coi là biểu tượng cho học vấn và tri thức ở bậc đại học trở lên.
Lich su cay quyen truong va ao choang trong le tot nghiep
 Nhà triết học Desiderius Erasmus Roterodamus trong bộ áo choàng cử nhân.
Nguồn gốc của loại trang phục này bắt nguồn từ thời Trung cổ, đại học Oxford và Cambridge danh tiếng được cho là hai ngôi trường đầu tiên có thiết kế trang phục cử nhân cho sinh viên. Về cơ bản, loại trang phục này có tác dụng giữ ấm cho người mặc, đặc biệt là khi ngồi liên tục trong thời gian dài.
Ban đầu, thậm chí còn có quy định về quần áo mặc bên trong chiếc áo choàng cử nhân. Ví dụ, nam giới được yêu cầu mặc vest tối màu. Thậm chí, từng có những trang phục riêng được thiết kế chỉ để mặc dưới lớp áo choàng.
Lich su cay quyen truong va ao choang trong le tot nghiep-Hinh-2
Các bác sĩ Tây Ban Nha với bộ áo choàng cử nhân trong buổi lễ tốt nghiệp.
Ngày nay, áo choàng cử nhân là loại trang phục quen thuộc ở nhiều quốc gia, tuy nhiên tại một số nơi, màu sắc của chiếc áo choàng sẽ được quy định cực kỳ nghiêm ngặt, theo đúng ngành học sinh viên.
Ví dụ như ở Pháp, áo choàng cử nhân màu đỏ tươi sẽ dành cho sinh viên ngành Luật, màu hồng cho các sinh viên ngành dược hay màu vàng cho các ngành triết học, nghệ thuật, xã hội nhân văn,...
Lich su cay quyen truong va ao choang trong le tot nghiep-Hinh-3
Nhiều quốc gia quy định rõ từng màu áo choàng ứng với các ngành học khác nhau.
Ở Italya thậm chí còn phức tạp hơn với tổng cộng 12 màu áo choàng cử nhân dành cho 12 ngành học khác nhau, với màu đen dành cho Kỹ sư, màu vàng dành cho cử nhân Kinh tế, màu xanh da trời cho cử nhân luật, màu hồng cho ngành giáo dục, màu đỏ cho ngành y,...
Cây quyền trượng trong buổi lễ tốt nghiệp
Những cây quyền trượng đầu tiên trong lịch sử được cho là ra đời vào năm 12.000 trước công nguyên, và ban đầu mục đích của chúng là một loại vũ khí. Ở thời Ai Cập cổ đại, hình ảnh của những cây quyền trượng xuất hiện trong nhiều văn tự tượng hình, và được coi là biểu tượng cho quyền lực. Theo thời gian, quyền trượng trở thành biểu tượng của người đứng đầu, chỉ xuất hiện trong những nghi thức đặc biệt nghiêm trang, quan trọng.
Lich su cay quyen truong va ao choang trong le tot nghiep-Hinh-4
 Cây quyền trượng của thành phố Oxford, Anh.
Từ thế kỷ 14 cho tới nay, cây quyền trượng đã trở thành biểu tượng về mặt nghi lễ và mang tính trang trí. Nhiều tổ chức tự thiết kế riêng cho mình những cây quyền trượng và chỉ người đứng đầu tổ chức, mới có quyền sử dụng cây quyền trượng đó.
Theo trang web chính thức của trường Đại học Washington, cây quyền trượng là biểu tượng của người đứng đầu nhà trường, chỉ xuất hiện cùng người đứng đầu nhà trường trong những buổi lễ quan trọng nhất - trong đó bao gồm buổi lễ tốt nghiệp hoặc trong các dịp đặc biệt khác.
Trong một vài trường hợp, cây quyền trượng có thiết kế quá cồng kềnh và nặng, khiến người ta phải tuyển chọn một nhân vật ưu tú đủ sức khoẻ, chỉ để cầm cây quyền trượng đi trước đoàn diễu hành.
Lich su cay quyen truong va ao choang trong le tot nghiep-Hinh-5
 Cây trượng của trường đại học NTU, Singapore.
Một vài quốc gia ở Đông Nam Á ví dụ như Singapore, cũng có cây quyền trượng riêng của các trường đại học, đây được coi là biểu tượng của sự trang nghiêm và học vấn, thường chỉ xuất hiện trong lễ tốt nghiệp.
Trần Trân (tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)