Phẫu thuật là quá trình loại bỏ các tế bào gây bệnh ở ngực. Nó thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh ở giai đoạn muộn, tổn thương đã lan rộng. Sau khi điều trị, cơ thể người bệnh có sự thay đổi đáng kể. Vì vậy, sự chuẩn bị chu đáo sẽ khiến bạn không gặp nhiều sự cố đáng tiếc.
1 - Mua áo lót định hình ngực. Vài tuần đầu sau phẫu thuật, nên tránh mặc áo lót chật hoặc có gọng đỡ cứng bởi nó có thể cọ sát mạnh vào các vết mổ, gây đau nhức hoặc sưng phồng cho người bệnh. Thay vào đó, bạn nên mua một chiếc áo có tác dụng định hình khuôn ngực với chất liệu mềm mại để bảo vệ vùng da nhạy cảm. Bạn cũng nên mua vài chiếc để thay đổi mỗi khi vệ sinh cơ thể.
2 - Kim băng. Khoảng 10 ngày sau phẫu thuật, bạn sẽ được sử dụng những chiếc ống dẫn nhỏ nhằm hỗ trợ loại bỏ chất lỏng còn sót lại trong quá trình điều trị. Để tránh vướng víu, hãy chuẩn bị trước một hộp kim băng nhỏ để ghim chúng gọn gàng vào quần áo khi di chuyển.
3 - Lựa chọn quần áo khổ rộng. Sau điều trị, cơ thể bạn không thể linh hoạt như lúc đầu. Để thoải mái khi hoạt động, bạn nên lựa chọn vài bộ quần áo chất liệu mềm mại, rộng rãi để mặc. Diện những bộ đồ bó sát có thể gây tắc nghẽn mạch máu hoặc cọ sát mạnh vào vết mổ gây đau rát vô cùng.
4 - Mua một chiếc gối nêm. Những đêm đầu tiên sau chữa bệnh sẽ trôi qua rất nặng nề. Thậm chí bạn có thể gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì tư thế nằm ngửa hoặc cử động ngồi dậy. Để luôn được thư giãn khi ngủ, hãy chuẩn bị gối nêm ở vị trí đầu gối và cổ. Có sự hỗ trợ từ chiếc gối này, bạn cũng có thể dễ dang ngồi dậy để đọc sách hoặc xem ti vi khi mất ngủ.
5 - Tất ấm. Sau khi điều trị, cơ thể thường trở nên yếu hơn và cần được giữ ấm. Chính vì vậy, bạn nên sắm sẵn tất dày để bảo đảm đôi chân luôn ấm áp. Hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh kết hợp màu sắc tươi sáng sẽ giúp cải thiện đáng kể không gian u ám trong phòng bệnh.
6 - Son dưỡng ẩm. Mỗi sáng thức dậy, bệnh nhân có thể gặp tình trạng môi khô, nứt nẻ khó chịu. Đôi khi bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chưa được bổ sung chất lỏng ở thời điểm này. Một thỏi son dưỡng ẩm sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bạn nên tránh sử dụng son có mùi hương đậm bởi chúng có thể gây buồn nôn, nôn thốc tháo.
7- Khăn ướt. Để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng vết mổ, bác sĩ thường căn dặn bệnh nhân không một thời gian dài. Bạn có thể vệ sinh cơ thể bằng khăn ướt có sẵn trên thị trường. Cố gắng lựa chọn sản phẩm của những nhà sản xuất uy tín và đảm bảo không lau quá gần khu vực mổ.
Phẫu thuật là quá trình loại bỏ các tế bào gây bệnh ở ngực. Nó thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh ở giai đoạn muộn, tổn thương đã lan rộng. Sau khi điều trị, cơ thể người bệnh có sự thay đổi đáng kể. Vì vậy, sự chuẩn bị chu đáo sẽ khiến bạn không gặp nhiều sự cố đáng tiếc.
1 - Mua áo lót định hình ngực. Vài tuần đầu sau phẫu thuật, nên tránh mặc áo lót chật hoặc có gọng đỡ cứng bởi nó có thể cọ sát mạnh vào các vết mổ, gây đau nhức hoặc sưng phồng cho người bệnh. Thay vào đó, bạn nên mua một chiếc áo có tác dụng định hình khuôn ngực với chất liệu mềm mại để bảo vệ vùng da nhạy cảm. Bạn cũng nên mua vài chiếc để thay đổi mỗi khi vệ sinh cơ thể.
2 - Kim băng. Khoảng 10 ngày sau phẫu thuật, bạn sẽ được sử dụng những chiếc ống dẫn nhỏ nhằm hỗ trợ loại bỏ chất lỏng còn sót lại trong quá trình điều trị. Để tránh vướng víu, hãy chuẩn bị trước một hộp kim băng nhỏ để ghim chúng gọn gàng vào quần áo khi di chuyển.
3 - Lựa chọn quần áo khổ rộng. Sau điều trị, cơ thể bạn không thể linh hoạt như lúc đầu. Để thoải mái khi hoạt động, bạn nên lựa chọn vài bộ quần áo chất liệu mềm mại, rộng rãi để mặc. Diện những bộ đồ bó sát có thể gây tắc nghẽn mạch máu hoặc cọ sát mạnh vào vết mổ gây đau rát vô cùng.
4 - Mua một chiếc gối nêm. Những đêm đầu tiên sau chữa bệnh sẽ trôi qua rất nặng nề. Thậm chí bạn có thể gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì tư thế nằm ngửa hoặc cử động ngồi dậy. Để luôn được thư giãn khi ngủ, hãy chuẩn bị gối nêm ở vị trí đầu gối và cổ. Có sự hỗ trợ từ chiếc gối này, bạn cũng có thể dễ dang ngồi dậy để đọc sách hoặc xem ti vi khi mất ngủ.
5 - Tất ấm. Sau khi điều trị, cơ thể thường trở nên yếu hơn và cần được giữ ấm. Chính vì vậy, bạn nên sắm sẵn tất dày để bảo đảm đôi chân luôn ấm áp. Hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh kết hợp màu sắc tươi sáng sẽ giúp cải thiện đáng kể không gian u ám trong phòng bệnh.
6 - Son dưỡng ẩm. Mỗi sáng thức dậy, bệnh nhân có thể gặp tình trạng môi khô, nứt nẻ khó chịu. Đôi khi bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chưa được bổ sung chất lỏng ở thời điểm này. Một thỏi son dưỡng ẩm sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bạn nên tránh sử dụng son có mùi hương đậm bởi chúng có thể gây buồn nôn, nôn thốc tháo.
7- Khăn ướt. Để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng vết mổ, bác sĩ thường căn dặn bệnh nhân không một thời gian dài. Bạn có thể vệ sinh cơ thể bằng khăn ướt có sẵn trên thị trường. Cố gắng lựa chọn sản phẩm của những nhà sản xuất uy tín và đảm bảo không lau quá gần khu vực mổ.