Chuyên đề “Cổ vật Nhật Bản” đang diễn ra tại Bảo tàng LSVN TP.HCM trưng bày 239 hiện vật giúp khách tham quan hiểu thêm về lịch sử – văn hóa Nhật Bản. Phật giáo là tôn giáo lâu đời và chiếm ưu thế hơn so với các tôn giáo khác, nên có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần của người Nhật. Ảnh: Tượng gỗ sơn son thiếp vàng thế kỷ 17.
Thời xưa, người Nhật thường hay di chuyển nơi ở do loạn lac nên các bức tượng thường nhỏ, gọn và đặt vừa trong các tủ thờ nhỏ để tiện mang theo.
Bên cạnh Phật giáo, đạo Shinto (Thần đạo) cũng là một tôn giáo lâu đời ở Nhật Bản, thờ gia thần và các hộ thần ở địa phương.
Bên cạnh đó, người Nhật cũng thờ các vị anh hùng, các thủ lĩnh xuất chúng trong nhân dân (tủ thờ Triều đình tiên ).
Kiếm Nhật hay Katana là loại trường kiếm, hình hơi cong, một lưỡi, rất bén được các Samurai trọng dụng và luôn đeo trên thắt lưng - thường cặp với một thanh kiếm ngắn hơn.
Bộ kiếm đôi kiếm Nhật còn được gọi là Đại - Tiểu - biểu tượng cho tác phong và danh dự của người võ sĩ.
Miếng chắn thép tiếng Nhật là “Tsuba" là một bộ phận quan trọng của thanh kiếm, nhằm bảo vệ tay người sử dụng, được làm bằng thép.
Trên miếng chắn thép thường được chạm khắc các hoa văn tinh xảo và có ý nghĩa nhận dạng, khẳng định đẳng cấp trong xã hội.
Mặt sau gương soi bằng đồng được chạm khắc tinh xảo.
Các lư hương bằng đồng được khảm các họa tiết trang trí bằng vàng.
Lư trầm hình chiếc trống được trang trí bằng hình ảnh những em bé đang nô đùa.
Cặp đôi lư hương thể hiện rõ ràng thuyết âm dương của người Á Đông.
Một lọ đựng đồ trang sức bằng ngà, khảm vàng của gia đình quý tộc Nhật Bản xưa.
Các hộp nhỏ bằng gỗ quý được chế tác rất tinh xảo, có các tay nắm bằng đồng và hoa anh đào - quốc hoa của Nhật Bản.
Một chiếc hộp khác được khảm ngà voi và vàng, các chi tiết nhỏ li ti chứng tỏ tay nghề tinh xảo của người thợ thủ công Nhật Bản.
Chuyên đề “Cổ vật Nhật Bản” đang diễn ra tại Bảo tàng LSVN TP.HCM trưng bày 239 hiện vật giúp khách tham quan hiểu thêm về lịch sử – văn hóa Nhật Bản. Phật giáo là tôn giáo lâu đời và chiếm ưu thế hơn so với các tôn giáo khác, nên có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần của người Nhật. Ảnh: Tượng gỗ sơn son thiếp vàng thế kỷ 17.
Thời xưa, người Nhật thường hay di chuyển nơi ở do loạn lac nên các bức tượng thường nhỏ, gọn và đặt vừa trong các tủ thờ nhỏ để tiện mang theo.
Bên cạnh Phật giáo, đạo Shinto (Thần đạo) cũng là một tôn giáo lâu đời ở Nhật Bản, thờ gia thần và các hộ thần ở địa phương.
Bên cạnh đó, người Nhật cũng thờ các vị anh hùng, các thủ lĩnh xuất chúng trong nhân dân (tủ thờ Triều đình tiên ).
Kiếm Nhật hay Katana là loại trường kiếm, hình hơi cong, một lưỡi, rất bén được các Samurai trọng dụng và luôn đeo trên thắt lưng - thường cặp với một thanh kiếm ngắn hơn.
Bộ kiếm đôi kiếm Nhật còn được gọi là Đại - Tiểu - biểu tượng cho tác phong và danh dự của người võ sĩ.
Miếng chắn thép tiếng Nhật là “Tsuba" là một bộ phận quan trọng của thanh kiếm, nhằm bảo vệ tay người sử dụng, được làm bằng thép.
Trên miếng chắn thép thường được chạm khắc các hoa văn tinh xảo và có ý nghĩa nhận dạng, khẳng định đẳng cấp trong xã hội.
Mặt sau gương soi bằng đồng được chạm khắc tinh xảo.
Các lư hương bằng đồng được khảm các họa tiết trang trí bằng vàng.
Lư trầm hình chiếc trống được trang trí bằng hình ảnh những em bé đang nô đùa.
Cặp đôi lư hương thể hiện rõ ràng thuyết âm dương của người Á Đông.
Một lọ đựng đồ trang sức bằng ngà, khảm vàng của gia đình quý tộc Nhật Bản xưa.
Các hộp nhỏ bằng gỗ quý được chế tác rất tinh xảo, có các tay nắm bằng đồng và hoa anh đào - quốc hoa của Nhật Bản.
Một chiếc hộp khác được khảm ngà voi và vàng, các chi tiết nhỏ li ti chứng tỏ tay nghề tinh xảo của người thợ thủ công Nhật Bản.