Phản ứng có phần giận dữ trên được đưa ra trong bối cảnh đất nước này phải đối mặt với tổn thất nặng nề do lượng du khách đến từ Trung Quốc, nơi virus đã giết chết hơn 600 người và đang phải áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại, giảm mạnh.
Du lịch chiếm 18% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan, trong đó khách du lịch Trung Quốc chiếm đến một phần tư tổng lượng khách đến nước này.
|
Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul phát khẩu trang cho hành khách tại ga tàu Siam ngày7/2. (Ảnh: Bangkok post) |
Thái Lan đã phát hiện 25 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới và 9 trong số những bệnh nhân đó đã hồi phục, trong khi hình ảnh trên các tuyến phố, các nút giao thông công cộng và trung tâm mua sắm đều là chật kín những người đeo khẩu trang.
Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul vừa đứng phân phát khẩu trang y tế tại lối vào ga tàu trên cao đông đúc, vừa phàn nàn rằng khách du lịch “farang” đã không cầm chúng và hành động như thể họ “không quan tâm”.
“Farang” là một từ tiếng Thái thường được sử dụng để ám chỉ người phương Tây và đôi khi được sử dụng một cách bất đắc dĩ.
“Những loại người này, chúng ta nên đuổi họ ra khỏi Thái Lan”, - ông nói với các phóng viên khi vẫn đang cầm một nắm khẩu trang và vẫy mời.
Ông Anutin không trả lời các yêu cầu bình luận thêm nhưng đã đăng một lời xin lỗi trên trang Facebook cá nhân vì “lỡ lời” sau khi “một số người nước ngoài từ châu Âu” không hợp tác trong chiến dịch phát khẩu trang.
Hơn 10 triệu khách du lịch Trung Quốc đã đến Thái Lan vào năm ngoái nhưng lượng khách này dự kiến sẽ giảm khoảng 2 triệu lượt trong năm 2020 vì virus corona, khiến cho thị trường Mỹ, châu Âu và các thị trường khác trở nên quan trọng hơn.
Các cuộc tranh luận về hiệu quả của khẩu trang đã nảy lên trên internet kể từ khi sự lây truyền đầu tiên xuất hiện ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào tháng trước.
Kể từ đó, dịch bệnh đã lan rộng đến hơn 20 quốc gia và lây nhiễm cho hàng chục nghìn người, chủ yếu là ở Trung Quốc đại lục.
Các chuyên gia y tế vẫn nhất trí rằng, khẩu trang là rất hữu ích nếu bạn có các triệu chứng về hô hấp hoặc khi chăm sóc bệnh nhân.
Nhưng văn phòng đại diện tại Thái Lan của Tổ chức Y tế Thế giới ngày 4/2 lại viết trên trang Twitter rằng khẩu trang “là không cần thiết cho tất cả những người không có triệu chứng về hô hấp”.
WHO khuyên mọi người nên rửa tay thường xuyên và tránh để tay tiếp xúc với mặt.