Vụ cướp mộ chấn động New York
Một buổi sáng của ngày 7 tháng 11 năm 1878, Frank Parker, khi đó ông đang là trợ lý kho của Nhà thờ Thánh Mark thình lình nhìn thấy một đống chất bẩn còn mới ngay giữa nghĩa địa của nhà thờ. Bia mộ bằng phẳng bên cạnh gò đất có vẻ không bị quấy rầy, song dù sao vẫn rất đáng nghi, người giữ kho quyết định tìm hiểu xem sao.
Với sự trợ giúp của vài giáo sĩ khác, Parker bèn nhấc khối đá nặng (bia mộ) có khắc tên “STEWART” và dùng dây thừng đi xuống huyệt mộ tối om. Thứ mà Parker nhìn thấy trong thẳm sâu tăm tối hay chính xác là ông chả nhìn thấy gì có lẽ là một trong những bí ẩn của thành phố New York. Hai thứ “bốc hơi” khỏi ngôi mộ của Stewart ở nhà thờ Thánh Mark: một biển tên và quan trọng hơn là xác người quá cố. Cái xác đó không hề đơn giản, bởi lúc sinh thời chủ nhân từng là quý ông giàu thứ 3 ở Hoa Kỳ.
Cho đến ngày hôm nay, Alexander T. Stewart, người có biệt hiệu “Hoàng tử thương nhân” vẫn đang là người giàu thứ 7 tại Hoa Kỳ mọi thời đại. Là “cha đẻ” của hệ thống bách hóa tổng hợp, Stewart làm giàu chủ yếu từ 2 mảng chính là bán lẻ và sản xuất hàng hóa. Lúc sinh thời, Stewart làm bá chủ 2 lĩnh vực là quần áo thời trang và hàng khô tại Manhattan. Vì thế khi qua đời vào năm 1876, số tài sản khổng lồ của Stewart dành cho những người thừa kế vẫn đang là một bí ẩn đối với không ít người.
|
Bức chân dung tỷ phú Alexander T. Stewart trên bìa tạp chí Harpers Weekly, loan tin về cái chết của ông. |
Stewart để lại đế chế tài chính ngay lúc đỉnh cao của quyền lực, để lại người vợ góa Cornelia 76 tuổi và không có con cái, cũng như một núi tài sản mà tính theo trị giá thời nay thì tương đương tới 46 tỷ USD. Báo chí thời kỳ đó chạy các tiêu đề về tỷ phú Alexander Stewart đại loại như “cuộc đời một doanh nhân”, “thương gia khôn ngoan”, nhưng “sự phục sinh” của ông lại gây khó hiểu cho truyền thông với bất kỳ những gì mà quý ông giàu có đã trải qua trong đời.
Nạn trộm mộ vốn là vấn nạn của thế kỷ 19, nhưng những kẻ trộm xác tươi thường xuất thân từ nghèo khó và họ “bán” xác cho các phòng khám, bệnh viện để thực hiện các thí nghiệm y học.
Vụ cướp mộ thành công của một trong những tên tuổi lừng lẫy xứ New York diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế tồi tệ - vụ này diễn ra chỉ 2 năm sau khi một nỗ lực cướp xác Tổng thống Lincoln bất thành – đã thu hút sự quan tâm của các nhà tâm linh. Cùng ngày diễn ra vụ cướp xác Stewart, người giữ kho Parker khám phá ra một đám đông cuồng nhiệt đang bao quanh nghĩa địa của nhà thờ Thánh Mark với vẻ tò mò cao độ. Bọn trộm mộ đã để lại dấu hiệu.
Một lối mòn có mùi tanh tưởi, hôi hám vắt chéo qua một mái hiên bằng đá và kết thúc tại hàng rào sắt nơi có vài vết rách của thịt người còn dính lại trên các cọc sắt nhọn của bờ rào. Các thám tử tư đã tìm thêm những manh mối khác: một bản sao tờ báo Herald cũ, một cái xẻng, một ngọn đèn, một tấm ván gỗ, và một chiếc vớ phụ nữ. Chiếc móc khóa ở cổng nhà đường số 11 đã được tìm thấy trên vỉa hè, nó không bị thủng và còn nguyên vẹn.
|
Nơi ở của tỷ phú Stewart nằm ở một góc Dinh thự đại lộ số 5 và đường 34 ở New York vào năm 1861. |
Thật ấn tượng! Bọn cướp mộ bất chấp thứ chất dịch tởm lợm chảy ra từ xác thối rữa của Stewart và đủ dũng cảm để xóa dấu vết nhằm tránh bị phát hiện. Kỳ lạ hơn, xác Stewart dù bị quật mồ nhưng sau đó lại được phát hiện đã được chôn tại Nhà thờ Hiện Thân ở Garden City. Garden City là một dự án khó hiểu và quy mô lớn nhất của tỷ phú Stewart lúc sinh thời.
Cánh phóng viên đoán già đoán non về “Ý tưởng điên rồ của Stewart” khi công trình bắt đầu xây dựng một dự án đầy tham vọng. Sau khi qua đời, sự hoài nghi của báo giới càng tăng thêm khi bà góa Cornelia hiến tặng số tiền 1 triệu USD cho nhà thờ khổng lồ theo di nguyện của chồng mình. Những tên trộm mộ có thể đã biết về kế hoạch để tái cải táng xác chết, hành vi đó làm phân tâm dư luận.
Rối như gà mắc tóc
Từ cái mùi của xác chết còn phảng phất ở hiện trường, các thám tử đã suy luận rằng bọn trộm đã lau tay của chúng trên tờ báo Herald sau khi cướp xác chết. Báo chí giữ các manh mối này: tờ giấy báo khô ráo bất chấp có mưa nhẹ vào đêm trước đó. Điều này đã tạo thời gian phá án cho các nhà điều tra. Bọn trộm đã ra tay quật mộ ngay sau khi cơn bão tan đi lúc 3 giờ sáng. Bằng chứng chứng minh cho suy luận này là có một toa xe giao hàng đã đậu trên đường và biến mất khoảng 3 giờ 30 phút sáng.
Chiếc xe đó đi đâu thì chắc ai cũng đoán được. Bởi vì xác phát mùi thối nên đám trộm mộ phải mang xác ra khỏi thành phố để tránh bị phát hiện. Cảnh sát New York đã khuyên thân tín của bà quả phụ của Stewart là Henry Hilton rằng phải đợi đến lúc bọn trộm mộ liên lạc với khổ chủ.
Do gia đình Stewart không có ý định ướp xác và thời gian trôi qua 2 năm, ở đây là mấu chốt nghi vấn của khoản tiền chuộc. Thời điểm đó còn dậy lên một mối nghi ngờ rằng, có ai đó đang muốn nghiên cứu về hộp sọ của Stewart, một ngành khoa học Sọ học còn tương đối non trẻ.
Chương trình khám phá những hiện tượng lạ Lovejoy cho rằng: “Cướp sọ dùng cho nghiên cứu Sọ học là chuyện rất có thể xảy ra. Nhưng nó thường chỉ áp dụng với những người được xem là thiên tài, kiểu như Haydn và Mozart”. Trong khi nghiên cứu hộp sọ chưa từng phổ biến ở Mỹ hay Âu châu, nhưng Lovejoy chỉ ra rằng: “Một số người cho rằng sẽ là rất giá trị khi nghiên cứu về những khía cạnh của một hộp sọ nổi tiếng”. Dù với bất kỳ lý do gì, Henry Hilton nói với báo New York Times rằng gia đình Stewart sẽ chi 25.000 USD cho bất kỳ ai tóm cổ được bọn tội phạm.
Trước khi qua đời, Stewart đã nổi tiếng là người bủn xỉn. Nhiều giai thoại kể lại rằng ông từng bắn một người thợ mộc chỉ vì người này làm mất một chiếc đinh. Còn có lời đồn đãi khác cho rằng Stewart gần như phá sản khi cho xây dựng Dinh thự đại lộ số 5 vì có kiện cáo cho rằng ông hay trì hoãn xây dựng vào thời chiến. Trong di chúc của mình, Stewart không để lại tài sản cho bất kỳ tổ chức từ thiện hay cho bất kỳ trường đại học nào.
Sau khi tin tức về món tiền treo tưởng được lan truyền, hơn 700 lá thư đã chuyển tới tấp tới Henry Hilton, cho bà góa Cornelia và cả Cảnh sát New York. Hàng trăm “nhân chứng” xuất hiện trên báo Herald, tất cả họ đều tuyên bố có thông tin về vụ án. Thanh tra Duke từ Sở cảnh sát thành phố New York (NYPD) cũng nhận một lá thư, nó được viết và đề địa chỉ dưới dạng nhiều chữ in khác nhau, nội dung thư này tuyên bố rằng: “Trong vòng 8 tiếng đồng hồ, tôi sẽ ở Canada với cái xác của AT Stewart”.
Một bài viết công bố trên tờ Herald nói rằng cái xác đã được trả cho bà quả phụ của Stewart kèm điều kiện bà này phải chi 500.000 USD cho công tác từ thiện. Một số nhà tâm linh tuyên bố rằng họ đã “nói chuyện” với người quá cố Stewart. Trước cả núi thông tin, các nhà điều tra không biết hư, thực ra sao. Trong quá trình thẩm vấn, ít nhất có 2 người đàn ông thừa nhận tội lỗi của mình. 2 nghi phạm mang tên William Burke và Henry Vreeland cung cấp cho các thám tử về nơi giấu xác Stewart ở Chatham (New Jersey).
Nhưng qua điều tra đã hé lộ ra rằng bộ đôi Burke-Vreeland đã khai man và không xứng đáng nhận tiền thưởng, thì cặp đôi này từ chối hợp tác với cảnh sát. Không có bằng chứng nào cho thấy có sự liên quan của 2 người này với vụ cướp xác, nhưng “những người săn lùng may mắn” vẫn trực chỉ lên đường đến Chatham, đào bới khắp nơi nhằm tìm cho kỳ được xác của Stewart. Sau loạt bài trên tờ Herald về vụ cướp xác của tỷ phú Stewart, càng khiến cho công chúng tin vào các tình tiết đáng ngờ của vụ án. Những bài viết sau đó đã khuyên dân chúng cách để bảo vệ mồ mả khỏi bị cướp phá đăng trên tờ Brooklyn Daily Eagle. Tờ Herald Tribune thì đăng bài đề nghị bà quả phụ Stewart nên ngừng đăng thông tin tìm xác chồng nhằm chấm dứt sự cuồng loạn của độc giả. Vào dịp lễ giáng sinh, câu chuyện về cái xác Stewart biến mất trên các báo, nhưng theo nhà xuất bản Jacob A. Riis thì vụ án Stewart là “Buổi bình minh của Báo chí Vàng”.
Cái xác được tìm thấy?
Vào tháng Giêng năm 1879, ông Paul Henry Jones là giám đốc sở bưu điện New York và là cựu tướng lĩnh thời nội chiến, đã nhận một lá thư có địa chỉ ở Montreal (Canada). Một người đàn ông tự xưng danh là Romaine đã tuyên bố rằng ông nắm trong tay xác của Stewart, và đề nghị ông Henry Jones làm luật sư kiêm nhà thương thuyết cho mình.
Ông Jones yêu cầu cung cấp bằng chứng, và nhận được một cái gói có chứa biển tên bị thất lạc của Stewart. Khi ông Henry Jones tiếp cận các nhà điều tra, ông Henry Hilton từ chối trả tiền và cáo buộc Jones tạo ra một âm mưu. Những cuộc đàm phán bất thành, cả 2 phía đều không thỏa mãn và vụ việc rơi vào im lặng.
5 năm sau ngày tỷ phú Stewart tạ thế, Công ty Stewart tuyên bố phá sản vào năm 1881. Cùng năm này, cảnh sát New York tiến hành khai quật một số nơi tại nghĩa địa Đồi Cây Bách ở Brooklyn xuất phát từ một niềm tin cho rằng xác của Stewart được giấu ở đây. Đó cũng là tin tức cuối cùng về cuộc điều tra.
Mặc dù hứa hẹn với bà quả phụ Stewart và truyền thông, nhưng nếu Henry Hilton tìm thấy xác ông chủ Stewart thì ông cũng không muốn công bố nó. Tin đồn râm ran rằng các nhà điều tra tư nhân vẫn đang theo sát vụ án cho mãi tới cuối năm 1885. Vào năm 1887, cựu Cảnh sát trưởng NYPD Walling đã cho xuất bản cuốn hồi ký của ông và nhằm kết thúc vụ án. Theo hồi ký của ông Walling thì cá nhân bà quả phụ Stewart đã tái mở các cuộc đàm phán với bọn trộm mộ từ năm 1884, chỉ 2 năm trước khi bà qua đời.
Bà Cornelia cung cấp số tiền 20.000 USD và bọn trộm đã gửi cho bà tấm bản đồ có đánh dấu thung lũng Hudson. Vào một đêm được chỉ định, khoảng nửa khuya người cháu trai của bà Cornelia đã đi theo con đường được chỉ dẫn trên tấm bản đồ và cuối cùng tìm thấy một cỗ xe chặn đường mình. Một toán đàn ông đeo mặt nạ cầm một mảnh vải liệm quan tài kèm một túi xương. Sau khi ngã giá số tiền, họ lẩn nhanh vào màn đêm. Tài khoản của ông Walling chỉ ra rằng hài cốt của Stewart nhanh chóng được an táng tại Nhà thờ Hiện Thân vào năm 1885.
Có một số người vẫn không ngớt hoài nghi. Một số sử gia tên tuổi bao gồm ông Wayne Fanebust (tác giả của cuốn sách Xác chết mất tích: Vụ trộm mộ của ông trùm hoàng kim”) thì tin rằng xác Stewart còn lâu mới tìm ra. Bằng chứng thuyết phục nhất đến từ lời làm chứng của Herbert Antsey (trợ lý cá nhân của Henry Hilton), hồi năm 1890 người này từng quả quyết rằng: “Xác ông ấy (Stewart) đừng mơ mà tìm thấy. Chính Stewart không có ý định sẽ trả tiền chuộc”.
Bằng cách không thu hồi thân xác người thầy của mình, Henry Hilton có thể đã làm đúng với nguyên tắc của ông chủ. Khi bà Cornelia Stewart qua đời vào năm 1886, báo New York Times còn bày tỏ mối hoài nghi về “hài cốt Stewart được tìm thấy”, tờ này viết rằng “Bà quả phụ Cornelia được an táng cạnh bên ngôi mộ mà bà ấy luôn cho rằng có chứa hài cốt người chồng yêu dấu của mình”. Khi Henry Hilton mất vào năm 1899, báoNew York World lưu ý: “Cái xác không được tìm thấy. Hoặc có lẽ họ đã tìm thấy. Ai mà biết được?”.
Bất chấp những lời hoài nghi về nơi an giấc ngàn thu của tỷ phú Alexander Stewart, hai vợ chồng nhà Stewart dường như không được an táng bên dưới phần sàn đặc biệt của gian giữa nhà thờ. Để tránh xảy ra một vụ cướp mộ lần nữa, địa điểm an táng chính xác của họ vẫn đang là một bí mật.