Theo đó, Hội nghị Liên minh châu Âu tại Brussels (Bỉ) do Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk chủ trì đã kết thúc sớm hơn nửa ngày sau với kế hoạch. Kết quả của hội nghị lần này là các lãnh đạo châu Âu đều phản đối áp loạt trừng phạt mới lên Moscow.
Trong khi một số phái đoàn bày tỏ sự ủng hộ đối với các đòn trừng phạt mới này thì một số khác lại thúc giục các bên nên cẩn trọng về điều đó.
|
Các nguyên thủ châu Âu chụp ảnh lưu niệm trong Hội nghị Thượng đỉnh ở Brussels ngày 18/12.
|
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, bà Federica Mogherin cảnh báo rằng, việc áp đặt thêm nhiều trừng phạt mới lên Nga có thể làm kinh tế EU “tổn thương” hơn nữa.
“Sự thực rằng, nước Nga đang ở tình trạng khó khăn cũng không hề là một tin tức tốt đẹp đối với người dân Nga, người dân Ukraine, người dân châu Âu hay toàn thể thế giới”, bà Mogherin phát biểu ở hội nghị Brussels.
Trong khi đó, Thủ tướng Angela Merkel của Đức, quốc gia có nền kinh tế và công nghiệp được xếp hàng đầu ở EU, thúc giục các thành viên nên tin tưởng nhiều hơn vào Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Nếu ông ấy (tức Tổng thống Putin) cam kết sẽ tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, chúng tôi phải tin vào điều ông ấy nói”, bà Merkel nói sau khi kết thúc Hội nghị EU.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande, nhân vật có tiêng nói ở EU và cũng ủng hộ việc nới lỏng các lệnh trừng phạt này, cho hay, các cấm vận kinh tế lên Nga có thể được dỡ bỏ nếu chủ quyền của Ukraine được tôn trọng.
Nếu Moscow hợp tác trong cuộc khủng hoảng Ukraine, ông Hollande cho biết: “Sau đó, chúng ta không cần áp đặt các trừng phạt mới lên Nga”.
Trước đó cùng ngày, EU đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới bổ sung liên quan tới hoạt động đầu tư, dịch vụ và thương mại với
Crimea và Sevastopol, hai vùng lãnh thổ mới sáp nhập vào Nga hồi tháng 3/2014.
Các biện pháp mới này nghiêm cấm các doanh nghiệp EU mua bán bất động sản ở Crimea hay cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp ở đó.