Chiêu “chém đẹp” của cụ ông sửa xe ven Hồ Gươm

Google News

Mặc dù đã hỏi giá trước nhưng khi khách trả tiền, cụ ông sửa xe ven Hồ Gươm vẫn hét giá cho mỗi lần bơm xe là 10.000 đồng, một miếng vá xe máy giá 30.000 đồng...

Những ngày qua, nhiều bạn đọc phản ánh đến báo Người Đưa Tin về cụ ông sửa xe ven Hồ Gươm. Bạn Phương Vũ cho hay: “Hôm 2/9 mình đi chơi qua hồ Gươm thì xe hết hơi. Vào vá xe xong cụ ông bảo phải thay săm. Lúc thay săm xe máy xong, cụ bảo hết 250 nghìn mà mình phát hoảng. Hỏi sao đắt thế thì cụ bảo dịp 2/9 nên đắt đỏ là chuyện bình thường”.
Bạn này cũng cho biết: “Mặc dù đã qua dịp lễ 2/9 nhưng đến nay cụ ông vẫn chặt chém khách sửa xe với giá trên. Mọi người cảnh giác nhé”.
Chieu “chem dep” cua cu ong sua xe ven Ho Guom
Mỗi lần vá xe cụ ông hét giá 30.000 đồng, thay săm giá 200.000 - 250.000 đồng 
Phan Thiên, một độc giả khác nói: Lúc vào vá xe máy, cụ ông cho biết giá 30.000 đồng. Do xe hỏng dọc đường nên mình đành chấp nhận. Thế nhưng lúc thanh toán cụ ông bảo hết 200 nghìn. Khi thắc mắc thì cụ thản nhiên trả lời: “Săm xe máy đã nát quá nên thay luôn”.
Phan Thiên cũng chia sẻ, giá thay săm xe máy chỉ các hiệu sửa xe chỉ từ 70.000 – 110.000 đồng; vá xe từ 5.000 – 10.000 đồng.
Trên diễn đàn otofun, rất nhiều người chia sẻ từng là “nạn nhân” của cụ ông sửa xe máy này. Kể cả bơm xe 1 lần bằng bơm tay, cụ ông cũng lấy giá 10.000 đồng.
Chieu “chem dep” cua cu ong sua xe ven Ho Guom-Hinh-2
Không ít người cho biết từng là "nạn nhân" bị "chặt chém" khi sửa xe ven hồ Gươm 
“Không đơn thuần với những miếng vá giá đắt đỏ mà nhiều khi xe hết hơi vào bơm xe nhưng cụ ông bảo săm xe bị rách chân van nên phải thay săm mới”, một thành viên cho hay.
Để xác minh thông tin trên, chiều 7/9, phóng viên đã tìm đến địa chỉ nơi cụ ông thường ngồi vá xe. Khi chúng tôi hỏi thăm thì một bà bán nước ven hồ Gươm nói: “Có phải định tìm ông Hiển hay sửa xe chỗ góc Bưu điện không. Hôm nay ông ấy bận gì mà chưa thấy ra. Bọn cháu cần sửa xe thì chịu khó dắt bộ thêm vài trăm mét tìm quán khác chứ mang xe cho ông ấy sửa cũng chết tiền. Xe không sao rồi vào ông ấy cũng cố tình làm cho cháu phải thay săm mất hơn 200 nghìn đấy”.
Chieu “chem dep” cua cu ong sua xe ven Ho Guom-Hinh-3
 Nhiều người hỏng xe dọc đường nên đành chấp nhật bị "chặt chém"
Đến chiều tối, cụ ông nói trên mới xuất hiện tại điểm sửa xe gần Bưu điện Hà Nội (cạnh ngã 3 Đinh Tiên Hoàng - Lê Thạch, quận Hoàn Kiếm). Theo quan sát của phóng viên, rất nhiều người đi đường phải vào vá săm hoặc bơm xe. Không ít người khi nghe cụ ông “hét giá” đành dắt xe đi tìm quán sửa xe khác. Còn không ít người sau khi thanh toán tiền phải toát mồ hôi với kiểu “chém đẹp” của ông lão sửa xe…
Theo ghi nhận của phóng viên, có 2 cô gái dắt xe đến gặp cụ ông để nhờ vá xe. Qua kiểm tra chớp nhoáng, ông cụ cho biết phải thay săm. Sau khi hỏi giá, hai cô gái đành ngậm ngùi dắt xe ra về. Chỉ ít phút sau, một nam thanh niên làm gần đó dắt xe đến vá và chấp nhận với giá 30.000 đồng vì ngại dắt đi xa.
Anh này cho chúng tôi biết, anh làm ở gần đây nên hiểu rất rõ những “chiêu trò” của cụ ông.
“Rất nhiều người đi đường, kể cả xe đạp, xe máy khi bị xịt lốp hay thủng săm vào đây vá đều bị hỏng chân van và phải thay săm”, anh này ghé tai nói nhỏ với chúng tôi.
Khi chúng tôi dắt xe vào nhờ bơm thì ông cụ vẫn đề nghị tháo săm ra kiểm tra. Do được căn dặn trước nên chúng tôi từ chối và chỉ nhờ bơm xe. Do dùng bằng bơm tay, thấy ông đã già nên một người trong nhóm chúng tôi xin tự bơm. Dù vậy, ông vẫn thu với giá 10.000 đồng cho một lần bơm xe...
Qua bài báo, chúng tôi cũng muốn nhắn gửi đến những người thường xuyên đi trên đoạn đường này cảnh giác, đặc biệt là chiêu trò bắt chẹt khách ở một số điểm "sửa xe di động" ven đường...
Theo Người đưa tin

Bình luận(4)

Minh Hiền

Trần Thụ

Hà Nội nó vậy đó các bạn. Cái gì cũng chặt, cái gì cũng chém. Có thắc mắc là nghe chửi.

Minh Hiền

kom

già rồi còn ăn bẩn

Minh Hiền

tikimi

cho công an xuống tiệm vá bơm xe mời lên phường... 1 muốn có chổ kiếm cơm treo bảng giá rõ ràng 2 dẹp ung thư này ngay ... nghèo mà làm như ăn cướp

Minh Hiền

Duong

đời cha ăn mặn thì đời con khát nước thôi, thế nên thay vì tuổi già người ta được an nhàn hoặc lao động đơn giản ở nhà với con cháu thì ông cụ vẫn cứ phải ra đứng đường......