Vụ phá nát vườn dưa hấu ở Nghệ An: Nạn nhân xin tha có còn truy cứu?

Google News

Theo luật sư, việc gia đình nạn nhân có đơn bãi nại với mong muốn không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhóm thanh niên là không có ý nghĩa, không phải là căn cứ để đình chỉ vụ án.

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh thiếu niên phá nát vườn dưa hấu, theo thông tin từ gia đình cụ Phan Văn Tôn (SN 1956, trú xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) đang nhờ người viết đơn bãi nại cho nhóm 5 nghi phạm hái trộm và phá hoại ruộng dưa của gia đình đã bị Công an triệu tập.
Vu pha nat vuon dua hau o Nghe An: Nan nhan xin tha co con truy cuu?
Cụ Phan Văn Tôn và vợ mong muốn cơ quan chức năng tha thứ cho nhóm người phá vườn dưa hấu của gia đình. 
5 đối tượng được xác định là Chu Văn Cường (SN 2002); Chu Minh Nam (SN 2004); Nguyễn Trọng T. (SN 2005); Nguyễn Đức Phong (SN 2004) và Lê Trung Huấn (SN 2004, cùng trú tại xã Quỳnh Diễn, huyện Quỳnh Lưu). Bước đầu, Cơ quan công an xác định vào trưa 2/7, các đối tượng đã trộm dưa hấu tại ruộng dưa của gia đình ông Phan Văn Tôn và bị người dân phát hiện, nhắc nhở.
Tuy nhiên, thay vì ăn năn hối cải, các đối tượng tỏ thái độ bực tức. Đến trưa 3/7, sau khi đi uống rượu về, các đối tượng quay lại ruộng dưa hấu của gia đình ông Tôn trả thù bằng cách hái đi những trái dưa lớn và đập, dẫm nát toàn bộ những quả dưa sắp tới kỳ thu hoạch. Qua sự việc này, nhiều bạn đọc thắc mắc, việc gia đình nạn nhân có đơn bãi nại các đối tượng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Vu pha nat vuon dua hau o Nghe An: Nan nhan xin tha co con truy cuu?-Hinh-2
Các đối tượng tại cơ quan Công an. 
Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Hoàng Tùng - Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hoà (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Gia đình ông Tôn là hộ cận nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình sống phụ thuộc vào việc trồng lúa và hoa màu. Như vậy, có thể thấy ruộng dưa hấu chính là tài sản của gia đình ông Tôn, nhất là lại đang đến kỳ thu hoạch dường như tài sản này trở thành phương tiện kiếm sống, nguồn sống của gia đình ông vào thời điểm đó. Hành vi phá nát ruộng dưa hấu do nhóm thanh niên thực hiện đã vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật.
Vu pha nat vuon dua hau o Nghe An: Nan nhan xin tha co con truy cuu?-Hinh-3
Luật sư Hoàng Tùng - Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hoà (Đoàn luật sư TP Hà Nội) 
"Hủy hoại tài sản là hành vi cố ý làm cho tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác mất đi giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu của người khác. Theo Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản: Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp tại Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Song, hành vi phá hoại tài sản của nhóm thanh niên trên lại xuất phát từ việc do bực tức và bức xúc về việc bị nhắc nhở khi trước đó có hành vi ăn trộm dưa hấu nhưng không thành, nếu kết luận điều tra cho thấy nhóm thanh niên thực hiện hành vi phá hoại tài sản “có tổ chức”, nhóm thanh niên có thể phải đối mặt với mức phạt tù có thể từ 2 đến 7 năm theo quy định tại khoản 2 Điều 178 BLHS 2015", luật sư Tùng nói.
Luật sư Tùng phân tích, do cảm thông cho sự hiếu thắng và bồng bột xuất phát từ tâm lý con trai ở độ tuổi mới lớn, gia đình ông Tôn có nguyện vọng muốn làm đơn bãi nại và tha thứ cho nhóm thanh niên. Tuy nhiên, tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại, với Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 BLHS 2015 không thuộc trường hợp chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Luật sư Tùng phân tích thêm, như vậy, việc ông Tôn có đơn bãi nại với mong muốn không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhóm thanh niên trên với hành vi hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản là không có ý nghĩa, không phải là căn cứ để đình chỉ vụ án. Đây chỉ được coi như một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của nhóm thanh niên. Không chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm của mình, tùy vào hậu quả của hành vi hủy hoại, cố tình làm hư hỏng tài sản sau khi được kiểm kê, giám định tài sản thiệt hại mà nhóm thanh niên còn phải bồi thường thiệt hại về tài sản theo quy định của pháp luật dân sự.
>>> Xem thêm video: Xót xa cảnh cụ ông nằm khóc trên ruộng dưa bị phá hoại

Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp.

Gia Đạt

>> xem thêm

Bình luận(0)