Theo ATI, thỏi son 3.600 năm tuổi này được phát hiện ở vùng Jiroft phía đông nam Iran.
Theo một nghiên cứu về son môi được công bố trên Scientific Reports, đồ trang điểm cổ xưa và các đồ tạo tác khác lần đầu tiên xuất hiện trở lại vào năm 2001 khi sông Halil tràn qua một số nghĩa trang từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên khiến những ngôi mộ chứa nhiều hiện vật "lộ thiên".
|
Lọ son không khác mấy so với thỏi son ngày nay. Ảnh: ATI. |
Mặc dù địa điểm này đã bị cướp nhưng thỏi son vẫn được đưa đến một bảo tàng địa phương. Thỏi son gồm bộ phận giống như ống son môi hiện đại và chứa chất màu đỏ làm từ khoáng chất như hematit, được làm sẫm màu bởi manganite và braunite, cùng một lượng nhỏ galena và anglesite.
Màu sắc và chất sáp của thỏi son 3.600 năm tuổi này không khác gì công thức làm son môi hiện đại. Các tác giả của nghiên cứu nghi ngờ rằng chủ nhân thỏi son cũng đã sử dụng nó theo cách giống như mọi người ngày nay.
|
Thành phần của thỏi son môi được phát hiện ở Iran. Ảnh: ATI. |
Mặc dù các tác giả nghiên cứu lưu ý rằng “nguồn gốc chính xác” của thỏi son vẫn chưa được biết, nhưng họ tin rằng nó đến từ một nền văn minh thời đại đồ đồng ở địa phương, có thể là Marḫaši cổ đại.
Vậy ai sở hữu thỏi son? Liệu nó có chỉ ra rằng son môi được phát minh ở Iran cổ đại không? Hiện tại, giới nghiên cứu chưa có lời giải đáp chính xác cho những câu hỏi này.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Tranh cãi xung quanh bí ẩn trăm năm không lời giải về Leonardo Da Vinci