Hội thảo có sự tham gia của 30 chuyên gia thiết kế vi mạch đến từ các trường Đại học hàng đầu miền bắc như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Bưu chính viễn thông, ĐH Giao thông vận tải … các công ty công nghiệp như FSOFT, Dolphin Technology, Keysight Technology, Rohde-Schwarz,…
|
BKIC01.LDO035 – IC ổn áp LDO. |
Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham dự của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước về Khoa học Công nghệ và Giáo dục – Đào tạo, như Bộ KHCN, Bộ Giáo dục Đào tạo, Quỹ Đổi mới Quốc gia về Khoa học Công nghệ, Ban cơ yếu chính phủ.
Tại hội thảo, các chuyên gia thảo luận về các vấn đề trong lĩnh vực thiết kế vi mạch và trao đổi kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp vi mạch tại Việt Nam nói chung và phía bắc nói riêng.
Đây là lần thứ hai Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ Điện tử - Viễn thông, Phòng thí nghiệm thiết kế vi mạch, Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo này. Hội thảo góp phần phát triển gắn kết cộng đồng nghiên cứu phát triển và thiết kế vi mạch tại khu vực phía Bắc.
|
BKIC02.ACDC013 – IC nguồn cho mạch sạc điện thoại di động không dây. |
|
BKIC03.NFC013 – IC truyền thông không dây tầm gần. |
Tại hội thảo, các nhà khoa học đã trình bày các kết quả nghiên cứu thiết kế chế tạo các vi mạch tiên tiến như vi mạch nguồn, vi mạch truyền thông không dây, vi mạch cơ điện tử, vi mạch cảm biến sinh học. Trong đó, phòng thí nghiệm thiết kế vi mạch ĐH Bách khoa Hà Nội đã thiết kế và chế tạo thành công mẫu vi mạch ổn áp LDO, vi mạch chỉnh lưu AC-DC hiệu suất cao, vi mạch truyền thông tầm gần NFC tag.
Vi mạch ổn áp LDO của BKIC có thể ứng dụng trong mạch cấp nguồn cho thiết bị vi điều khiển, thiết bị định vị toàn cầu GPS, thiết bị chiếu sáng tiết kiệm năng lượng LED. Vi mạch chỉnh lưu hiệu suất cao được sử dụng trong thiết bị cấp nguồn không dây cho điện thoại di động. Vi mạch NFC tag được sử dụng để cung cấp năng lượng và truyền thông cho các cảm biến thông minh.
Các thiết kế vi mạch của BKIC Lab được thực hiện trong các dự án hợp tác quốc tế với các Viện nghiên cứu và các tập đoàn quốc tế. Ví dụ, các vi mạch AC-DC, vi mạch NFC tag là kết quả nghiên cứu hợp tác giữa Viện ĐTVT và KAIST, Hàn Quốc và được công ty Samsung tài trợ.
Ngoài ra, các thiết kế này cũng đã nhận được sự quan tâm, yêu cầu chuyển giao của các đơn vị trong nước.