Cả nước đang hướng về Biển Đông, nơi có Trường Sa, Hoàng Sa máu thịt, các cơ quan truyền thông đại chúng cũng tuyên truyền mạnh mẽ cho chủ quyền trên biển của Tổ quốc. Thế nhưng 24h lại cho đăng tải hình ảnh tấm bản đồ sai trái, thể hiện không đúng chủ quyền biển đảo Tổ quốc, trong đó Biển Đông bị gọi thành biển Nam Trung Hoa và có cả hình ảnh "đường lưỡi bò" vô giá trị.
Nhiều bạn đọc đã gọi điện thoại đến đường dây nóng và gửi cho báo thông tin về việc trang web 24h cố ý lấy lại hình ảnh tấm bản đồ thể hiện sai chủ quyền. Trong đó, đáng ra vùng biển bao gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa phải được gọi là Biển Đông (Earst Sea) thì tấm bản đồ lại ghi là Biển Nam Trung Hoa (South China Sea).
|
Hình ảnh tấm bản đồ sai trái có chữ “biển Nam Trung Hoa” tồn tại trên
24h từ lâu và cứ thế lây lan qua không ít các trang mạng khác. |
Tấm bản đồ này vốn không được thừa nhận và gây ra hiểu lầm nghiêm trọng về chủ quyền lãnh thổ trên biển của Việt Nam.
Ở đâu đó, trên các trang mạng, nhất là những trang tin điện tử, việc đăng tin vô tội vạ đã tác động ít nhiều đến thế hệ trẻ. 24h đã làm việc vô lối này. Nổi tiếng là một trang web chuyên sống bằng nghề “ăn cắp” – 24h không có chức năng sản xuất tin, bài. Nhưng khi đã đăng trên trang web của mình, 24h phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tin, bài đó. Lối cóp nhặt, “câu view” bất chấp, 24h với số lượng truy cập lớn đã phát tán một văn hóa phẩm “định hướng xấu” cho dư luận.
Các bên tranh chấp với Việt Nam đã không từ một thủ đoạn nào để phát tán những tư liệu, hình ảnh, những luận điệu sai trái, gây hiểu lầm về chủ quyền không thể chối cãi với Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta. Vậy mà một trang web như 24h lại ngang nhiên làm một việc vô ý thức và có thể là có cả ý đồ. Đây là điều cần lên án mạnh mẽ.
Chúng ta luôn có các phản ứng mạnh mẽ và quyết liệt với các tư liệu sai trái về chủ quyền. Mới đây nhất, câu chuyện đội bóng thành London – Arsenal đã phải chỉnh sửa bản đồ của Việt Nam trong chuyến du đấu tại châu Á. Ở chuyến đi này, Arsenal sử dụng clip và hình ảnh thiếu đi hình ảnh hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của người hâm mộ Việt Nam.
Hay trước đó, trên địa bàn TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) xuất hiện nhiều tờ rơi, nhiều sản phẩm khắc chạm trổ thiếu hình hai quàn đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Người dân tại đây đã cung cấp thông tin đến các cơ quan báo chí chính thống. Ngay sau đó, cơ quan chức năng vào cuộc và phải ra quyết định thu hồi những sản phẩm trên. Cũng đã có một vài công ty du lịch chịu xử phạt nghiêm khắc vì phát tán bản đồ có chữ “South China Sea”.
24h đăng thông tin sai, ai đính chính?
24h vốn không có chức năng sản xuất tin bài và sản phẩm sai về chủ quyền cũng là do đi cóp nhặt. Khi các cơ quan báo chí chính thống phải chịu trách nhiệm về các thông tin đăng tải trên website của mình, nếu sai thì chịu xử phạt, đính chính. Một trang web như 24h, phạm một lỗi “tày đình” thì có quyền “đính chính” không? Câu trả lời có lẽ là không vì tấm bản đồ sai chủ quyền này đã tồn tại rất lâu trên 24h và cho đến bây giờ vẫn được giữ nguyên.
Việc làm này không hiểu do vô ý thức, bất chấp để “câu view” hay có dụng ý nào khác. Có lẽ đã đến lúc cơ quan chức năng cần vào cuộc một cách quyết liệt – bởi thông tin về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc chưa bao giờ là thứ có thể “xuề xòa” hay mang ra “thỏa hiệp” được.
ĐANG ĐỌC NHIỀU: