Chuyên gia bóc sự thật về máy bay, tàu ngầm “made in VN“

Google News

(Kiến Thức) - "Đây không phải là phát minh, mà chỉ là những cải tiến từ các máy móc của nước ngoài; bắt chước người ta nhưng chất lượng kém hơn…".

Câu chuyện tàu ngầm mini tại TP HCM của ông Phan Bội Trân không được sử dụng tại Việt Nam nhưng lại được một công ty kinh doanh du lịch tại Malaysia đặt hàng, cũng như chuyện chiếc máy bay VAM do ông Vimar Nguyễn và Hội Cơ học Việt Nam chế tạo cách đây gần 8 năm nằm bẹp trong nhà kho, vừa được một đối tác ở Campuchia quan tâm, đã khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều. Tại sao tàu ngầm, máy bay và các máy móc khác do người Việt Nam sáng chế lại không được cấp giấy phép, không nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền trong nước nhưng lại được người nước ngoài đặt mua và chuẩn bị xuất khẩu? Vậy rào cản chính ở đây là gì nếu như không phải các cơ quan chức năng không quan tâm?
 Tàu ngầm mini của ông Phan Bội Trân.
Để làm rõ vấn đề này, Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với TS vật lý Nguyễn Văn Khải và Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, Chủ tịch hiệp hội siêu thị Hà Nội.
- Tàu ngầm, máy bay do người Việt Nam sáng chế lại không được cấp giấy phép, không nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền trong nước nhưng lại được người nước ngoài đặt mua và chuẩn bị xuất khẩu. Ông nhìn nhận sao về vấn đề này?
 Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vĩnh Phú: Trên thực tế, qua việc này cho thấy, xã hội chúng ta chưa chú ý đến người tài, không trân trọng những sáng tạo, sáng kiến của người dân. Đáng lẽ khi cá nhân nào đó sáng kiến ra một sản phẩm nào đó như ông Trân chế tạo thành công tàu ngầm mini có thể áp dụng vào thực tế, ông Vimar Nguyễn chế tạo thành công máy bay và còn nhiều cá nhân nữa thì Bộ Khoa học công nghệ và Sở Khoa học công nghệ các tỉnh phải lắng nghe, tìm hiểu, thể hiện sự trân trọng và tìm cách tháo gỡ những rào cản về thủ tục hành chính. Nếu các sản phẩm mà áp dụng được vào cuộc sống thực tế thì nên quan tâm. Ví như chuyện ông Lũy di chuyển bao nhiêu ngôi nhà, chùa chiền nhưng cũng không mấy ai để ý đến. Chúng ta đang làm thui chột những sáng kiến đi lên phát triển KHCN khi thờ ơ với những người tài và sáng kiến của họ. 
 Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải.
TS vật lý Nguyễn Văn Khải: Nước ngoài họ đã mua thật chưa, mua như thế nào đã có ai thẩm tra không? Thực tế họ vẫn chưa có hành động gì là thực tế hóa việc mua bán đó. Chúng ta hoan nghênh người dân sáng tạo, cải tiến KHCN nhưng thực tế tất cả những sản phẩm mà người dân chế tạo ra kể cả tàu ngầm, máy bay hay những máy móc khác có sự sáng kiến nhưng không phải là sáng chế hay phát minh, mà đó chỉ là những cải tiến từ các máy móc của nước ngoài. Chúng ta bắt chước người ta nhưng chất lượng kém hơn nên khả năng áp dụng vào thực tế cũng thấp hơn. Còn để có sản phẩm có tầm cao do mình phát minh thì không thể có được. Suốt từ những năm 90 đến nay, tôi đã đi nhiều nơi để xem sáng kiến của người dân, nhưng không có một sản phẩm nào do người dân tự phát minh ra. Ngay cả tàu ngầm Trường Sa của ông Nguyễn Quốc Hòa ở Thái Bình có hệ thống công nghệ AIP mà nhiều nước trên thế giới không có. Ngay cả tàu ngầm Triều Tiên bán cho Việt Nam cũng không có công nghệ này. Nhưng công nghệ AIP cũng không phải do ông Hòa sáng chế, bản thân ông Hòa cũng thừa nhận công nghệ này là của nước ngoài.
- Có ý kiến cho rằng, cơ quan chức năng như Bộ KHCN, Sở KHCN thường bỏ quên những sáng kiến của người dân trong lĩnh vực KHCN, ông đánh giá thế nào về việc này?
Chuyên gia kinh tế Vũ Vĩnh Phú: Thực tế chứng minh, muốn đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì phải nghiên cứu khoa học. Trên thế giới, hầu như nước nào cũng có quỹ nghiên cứu phát triển KHCN nhưng ở nước ta, các cơ quan liên quan lại bắt bẻ, gây khó khăn cho những người sáng chế, sáng tạo KHKT là một sai lầm về KHCN. Hiện nay, chúng ta có đến hàng nghìn tiến sĩ khoa học công nghệ nhưng thực tế số sản phẩm sáng tạo của họ rất ít. Chưa nói đến vấn đề trong số họ có cả những tiến sĩ rởm.
Nguyên nhân chính theo tôi là xuất phát từ thể chế về KHKT rối, nhũng nhiễu và tiêu cực. Đánh giá người tài không đúng, coi nhẹ trí tuệ nhân dân lao động. Trong khi đó, nhiều đề tài khoa học được quan tâm lại không hiệu quả dẫn đến lãng phí.
TS vật lý Nguyễn Văn Khải: Tôi phản đối những ý kiến cho rằng, bộ, ngành hay các cơ quan chức năng không quan tâm đến các sáng chế của người dân. Trên thực tế chúng ta rất quan tâm đầu tư phát triển KHCN, chúng ta đã tổ chức nhiều cuộc thi về lĩnh vực KHCN tìm kiếm tài năng sáng tạo nhưng chúng ta không có sản phẩm nào cả, hoặc có nhưng chất lượng rất thấp. Cả nước rất ít đề tài về lĩnh vực khoa học sáng tạo, ngay cả tạp chí về lĩnh vực này cũng rất ít. Khi có sáng kiến nào của người dân, Bộ KHCN luôn quan tâm, tìm hiểu chứ không thờ ơ. Ví dụ khi biết lò đốt rác của ông Bùi Khắc Kiên ở Thái Bình, Bộ KHCN, Sở KHCN đã mời tôi về giúp, nhưng khi về tận nơi tôi phát hiện lò đốt rác không như ông Kiên nói.
Trân trọng cảm ơn Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải về cuộc trò chuyện này!
Hải Ninh

Bình luận(14)

Minh Hiền

dong

Không biết Bác Khải đã có phát minh nào chưa, đề tài nghiên cứu của Bác có ứng dụng vào cuộc sống không hay là lại Tiến sỹ giấy, chỉ biết chê không biết làm.

Minh Hiền

Trần thiên Bình

Các công trình ấy..là thể hiện qui trình " học ..hành ". Quí ngài Tiến sĩ..Giáo sư, đã Hành được một đề tài nào chưa ?

Minh Hiền

HỒNG QUANG

Đó hầu như là đường đi của các phát minh, sáng chế cả mà hầu như toàn thế giới đều chấp nhận. thử hỏi một con người được sinh ra mà không được học hành, không tiếp xúc với cuộc sống hiện tại thì làm sao mà phát minh, cải tiến đuwọc? Cái ớn nhất là hiện bây giờ: khi có người nào đó tự nghiên cứu, mày mò sáng tạo hoặc cải tiến ra một thiết bị, công nghệ mới nào đó là có không ít quan chức ( gọi chung là những người có thẩm quyền) tới kiểm tra, tham quan.... rốt cuộc nếu sản phẩm đó tốt thì một thời gian sau nó sẽ có mặt trên thị trường với thương hiệu khác, còn sản phẩm gốc có đăng ký bản quyền đi chăng nữa thì cũng bỏ xó cả mà thôi. CHÁN

Minh Hiền

NMDung

Nhiều thứ ta muốn bắt chước để tự sản xuất trong nước mà không làm được, mà phải bỏ ngoại tê ra nhập khẩu từ nước ngoài như máy bay, xe tăng, tên lửa để bảo vệ tổ quốc đến rất nhiều mặt hàng phục vụ dân sinh khác. Nếu nói như các ông Phú, Khải thì những gì ta tự phát minh, không phải bắt chước mới có giá trị à? Cứ coi như các ông là chuyên gia thì các ông đã phát minh được những gì hoặc bắt chước được những gì?

Minh Hiền

Trần Lâm

Để được gọi là chuyên gia tôi đề nghị Quý báo cung cấp các công trình nghiên cứu có giá trị của của chuyên gia kinh tế Phú, tiến sĩ vật lý Khải. Các công trình nghiên cứu của các chuyên gia nêu trên có cái nào được ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống? Cái nào là phát minh mới? Xin cảm ơn Quý báo!

Minh Hiền

Ly van luan

Các tiến sỹ giấy cứ tha hồ ngồi bóc mẽ những sản phẩm made in VN của ông Hòa, ông trân. Thực tế bao tiền của đào tạo tiến sỹ rồi bao kinh phí cho dự án của nhà nước đều vào túi cá nhân mà chẳng làm được gì. Còn các nghiên cứu chế tạo của người dân đã có thành công bước đầu. Vậy mà ông TS Khải lại phủ nhận những việc làm của họ. Ông Khải nên nhớ rằng ông Honda là người Nhật chế tạo xe máy nhờ vào chiếc xe của Đức từ những năm 45, đến giờ thì Honda có mặt khắp thế giới. Tôi ủng hộ ông Hòa, ông Trân.

Minh Hiền

Ngoc Due Tran

Tôi không đồng ý với quan điểm tiến sỹ Khải. Những ứng dụng khoa học để làm máy bay , tâu ngầm...của một số kĩ sư như ông Hòa hay những người khác là rất đáng trân trọng và khích lệ. Co thể đó chưa phải là phát minh khoa học. Ông Khải còn lầm lẫn quá. Nước Nga có nền công nghiệp và KHCN phát triển, nhưng nhiều lĩnh vực vẫn còn thua kém Mỹ, phương Tây, Nhật bản như điện tử. Nhưng họ đã nhập những thứ đó về lắp ráp lên máy bay, tên lửa...tạo nên những sản phẩm có chất lượng cao hơn. Mấy ông tiến sỹ của VN ôm một mớ kiến thức hàn lâm nhưng chẳng làm được gì chỉ ngươi chê bai và ngáng chân người khác. Dùng quyền hạn nhà nước trao cho để gây khó khăn cho người khác. Đó là cách thui chột nhân tài ở VN.

Minh Hiền

Lò Hưng

Đây cũng là 1 ý kiến phản biện, nhưng tôi không đồng tình vì nó giống với đa số ý kiến bảo thủ, trì trệ khác, nó sinh ra cơ chế không cho người ta thực nghiệm khoa học: Với máy bay,tàu ngầm phải được thử nghiệm mới nghiên cứu, cải tiến được chứ. Trên thế giới có nhiều thử nghiệm thành công, thất bại, thậm chí trả giá bằng tiền của, mồ hôi, xương máu cơ mà. Chúng ta phải tôn vinh tinh thần cống hiến cho khoa học mới đúng. Máy bay VN1, VN2 có triển vọng thúc đẩy KHKT nước nhà như thế, không có lý gì vì cơ chế quản lý bầu trời kiểu TQ của ta kìm hãm được. Hãy học hỏi các cơ chế thúc đẩy KHKT của nước ngoài, nhất là Ixraen để phát triển, nếu k0, chúng ta vẫn mãi là sân sau của các nước lớn, suốt đời phụ thuộc vào KHKT nước ngoài, không thể trở thành nước phát triển được!

Minh Hiền

Lê Tuấn

Theo cá nhân tôi việc bắt chiếc công nghệ hay cải tiến cũng cần phải được khuyến khích. Trung quốc là 1 trong những quốc gia áp dụng chiến lược này nhiều nhất. Hầu hết những công nghệ họ đang sử dụng trên xe tăng,máy bay,tàu chiến đều được họ sao chép lại (nếu không nói thẳng ra là ăn cắp) công nghệ của Nga và Mĩ...Với nền giáo dục thành tích và thái độ quản lý quan liêu của Việt Nam e rằng 1000 năm nữa cũng chẳng có phát minh nào được ra đời!!!

Minh Hiền

quangquangle

TS vật lý Nguyễn Văn Khải: "Còn để có sản phẩm có tầm cao do mình phát minh thì không thể có được. Suốt từ những năm 90 đến nay, tôi đã đi nhiều nơi để xem sáng kiến của người dân, nhưng không có một sản phẩm nào do người dân tự phát minh ra . Theo tôi, là một nhà khoa học như ông Khải,không nên phát biểu như vậy vì : Theo tôi,mọi thứ tồn tại trên trái đất này,đều thừa hưởng tính thừa kế và chắp nối bằng khả năng cải tiến ,tiến bộ hơn ...Là nhà khoa học chắc ông hiểu điều đó ? Từ chinh phục vụ trụ cho đến chinh phục biển cả v.v đều có bàn tay và khối óc của những con đi trươc để rồi lớp người sau sáng tạo thêm cái riêng của mình .Nếu cứ nghĩ như ông,mọi thứ đã hoàn hảo như ông nghĩ tôi e răng chỉ có ông là nhà khoa học duy nhất của Việt nam mà thôi ......?

Minh Hiền

Tâm

Tôi không phải là một tiến sĩ vật lý, nhưng nghe ông tiến sĩ này nói chuyện về sáng chế của người dân, tôi thấy hình như ông này sợ người dân hơn ông thì phải. Từ tàu ngầm của ông Hòa có trang bị công nghệ AIP, đến lò đốt Thái Bình ông đều bảo không có gì mới, thế giới người ta đã làm cả rồi.... . Hay nhỉ! Vấn đề nằm ở chổ người dân dám nghĩ, dám làm ra cái tàu ngầm hay cái lò đốt được rác, phát được điện, còn nhiều tiến sĩ thì không. Thậm chí nhiều ông xem còn không hiểu được, lại nói lung tung! Tiến sĩ giấy, tiến sĩ hữu nghị hay tiến sĩ CSS (chính sách sai) chăng?

Minh Hiền

Minh

Ông Trân và ông Hòa có bao giờ nói là những tàu ngầm do họ tạo ra là sáng chế phát minh đâu mà họ cũng nói rõ là chỉ học từ nước ngoài về tự chế tạo. Vấn đề là từ học tập bắt chước đó sẽ tạo nền tảng để họ có thể cải tiến và biết đâu sẽ có những sáng chế phát minh thật sự thì sao, miễn là phải có sự đam mê. Đó là con đường mà nhiều nước đã đi. Còn ngồi bảo khó lắm, chúng ta không làm được thì biết đến bao giờ chúng ta mới có thể có những phát minh sáng chế kỹ thuật cao của VN.

Minh Hiền

Hoàng việt

Đọc qua bai nhận xét của TS Khải tôi thấy không hai lòng, cho rằng các tác giả công trình đó lắp ghép sao chép đi, thử hỏi có bao nhiêu công trình do các nhà nghiện cứu thạc sỹ tiến sỹ trong nước tạo ra thật là quá ...

Minh Hiền

hoa

tàu ngầm bác Hòa tôi không nói. vì bác Hòa chưa bao giờ làm trước đây. còn bác Khải có đến thực tế tàu bác Trân chưa. bác Trân từng làm cho cty Pháp đóng tàu ngầm mà. đồng ý điều bác nói đa số. nhưng bác đừng nên vơ đũa cả nắm. đề nghị bác Khải đến thăm bác Trân rồi cho ý kiến lại để thỏa mãn các bên.