Bệnh viện trên là một trong số ít cơ sở thí nghiệm trên thế giới theo đuổi công trình nghiên cứu này. Dù lực lượng rất mỏng song họ luôn nỗ lực không ngừng để nhân rộng mô hình nhằm hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân.
|
Một chiếc mũi được tái tạo giống hệt với phiên bản thật.
|
Tại đây, họ tiến hành tái tạo các
bộ phận trên cơ thể người như ống dẫn lệ, mạch máu và khí quản. Ngoài ra, họ cũng hy vọng sẽ sớm mô phỏng thành công các bộ phận khác. Miêu tả về công việc mình thực hiện, giáo sư Alexander Seifalian hiện giảng dạy tại Đại học London cho biết: “Nó giống như là làm bánh vậy. Mỗi bộ phận chúng tôi chỉ cần một chiếc khuôn hoàn hảo”.
|
Tai được đánh giá là khó tái tạo bởi nó có nhiều đường viền mỏng xung quanh và được cấy từ lớp sụn lấy từ xương sườn.
|
Những gì nhóm
nghiên cứu theo đuổi rất thiết thực. Cụ thể, năm ngoái họ đã tiến hành tái tạo mũi cho một trường hợp khi ông ta buộc phải cắt mũi để loại bỏ tế bào ung thư. Bằng cách bổ sung muối, đường kết hợp với tế bào gốc lấy từ cơ thể bệnh nhân, các nhà khoa học đã mô phỏng được chiếc mũi giống hệt so với phiên bản thật.
Tại thời điểm đó, các bác sĩ đã lấy tế bào gốc từ chất béo ở bụng bệnh nhân rồi nuôi cấy trong một môi trường đặc biệt khoảng hai tuần trước khi đem ra “đúc” mũi. Sau khi tạo hình, nó được cấy vào cánh tay để "mồi" cho da mọc kín xung quanh.
|
Sau hai tuần nuôi dưỡng trong môi trường đặc biệt, tế bào gốc được cấy vào cánh tay để hình thành lớp da bên ngoài.
|
Giáo sư Seifalian cho biết hiện ông và cộng sự rất mong các cơ quan quản lý cho phép họ cấy chiếc mũi nhân tạo lên gương mặt bệnh nhân.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đang cố gắng tái tạo các cơ quan khác như động mạch vành và tai. Họ dự định cuối năm nay sẽ tiến hành thử nghiệm ở Ấn Độ và London để kiểm tra tái tạo tai có đạt được thành công tốt đẹp như những bộ phận trước hay không.
Nhìn chung, tái tạo tai khó hơn nhiều so với mũi bởi nó gồm nhiều đường viền mỏng xung quanh và phải lấy được lớp sụn từ xương sườn của người bệnh. Quá trình lấy các tế bào chất béo ở bụng được cho là dễ hơn nhiều so với cách mổ ngực lấy xương.
Đánh giá nghiên cứu trên, Eileen,
chuyên gia nghiên cứu về tế bào gốc đến từ trường King College London cho rằng: “Để tiến xa trong việc tái tạo các bộ phận phức tạp như thận, phổi hoặc gan, các nhà khoa học trước hết phải đảm bảo tỷ lệ thành công cao ở tai và mũi”.
Trước đây, nhóm nghiên cứu từng
tái tạo mạch máu cho một số bệnh nhân. Tuy nhiên, họ thừa nhận rằng cần phải theo dõi thêm về những tác dụng phụ ở phương pháp này. Đặc biệt, cần cảnh giác cao độ với căn bệnh ung thư. Nhóm nghiên cứu cũng mong đến năm 2016, thực hiện cấy ghép cho bệnh nhân sẽ được chính thức chấp thuận.
Một trong những khó khăn khác mà nhóm nghiên cứu vấp phải là người bệnh thường rất kén chọn. Họ yêu cầu từng chi tiết nhỏ trên bộ phận mới. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ có thể đáp ứng sản xuất hàng loạt bởi việc tạo khuôn thực sự rất phức tạp.