Mới đây trong một bài trên tạp chí ZeeNews, chuyên gia quân sự Pushkar Tiwari đã khẳng định rằng Ấn Độ có lợi thế lớn về lực lượng xe tăng ở vùng núi với độ cao trung bình và lớn so với Trung Quốc."Xe tăng T-90 Bhishma của quân đội Ấn Độ tỏ ra vượt trội thiết giáp Trung Quốc khi triển khai ở Đông Ladakh và cao nguyên Tây Tạng. Các xe tăng hạng nhẹ của Trung Quốc, bao gồm cả ZTQ-15 không thể chịu được điều kiện độ cao lớn", ông Tiwati khẳng định.Vị chuyên gia bình luận thêm: "Để tham khảo, ZTQ-15 được Trung Quốc gọi là xe tăng chuyên tác chiến đồi núi. Theo phân loại đây là loại xe tăng hạng trung, mặc dù Ấn Độ quyết định xếp nó vào hạng nhẹ".Một chỉ huy xe tăng của quân đội Ấn Độ cũng bình luận: "Nếu trong tình huống xảy ra một trận chiến xe tăng ở Ladakh, tôi có thể đảm bảo với bạn rằng ZTQ-15 của Trung Quốc không có cơ hội chống lại T-90 và T-72 của chúng ta".Nguyên nhân là bởi ZTQ-15 có lớp giáp rất mỏng, hỏa lực của nó với pháo 105 mm cũng thua xa loại 125 mm mà T-72 và T-90 Bhishma mang theo, do vậy Ấn Độ không cần mua thêm xe tăng hạng nhẹ chuyên dụng.Sĩ quan thiết giáp được chuyên gia Pushkar Tiwari phỏng vấn cho rằng xe tăng T-72, T-90 và xe chiến đấu bộ binh BMP-2 của Ấn Độ có khả năng thực hiện nhiệm vụ trong nhiệt độ xuống tới âm 40 độ C và không khí loãng."Tại quốc gia sản xuất các phương tiện tác chiến này là nước Nga, họ phải làm sao để thiết giáp đủ sức chống chọi với cái lạnh, do vậy chúng có thể được triển khai ở hầu hết mọi khu vực và ở mọi độ cao", tuyên bố nêu rõ.Mặc dù khẳng định không cần xe tăng hạng nhẹ, nhưng mới đây tờ Economic Times trích dẫn nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ lại cho biết, họ đang đàm phán với Nga để mua Sprut-SDM1, khi phương tiện tác chiến này cần thiết để triển khai ở các vùng cao gần biên giới Trung Quốc."Quân đội Ấn Độ có đủ xe tăng, nhưng chủ yếu là T-72, T-90 và Arjun. Chúng không thích hợp cho các hoạt động trên núi. Ngoài ra ở đó không có đường sắt cho nên vấn đề vận chuyển vẫn còn bỏ ngỏ"."Mặt khác Trung Quốc không ngừng gia tăng số lượng xe tăng hạng nhẹ ZTQ-15 ở bên kia biên giới, khiến New Delhi không khỏi lo lắng và cần có phương tiện tương xứng để đáp trả", Economic Times cho biết.Theo tờ báo, các cuộc đàm phán về việc mua xe tăng hạng nhẹ Sprut-SDM1 đã bắt đầu vào tháng 7. Lô đầu tiên có thể bao gồm khoảng 20 chiếc với tổng chi phí dưới 68 triệu USD.Điều này sẽ cho phép việc mua sắm được thực hiện và bỏ qua các thủ tục không cần thiết trong khuôn khổ quyền hạn tài chính khẩn cấp được trình lên lãnh đạo quân đội sau cuộc đụng độ với Trung Quốc ở Ladakh.Đáng chú ý là trước đó Ấn Độ đã chỉ trích Sprut-SDM1 khá nặng nề, họ dự định tự phát triển xe tăng hạng nhẹ nội địa từ khung gầm pháo tự hành K9, trên đó tích hợp tháp pháo gắn pháo 105 mm, hoặc đưa nguyên tháp pháo xe tăng T-90S Bhisma sang.Những tuyên bố và hành động trái ngược nhau được Ấn Độ đưa ra liên tiếp trong thời gian qua về khả năng tác chiến của lực lượng xe tăng trên cao nguyên khiến giới phân tích quốc tế cho rằng trong nội bộ New Delhi đang có sự mâu thuẫn lớn.
Mới đây trong một bài trên tạp chí ZeeNews, chuyên gia quân sự Pushkar Tiwari đã khẳng định rằng Ấn Độ có lợi thế lớn về lực lượng xe tăng ở vùng núi với độ cao trung bình và lớn so với Trung Quốc.
"Xe tăng T-90 Bhishma của quân đội Ấn Độ tỏ ra vượt trội thiết giáp Trung Quốc khi triển khai ở Đông Ladakh và cao nguyên Tây Tạng. Các xe tăng hạng nhẹ của Trung Quốc, bao gồm cả ZTQ-15 không thể chịu được điều kiện độ cao lớn", ông Tiwati khẳng định.
Vị chuyên gia bình luận thêm: "Để tham khảo, ZTQ-15 được Trung Quốc gọi là xe tăng chuyên tác chiến đồi núi. Theo phân loại đây là loại xe tăng hạng trung, mặc dù Ấn Độ quyết định xếp nó vào hạng nhẹ".
Một chỉ huy xe tăng của quân đội Ấn Độ cũng bình luận: "Nếu trong tình huống xảy ra một trận chiến xe tăng ở Ladakh, tôi có thể đảm bảo với bạn rằng ZTQ-15 của Trung Quốc không có cơ hội chống lại T-90 và T-72 của chúng ta".
Nguyên nhân là bởi ZTQ-15 có lớp giáp rất mỏng, hỏa lực của nó với pháo 105 mm cũng thua xa loại 125 mm mà T-72 và T-90 Bhishma mang theo, do vậy Ấn Độ không cần mua thêm xe tăng hạng nhẹ chuyên dụng.
Sĩ quan thiết giáp được chuyên gia Pushkar Tiwari phỏng vấn cho rằng xe tăng T-72, T-90 và xe chiến đấu bộ binh BMP-2 của Ấn Độ có khả năng thực hiện nhiệm vụ trong nhiệt độ xuống tới âm 40 độ C và không khí loãng.
"Tại quốc gia sản xuất các phương tiện tác chiến này là nước Nga, họ phải làm sao để thiết giáp đủ sức chống chọi với cái lạnh, do vậy chúng có thể được triển khai ở hầu hết mọi khu vực và ở mọi độ cao", tuyên bố nêu rõ.
Mặc dù khẳng định không cần xe tăng hạng nhẹ, nhưng mới đây tờ Economic Times trích dẫn nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ lại cho biết, họ đang đàm phán với Nga để mua Sprut-SDM1, khi phương tiện tác chiến này cần thiết để triển khai ở các vùng cao gần biên giới Trung Quốc.
"Quân đội Ấn Độ có đủ xe tăng, nhưng chủ yếu là T-72, T-90 và Arjun. Chúng không thích hợp cho các hoạt động trên núi. Ngoài ra ở đó không có đường sắt cho nên vấn đề vận chuyển vẫn còn bỏ ngỏ".
"Mặt khác Trung Quốc không ngừng gia tăng số lượng xe tăng hạng nhẹ ZTQ-15 ở bên kia biên giới, khiến New Delhi không khỏi lo lắng và cần có phương tiện tương xứng để đáp trả", Economic Times cho biết.
Theo tờ báo, các cuộc đàm phán về việc mua xe tăng hạng nhẹ Sprut-SDM1 đã bắt đầu vào tháng 7. Lô đầu tiên có thể bao gồm khoảng 20 chiếc với tổng chi phí dưới 68 triệu USD.
Điều này sẽ cho phép việc mua sắm được thực hiện và bỏ qua các thủ tục không cần thiết trong khuôn khổ quyền hạn tài chính khẩn cấp được trình lên lãnh đạo quân đội sau cuộc đụng độ với Trung Quốc ở Ladakh.
Đáng chú ý là trước đó Ấn Độ đã chỉ trích Sprut-SDM1 khá nặng nề, họ dự định tự phát triển xe tăng hạng nhẹ nội địa từ khung gầm pháo tự hành K9, trên đó tích hợp tháp pháo gắn pháo 105 mm, hoặc đưa nguyên tháp pháo xe tăng T-90S Bhisma sang.
Những tuyên bố và hành động trái ngược nhau được Ấn Độ đưa ra liên tiếp trong thời gian qua về khả năng tác chiến của lực lượng xe tăng trên cao nguyên khiến giới phân tích quốc tế cho rằng trong nội bộ New Delhi đang có sự mâu thuẫn lớn.