Độc chiêu xua tan nóng bức thời Trung Quốc cổ đại

Google News

(Kiến Thức) - Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, người ta sử dụng những độc chiêu nào để xua tan cái oi bức, nóng nực của mùa hè?

Trong cái nóng thiêu đốt của mùa hè, chúng ta có rất nhiều cách để làm mát, ví dụ như sử dụng quạt hoặc điều hòa… Những công cụ này có thể giúp chúng ta hạ nhiệt tức thời, vậy thì trong thời cổ đại người ta sử dụng cách nào để giải tỏa cái nóng oi bức của mùa hè?
Ảnh minh họa. 
Thực ra, thời xưa, con người đã dựa vào trí thông minh của mình để chế tạo ra các “phòng điều hòa” để tránh nắng hè.
Thời Tiên Tần “phòng điều hòa” được gọi là “quật thất”, thời Hán gọi là “thanh lương điện”, thời Đường gọi là “thủy đình”, thời Tống gọi là “hàn bộc điện” và thời Minh Thanh gọi là “không điều tỉnh phòng”.
Chữ “Quật” ý chỉ các hang động, hay chính là tầng hầm ở thời nay. “Quật thất” khá phổ biến ở thời Tiên Tần, nó được sắp xếp chỉn chu hơn so với tầng hầm thời nay.
Trong cung điện của triều đại nhà Hán được thiết kế 2 loại “phòng điều hòa”, thích hợp với mùa đông và mùa hè. Phòng điều hòa mùa đông được gọi là “ôn điều điện”, mùa hè được gọi là “thanh lương điện”. Trong cuốn Hàn Thư từng ghi chép, hiệu quả làm mát của “thanh lương điện” khá tốt, bên trong “thanh lương điện” vào mùa hè còn có thể tạo thành sương.
Tới thời Đường, khu vực Trường An thường xuất hiện “thủy đình”, là nơi dùng để tránh nóng. Khi đó, người ta đã biết lợi dụng nước để tạo vòng quay của cánh quạt tạo thành khí mát. “Thủy đình” được đánh giá an toàn và có tác dụng bảo vệ môi trường.
Dưới thời Tống, “phòng điều hòa” đã được cải tiến. Trong hoàng cung còn thiết kế nơi chuyên dùng để tránh nắng ngày hè, được gọi là “hàn bộc điện”. Ở nơi đó khá yên tĩnh và thoải mái.
Tới thời Minh Thanh, phương thức tránh nóng trong cung điện cũng có nét đặc trưng riêng. Điểm đặc biệt là, đào giếng sâu để lấy những khí lạnh, phía trên còn có nắp đậy.
Tân Gia

Bình luận(0)