Súp hành và táo. Bản thân hành, táo chứa lượng lớn quercetin – một loại bioflavonoid có đặc tính chống ung thư cực mạnh. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khẳng định tiêu thụ súp hành, táo có khả năng ngừa sự tấn công của nhiều loại ung thư. Súp gà. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra, súp gà và những thành phần trong món ăn này khi đi vào cơ thể có tác dụng ngăn chặn sự di căn của neutrophils – các tế bào máu trắng. Đồng thời, dưỡng chất trong món ăn cũng dễ dàng tiêu diệt lượng lớn vi khuẩn, vi rút gây bệnh truyền nhiễm. Cà chua nấu với húng quế. Nhiều bà nội trợ quen sốt cà chua với hành mà không biết rằng cà chua có thể kết hợp với tỏi, hẹ, húng quế vừa có tác dụng ngừa ung thư, vừa mang lại hương vị hấp dẫn cho món ăn. Cụ thể, hấp thụ Allicin trong tỏi thường xuyên giúp làm chậm, ngăn chặn sự hình thành một số loại ung thư. Trong khi đó, hẹ chứa nhiều quercetin – một bioflavonoid có tính năng kháng viêm, chống ung thư cực nhạy. Thực tế, người dân các nước có thói quen ăn nhiều cà chua, tỏi như Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp thường có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày, đại tràng, tuyến tụy, thực quản và ung thư vú khá thấp.Canh gà nấu với súp lơ xanh. Không chỉ ngon miệng, đưa cơm, thành phần súp lơ xanh trong món ăn còn phát huy khả năng loại bỏ độc tố gây ung thư, ngăn chặn sự hình thành và phát triển các khối u lành tính, ác tính cực nhạy. Để tăng tính năng ngừa bệnh, bạn có thể thêm thành phần cần tây vào món canh.
Canh cải xoong. Cải xoong được đánh giá như một loại siêu thực phẩm làm giảm nguy cơ thiệt hại DNA tế bào máu. Làm được điều này là nhờ lượng vitamin C, beta – carotene, lutein dồi dào trong rau.
Súp củ cải đường, cà rốt. Kết hợp hai loại củ này bạn sẽ tạo nên món súp thơm ngon, bắt mắt, giàu dinh dưỡng và có khả năng ngừa ung thư cao. Có được lợi ích sức khỏe này là nhờ lượng lớn betacyanin (chất có tác dụng làm củ cải đường có màu đỏ đậm) và falcarinol (hợp chất có khả năng ức chế hoạt động của các tế bào ung thư). Súp khoai lang. Nếu cảm thấy ngán khoai luộc, bạn có thể chế biến khoai lang dưới dạng súp để thưởng thức. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên sử dụng khoai lang có màu nghệ để chế biến món ăn vì chúng chứa nhiều beta – carotene. Ngoài ra, khoai lang còn chứa nhiều vitamin C có khả năng chống lại sự hình thành của các gốc tự do gây hại trong cơ thể. Súp đậu, lúa mạch và húng quế. Chế độ ăn nhiều loại đậu được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ của một số loại ung thư, bao gồm vú, tuyến tiền liệt và ruột kết. Súp lơ xanh nấu với lúa mạch. Khi đi vào cơ thể, các dưỡng chất trong súp lơ xanh có khả năng loại bỏ độc tố gây ung thư, ngăn chặn sự hình thành khối u ác tính, giảm tổn thương DNA, ức chế quá trình di căn của các tế bào gây bệnh. Trong khi đó, lúa mạch được xem là vũ khí tuyệt vời với lượng lớn selen mang lại tác dụng ngừa ung thư cực nhạy.
Súp hành và táo. Bản thân hành, táo chứa lượng lớn quercetin – một loại bioflavonoid có đặc tính chống ung thư cực mạnh. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khẳng định tiêu thụ súp hành, táo có khả năng ngừa sự tấn công của nhiều loại ung thư.
Súp gà. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra, súp gà và những thành phần trong món ăn này khi đi vào cơ thể có tác dụng ngăn chặn sự di căn của neutrophils – các tế bào máu trắng. Đồng thời, dưỡng chất trong món ăn cũng dễ dàng tiêu diệt lượng lớn vi khuẩn, vi rút gây bệnh truyền nhiễm.
Cà chua nấu với húng quế. Nhiều bà nội trợ quen sốt cà chua với hành mà không biết rằng cà chua có thể kết hợp với tỏi, hẹ, húng quế vừa có tác dụng ngừa ung thư, vừa mang lại hương vị hấp dẫn cho món ăn.
Cụ thể, hấp thụ Allicin trong tỏi thường xuyên giúp làm chậm, ngăn chặn sự hình thành một số loại ung thư. Trong khi đó, hẹ chứa nhiều quercetin – một bioflavonoid có tính năng kháng viêm, chống ung thư cực nhạy.
Thực tế, người dân các nước có thói quen ăn nhiều cà chua, tỏi như Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp thường có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày, đại tràng, tuyến tụy, thực quản và ung thư vú khá thấp.
Canh gà nấu với súp lơ xanh. Không chỉ ngon miệng, đưa cơm, thành phần súp lơ xanh trong món ăn còn phát huy khả năng loại bỏ độc tố gây ung thư, ngăn chặn sự hình thành và phát triển các khối u lành tính, ác tính cực nhạy. Để tăng tính năng ngừa bệnh, bạn có thể thêm thành phần cần tây vào món canh.
Canh cải xoong. Cải xoong được đánh giá như một loại siêu thực phẩm làm giảm nguy cơ thiệt hại DNA tế bào máu. Làm được điều này là nhờ lượng vitamin C, beta – carotene, lutein dồi dào trong rau.
Súp củ cải đường, cà rốt. Kết hợp hai loại củ này bạn sẽ tạo nên món súp thơm ngon, bắt mắt, giàu dinh dưỡng và có khả năng ngừa ung thư cao. Có được lợi ích sức khỏe này là nhờ lượng lớn betacyanin (chất có tác dụng làm củ cải đường có màu đỏ đậm) và falcarinol (hợp chất có khả năng ức chế hoạt động của các tế bào ung thư).
Súp khoai lang. Nếu cảm thấy ngán khoai luộc, bạn có thể chế biến khoai lang dưới dạng súp để thưởng thức. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên sử dụng khoai lang có màu nghệ để chế biến món ăn vì chúng chứa nhiều beta – carotene. Ngoài ra, khoai lang còn chứa nhiều vitamin C có khả năng chống lại sự hình thành của các gốc tự do gây hại trong cơ thể.
Súp đậu, lúa mạch và húng quế. Chế độ ăn nhiều loại đậu được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ của một số loại ung thư, bao gồm vú, tuyến tiền liệt và ruột kết.
Súp lơ xanh nấu với lúa mạch. Khi đi vào cơ thể, các dưỡng chất trong súp lơ xanh có khả năng loại bỏ độc tố gây ung thư, ngăn chặn sự hình thành khối u ác tính, giảm tổn thương DNA, ức chế quá trình di căn của các tế bào gây bệnh.
Trong khi đó, lúa mạch được xem là vũ khí tuyệt vời với lượng lớn selen mang lại tác dụng ngừa ung thư cực nhạy.