Theo Lê Thái Dũng, hầu hết chúng ta đều biết Ngô Quyền chính là “tác giả” của trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng. Tuy nhiên, ít ai hay một danh tướng trong trận đánh này, sau là công thần nhà Ngô - Kiều Công Hãn - lại chính là người hiến kế dẫn đến trận đại võ công trên sông Bạch Đằng năm Mậu Tuất (938).Trong cuốn sách, tác giả mô tả: Kiều Công Hãn quê ở Châu Phong (nay thuộc Phú Thọ) xuất thân từ gia đình có thế lực nhiều đời làm hào trưởng tại vùng này. Kiều Công Hãn có cha là Kiều Công Chuẩn và ông nội là Kiều Công Tiễn.Kiều Công Tiễn là hào trưởng châu Phong sau đi theo Dương Đình Nghệ làm tướng và trở thành con nuôi nhà họ Dương. Tuy nhiên, về sau vì ham quyền nên vào tháng 3 năm Đinh Dậu (937), Kiều Công Hãn giết cha nuôi để nắm quyền bính tự xưng là Tiết độ sứ.Khi biết tin con rể của Dương Đình Nghệ dẫn quân báo thù, Kiều Công Tiễn hoảng sợ sai người sang Nam Hán cầu viện. Lúc này Kiều Công Chuẩn can ngăn cha không được đã viết thư kể rõ sự tình rồi sai con là Kiều Công Hãn mang vào Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay) đưa tận tay Ngô Quyền. Đây là cơ duyên đưa Kiều Công Hãn đến đất Ái Châu và gặp Ngô Quyền.Đoán trước quân Nam Hán sẽ sang bằng đường biển, Kiều Công Hãn hiến kế với Ngô Quyền: “Nam Hán là nước nhỏ ở vùng duyên hải, nhân nhà Đường tan rã mà nổi lên chiếm một vùng đất ở phía Đông Nam mà dựng thành nước, quân đội mạnh về thủy chiến. Nếu sang nước ta, tất chúng sẽ lấy đường biển mà tiến, qua sông Bạch Đằng để vào Đại La. Ta nên bày trận đánh chúng ngay khi mới vào cửa sông Bạch Đằng”.Ngô Quyền khen kế hay liền nghĩ ra thế trận Bạch Đằng để tiêu diệt giặc. Theo tác giả Lê Thái Dũng trong trận đại thắng trên sông Bạch Đằng, Kiều Công Hãn có nhiều công trạng nên khi Ngô Quyền lên ngôi vua đã phong Kiều Công Hãn chức Đề sát.Sau này, khi nhà Ngô sụp đổ, do điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, Kiều Công Hãn trở thành một trong 12 sứ quân.Sau này bị Đinh Bộ Lĩnh đánh bại, thành Phong Châu (Phú Thọ), nơi Sứ quân Kiều Công Hãn đóng giữ bị thất thủ, ông dẫn tàn quân chạy về phía Nam. Khi đến vùng An Lá (nay là xã Nghĩa An, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định) bị thổ hào địa phương dẫn quân đánh. Kiều Công Hãn bị thương chạy đến làng An Lũng (nay thuộc xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định thì mất. Đó là ngày mồng 10 tháng Chạp năm Đinh Mão (967). Thông qua cuốn sách, tác giả Lê Thái Dũng cho biết, ở nhiều địa phương, người dân lập đền thờ Kiều Công Hãn. Dân chúng suy tôn ông là Thần Long Kiều, các triều đại phong là Long Kiều Linh thánh, Chiêu ứng quốc công.
Mời độc giả xem video:Singapore có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Nguồn: THDT.
Theo Lê Thái Dũng, hầu hết chúng ta đều biết Ngô Quyền chính là “tác giả” của trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng. Tuy nhiên, ít ai hay một danh tướng trong trận đánh này, sau là công thần nhà Ngô - Kiều Công Hãn - lại chính là người hiến kế dẫn đến trận đại võ công trên sông Bạch Đằng năm Mậu Tuất (938).
Trong cuốn sách, tác giả mô tả: Kiều Công Hãn quê ở Châu Phong (nay thuộc Phú Thọ) xuất thân từ gia đình có thế lực nhiều đời làm hào trưởng tại vùng này. Kiều Công Hãn có cha là Kiều Công Chuẩn và ông nội là Kiều Công Tiễn.
Kiều Công Tiễn là hào trưởng châu Phong sau đi theo Dương Đình Nghệ làm tướng và trở thành con nuôi nhà họ Dương. Tuy nhiên, về sau vì ham quyền nên vào tháng 3 năm Đinh Dậu (937), Kiều Công Hãn giết cha nuôi để nắm quyền bính tự xưng là Tiết độ sứ.
Khi biết tin con rể của Dương Đình Nghệ dẫn quân báo thù, Kiều Công Tiễn hoảng sợ sai người sang Nam Hán cầu viện. Lúc này Kiều Công Chuẩn can ngăn cha không được đã viết thư kể rõ sự tình rồi sai con là Kiều Công Hãn mang vào Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay) đưa tận tay Ngô Quyền. Đây là cơ duyên đưa Kiều Công Hãn đến đất Ái Châu và gặp Ngô Quyền.
Đoán trước quân Nam Hán sẽ sang bằng đường biển, Kiều Công Hãn hiến kế với Ngô Quyền: “Nam Hán là nước nhỏ ở vùng duyên hải, nhân nhà Đường tan rã mà nổi lên chiếm một vùng đất ở phía Đông Nam mà dựng thành nước, quân đội mạnh về thủy chiến. Nếu sang nước ta, tất chúng sẽ lấy đường biển mà tiến, qua sông Bạch Đằng để vào Đại La. Ta nên bày trận đánh chúng ngay khi mới vào cửa sông Bạch Đằng”.
Ngô Quyền khen kế hay liền nghĩ ra thế trận Bạch Đằng để tiêu diệt giặc. Theo tác giả Lê Thái Dũng trong trận đại thắng trên sông Bạch Đằng, Kiều Công Hãn có nhiều công trạng nên khi Ngô Quyền lên ngôi vua đã phong Kiều Công Hãn chức Đề sát.
Sau này, khi nhà Ngô sụp đổ, do điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, Kiều Công Hãn trở thành một trong 12 sứ quân.
Sau này bị Đinh Bộ Lĩnh đánh bại, thành Phong Châu (Phú Thọ), nơi Sứ quân Kiều Công Hãn đóng giữ bị thất thủ, ông dẫn tàn quân chạy về phía Nam. Khi đến vùng An Lá (nay là xã Nghĩa An, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định) bị thổ hào địa phương dẫn quân đánh. Kiều Công Hãn bị thương chạy đến làng An Lũng (nay thuộc xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định thì mất. Đó là ngày mồng 10 tháng Chạp năm Đinh Mão (967).
Thông qua cuốn sách, tác giả Lê Thái Dũng cho biết, ở nhiều địa phương, người dân lập đền thờ Kiều Công Hãn. Dân chúng suy tôn ông là Thần Long Kiều, các triều đại phong là Long Kiều Linh thánh, Chiêu ứng quốc công.
Mời độc giả xem video:Singapore có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Nguồn: THDT.