Chiến tranh Thế giới 2 kết thúc cũng là tiền đề cho cuộc Chiến tranh Lạnh. Đây được coi là cuộc đấu tranh giữa các nước theo chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Nhằm giải quyết những bất đồng sau thời hậu chiến, lãnh đạo ba cường quốc gồm Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã tham gia Hội nghị Yalta vào tháng 2/1945.
Vào ngày 5/3/1946, trong bài phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Truman, cựu Thủ tướng Anh Churchill tuyên bố: “Từ Stettin ở vùng Baltic cho tới Trieste ở Adriatic, một bức màn sắt đã được buông xuống chắn ngang lục địa”. Ngày 24/6/1948, Liên Xô đã thực hiện một nỗ lực nhằm kiểm soát Berlin khi phong tỏa hết tất cả các đường vào thành phố này. Berlin được chia làm 4 khu vực nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô. Tuy nhiên, thành phố này lại nằm hoàn toàn ở Đông Đức, dưới sự kiểm soát của Liên Xô. Từ tháng 6/1948 tới tháng 5/1949, các máy bay Anh và Mỹ đã chuyển 1,5 triệu tấn hàng cứu trợ cho người dân Tây Đức. Sau 200.000 chuyến bay như vậy, Liên Xô đã dỡ bỏ các lối phong tỏa. Trong ảnh, người dân Berlin đứng giữa đóng gạch vỡ của 1 tòa nhà gần sân bay Tempelhof khi máy bay C-47 chở theo thực phẩm tới. Tháng 8/1949, Tổng thống Truman ký Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, đánh dấu sự ra đời của khối liên minh quân sự NATO. Vào năm 1955, khối Warsaw được lập ra nhằm hình thành một khối liên minh quân sự của các nước đi theo Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Quân đội Liên Xô diễu binh trên Quảng trường Đỏ năm 1954.
Vào ngày 1/1/1959, lực lượng cánh tả dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro đã lật đổ chế độc độc tài thân Mỹ của Batista ở Cuba. Không lâu sau, nhà lãnh đạo tài ba Castro đã quốc hữu hóa các nhà máy đường và ký các thỏa thuận thương mại với Liên Xô.Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev phát biểu ở Hội nghị Paris năm 1960. Tuy nhiên, bài trình bày của ông đã bị gián đoạn sau khi các đại biểu biết về việc máy bay do thám tầm cao của Mỹ U-2 bị bắn hạ trên bầu trời Liên Xô. Mỹ lúc đó biện minh rằng, máy bay này chỉ đang đi làm nhiệm vụ nghiên cứu thời tiết. Bức tường Berlin vừa mới được xây dựng, chia cắt phía đông và tây thành phố vào hồi tháng 8/1961. Bức tường này đây được coi là một biểu tượng của cuộc Chiến tranh Lạnh. Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông bắt tay với Tổng thống Mỹ Richard Nixon trong chuyến thăm ở Bắc Kinh vào ngày 22/2/1972. Ông Nixon trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Trung Quốc. Hai nước đã ra tuyên bố về việc bình thường hóa quan hệ hai nước. Việc tái lập quan hệ này đã làm thay đổi cán cân quyền lực với Liên Xô. Tổng thống Mỹ Ronald Reagan nói chuyện với lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev trong hội nghị kéo dài 2 ngày ở Geneva, Thụy Sỹ ngày 21/11/1985. Ông Gorbachev chủ trương hướng tới những cải cách về mặt kinh tế trong thời gian tại nhiệm. 2 năm sau, hai nhà lãnh đạonày đã ký Hiệp ước tên lửa tầm trung, qua đó loại bỏ hơn 2.600 tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu. Ngày 10/10/1989, Hungary đã mở biên giới với Áo để tạo điều kiện cho những người dân Đông Đức chạy sang phía Tây Đức. Sau một loạt các cuộc biểu tình rầm rộ ở Đông Đức và Đông Âu, Bức tường Berlin đã sụp đổ vào ngày 9/11 cùng năm. Trong ảnh, một người biểu tình lấy búa nện về phía Bức tường Berlin trong khi các binh lính biên phòng Đông Đức đứng ở phía công Bradenburg đang dõi theo. Đã xảy ra một cuộc chính biến ở nội bộ ban lãnh đạo Liên Xô vào ngày 19/8/1991 trong khi lãnh đạo Gorbachev đi nghỉ mát ở bán đảo Crimea. Sau sự kiện này, Liên Xô tan rã. Người lên làm Tổng thống Nga sau đó đó là ông Boris Yeltsin (trong ảnh).
Chiến tranh Thế giới 2 kết thúc cũng là tiền đề cho cuộc Chiến tranh Lạnh. Đây được coi là cuộc đấu tranh giữa các nước theo chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Nhằm giải quyết những bất đồng sau thời hậu chiến, lãnh đạo ba cường quốc gồm Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã tham gia Hội nghị Yalta vào tháng 2/1945.
Vào ngày 5/3/1946, trong bài phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Truman, cựu Thủ tướng Anh Churchill tuyên bố: “Từ Stettin ở vùng Baltic cho tới Trieste ở Adriatic, một bức màn sắt đã được buông xuống chắn ngang lục địa”.
Ngày 24/6/1948, Liên Xô đã thực hiện một nỗ lực nhằm kiểm soát Berlin khi phong tỏa hết tất cả các đường vào thành phố này. Berlin được chia làm 4 khu vực nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô. Tuy nhiên, thành phố này lại nằm hoàn toàn ở Đông Đức, dưới sự kiểm soát của Liên Xô. Từ tháng 6/1948 tới tháng 5/1949, các máy bay Anh và Mỹ đã chuyển 1,5 triệu tấn hàng cứu trợ cho người dân Tây Đức. Sau 200.000 chuyến bay như vậy, Liên Xô đã dỡ bỏ các lối phong tỏa. Trong ảnh, người dân Berlin đứng giữa đóng gạch vỡ của 1 tòa nhà gần sân bay Tempelhof khi máy bay C-47 chở theo thực phẩm tới.
Tháng 8/1949, Tổng thống Truman ký Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, đánh dấu sự ra đời của khối liên minh quân sự NATO.
Vào năm 1955, khối Warsaw được lập ra nhằm hình thành một khối liên minh quân sự của các nước đi theo Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Quân đội Liên Xô diễu binh trên Quảng trường Đỏ năm 1954.
Vào ngày 1/1/1959, lực lượng cánh tả dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro đã lật đổ chế độc độc tài thân Mỹ của Batista ở Cuba. Không lâu sau, nhà lãnh đạo tài ba Castro đã quốc hữu hóa các nhà máy đường và ký các thỏa thuận thương mại với Liên Xô.
Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev phát biểu ở Hội nghị Paris năm 1960. Tuy nhiên, bài trình bày của ông đã bị gián đoạn sau khi các đại biểu biết về việc máy bay do thám tầm cao của Mỹ U-2 bị bắn hạ trên bầu trời Liên Xô. Mỹ lúc đó biện minh rằng, máy bay này chỉ đang đi làm nhiệm vụ nghiên cứu thời tiết.
Bức tường Berlin vừa mới được xây dựng, chia cắt phía đông và tây thành phố vào hồi tháng 8/1961. Bức tường này đây được coi là một biểu tượng của cuộc Chiến tranh Lạnh.
Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông bắt tay với Tổng thống Mỹ Richard Nixon trong chuyến thăm ở Bắc Kinh vào ngày 22/2/1972. Ông Nixon trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Trung Quốc. Hai nước đã ra tuyên bố về việc bình thường hóa quan hệ hai nước. Việc tái lập quan hệ này đã làm thay đổi cán cân quyền lực với Liên Xô.
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan nói chuyện với lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev trong hội nghị kéo dài 2 ngày ở Geneva, Thụy Sỹ ngày 21/11/1985. Ông Gorbachev chủ trương hướng tới những cải cách về mặt kinh tế trong thời gian tại nhiệm. 2 năm sau, hai nhà lãnh đạonày đã ký Hiệp ước tên lửa tầm trung, qua đó loại bỏ hơn 2.600 tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu.
Ngày 10/10/1989, Hungary đã mở biên giới với Áo để tạo điều kiện cho những người dân Đông Đức chạy sang phía Tây Đức. Sau một loạt các cuộc biểu tình rầm rộ ở Đông Đức và Đông Âu, Bức tường Berlin đã sụp đổ vào ngày 9/11 cùng năm. Trong ảnh, một người biểu tình lấy búa nện về phía Bức tường Berlin trong khi các binh lính biên phòng Đông Đức đứng ở phía công Bradenburg đang dõi theo.
Đã xảy ra một cuộc chính biến ở nội bộ ban lãnh đạo Liên Xô vào ngày 19/8/1991 trong khi lãnh đạo Gorbachev đi nghỉ mát ở bán đảo Crimea. Sau sự kiện này, Liên Xô tan rã. Người lên làm Tổng thống Nga sau đó đó là ông Boris Yeltsin (trong ảnh).