Căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã bắt nguồn từ giữa tháng 6 tại khu vực Ladark. Để đối phó với hành động quân sự của đối phương, Quân khu Tây Tạng của Quân đội Trung Quốc gần đây đã tổ chức các cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô, trong đó có sự góp mặt của loại xe tăng Type-15. Tại đây, loại xe tăng này đã chứng minh khả năng tác chiến tuyệt vời của mình tại môi trường cao nguyên. Đặc biệt, khẩu pháo chính 105mm của nó cho thấy một khả năng hỏa lực đáng nể.
Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ bảo vệ đoàn xe vận tải của Quân đội nước này tiến về khu vực biên giới.Để nói về quá trình ra đời của pháo tăng cỡ nòng 105mm là một câu chuyện dài, hay nói đúng hơn là một tai nạn. Sự ra đời của loại pháo này đã mở ra một chương mới cho xe tăng phương Tây và sau đó đã được lắp đặt trên rất nhiều mẫu xe tăng chủ lực hiện đại trên thế giới.
Ảnh: Xe tăng Centurion của Lục quân Anh với tháp pháo L7 105mm.Sau chiến tranh thế giới thứ II, Liên Xô đã đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm trên chiến trường cộng với việc kết hợp sử dụng các công nghệ mới nổi dẫn đến sự ra đời của thiết kế xe tăng mang tính cách mạng, chiếc T-54. Chiếc xe tăng đã đạt đến trình độ bảo vệ của xe tăng hạng nặng trong thế chiến II nhưng lại chỉ có trọng lượng khoảng 39 tấn. Cộng với một giáp mặt trước bố trí góc xiên có thể dày tương đương 200mm thép.
Ảnh: Xe tăng chiến đấu chủ lực T-54 tại viện bảo tàng.Cơ hội ngàn vàng đến vào năm 1956, khi mà chính phủ Hungary sụp đổ sau một cuộc cách mạng, Liên Xô do lo ngại mất đồng minh đã nhanh chóng triển khai quân đội với hàng loạt xe tăng T-54 tiên tiến hành quân vào thủ đô Budapest thần tốc cứu vãn tình thế. Vô tình, một chiếc T-54 đã lao nhầm vào tòa Đại sứ Anh trong cuộc hỗn chiến. Chớp lấy thời cơ, tùy viên quân sự Anh thực hiện một cuộc khảo sát toàn diện cấp tốc đối với chiếc xe tăng Liên Xô.
Ảnh: Xe tăng T-54 Liên Xô trên đường phố Budapest của Hungary năm 1956.Tuy vậy, đã có lỗi tính toán xảy ra và người Anh đã đánh giá quá cao độ dày giáp T-54 và kết luận rằng pháo chính 76.2mm của xe tăng Centurion không thể xuyên thủng xe tăng hiện đại nhất Liên Xô thời điểm đó. Người phương Tây đã thực sự shock sau tuyên bố của Anh và việc phát triển một mẫu pháo tăng có khả năng xuyên được giáp T-54 được đặt lên là ưu tiên hàng đầu, tất nhiên nhiệm vụ này lại thuộc về người Anh.
Ảnh: Xe tăng T-54 trên đường phố thủ đô Budapest của Hungary năm 1956.Người Anh cuối cùng sau nhiều nỗ lực nghiên cứu, tích hợp nhiều công nghệ vượt trội đã cho ra đời đỉnh cao của pháo tăng phương Tây - pháo L7 cỡ 105mm. Đạn pháo được đốt cháy hoàn toàn trong buồng giúp đạt sơ tốc đầu nòng lớn, hỏa lực mạnh, độ chính xác cao, phù hợp tốt với nhiều loại xe tăng sẵn có của phương Tây cũng như tiềm năng nâng cấp lớn, L-7 nhanh chóng trở thành khẩu pháo tăng tiêu chuẩn của khối NATO.
Ảnh: Xe tăng M-60A3 của Lục quân Thái Lan với pháo L-7 105mm.L-7 105mm đã nhanh chóng được trang bị trên các xe tăng Centurion của Anh, Leopard 1 của Đức, M-60 của Mỹ, Type-74 của Nhật Bản, Strv-103 của Thụy Điển hay thậm chí cả những xe tăng M-1 Abram đời đầu của Mỹ. Kể từ khi ra đời, đã có 19.200 khẩu pháo L-7 được lắp đặt trên xe tăng và xe thiết giáp, cũng như đã tiêu diệt được hơn 4.200 xe tăng các loại.
Ảnh: Một chiếc Leopard 1 với pháo L-7 105mm.Trong thập niên 1980, Trung Quốc đã tranh thủ thời điểm và nhanh chóng có được công nghệ sản xuất pháo L-7 của phương Tây và tự tạo ra phiên bản Type-81 tương tự cho riêng mình để lắp đặt thay thế pháo 100mm trên các xe tăng Type 59 cũ. Rồi từ Type-81, người Trung Quốc đã phát triển pháo Type-83 để trang bị trên xe tăng Type 69/79.
Ảnh: Xe tăng Type 59 Trung Quốc với pháo Type-81 105mm.Loại pháo 105mm này đã nhanh chóng được sản xuất rộng rãi và trang bị trên nhiều phương tiện chiến đấu của Trung Quốc bao gồm cả xe tăng chiến đấu chủ lực, xe tăng hạng nhẹ hay xe thiết giáp. Pháo có sơ tốc đầu nòng cao hơn nhiều so với pháo 100mm trên xe tăng T-54/55 của Liên Xô đồng thời có thể bắn nhiều loại đạn tiên tiến.
Ảnh: Xe thiết giáp bánh lốp ZTL-11 của Trung Quốc với tháp pháo sử dụng pháo 105mm.Xe tăng Type 88 của Lục quân Trung Quốc trong một cuộc diễu binh tại quảng trường Thiên An Môn, tháp pháo của xe tăng này sử dụng pháo 105mm vốn là công nghệ Trung Quốc tiếp nhận từ phương Tây trong giai đoạn 1980. Hiện nay các xe tăng Type 59 cũ của Trung Quốc cũng đã được thay thế rất nhiều bằng pháo 105mm.Hiện nay, xe tăng chiến đấu hạng nhẹ Type-15 của Trung Quốc vốn đang là chủ công trên mặt trận biên giới đối đầu với Ấn Độ vốn cũng đang được trang bị những khẩu pháo 105mm này, với tên gọi Type 94 nòng dài, là khẩu pháo 105mm mạnh nhất được Trung Quốc sử dụng. Theo phía Trung Quốc, khi bắn đạn xuyên giáp bằng làm hợp kim Vonfram sẽ có thể xuyên được giáp ở khoảng cách tối đa 2.000m với sức xuyên hơn 550mm.
Ảnh: Xe tăng Type-15 của Trung Quốc.Đây được cho là có thể đủ sức xuyên thủng lớp giáp mặt trước của xe tăng T-90 Ấn Độ. Đây là một tuyên bố hoàn toàn bất ngờ của phía Trung Quốc khi tự tin rằng hỏa lực của một xe tăng hạng nhẹ có thể hạ gục được xe tăng chiến đấu chủ lực hàng đầu thế giới hiện nay, dẫu vậy, đâu vẫn là một sự nghi ngờ chưa thể kiểm chứng rằng nó có thể thành hiện thực được hay không hay chỉ là một phương thức quảng cáo quá đà.
Ảnh: Xe tăng T-90 Bhisma do Ấn Độ tự chế tạo trong nước.
Video Trung - Ấn giãn quân sau đụng độ biên giới, châu Á căng thẳng - Nguồn: VTC NOW
Căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã bắt nguồn từ giữa tháng 6 tại khu vực Ladark. Để đối phó với hành động quân sự của đối phương, Quân khu Tây Tạng của Quân đội Trung Quốc gần đây đã tổ chức các cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô, trong đó có sự góp mặt của loại xe tăng Type-15. Tại đây, loại xe tăng này đã chứng minh khả năng tác chiến tuyệt vời của mình tại môi trường cao nguyên. Đặc biệt, khẩu pháo chính 105mm của nó cho thấy một khả năng hỏa lực đáng nể.
Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ bảo vệ đoàn xe vận tải của Quân đội nước này tiến về khu vực biên giới.
Để nói về quá trình ra đời của pháo tăng cỡ nòng 105mm là một câu chuyện dài, hay nói đúng hơn là một tai nạn. Sự ra đời của loại pháo này đã mở ra một chương mới cho xe tăng phương Tây và sau đó đã được lắp đặt trên rất nhiều mẫu xe tăng chủ lực hiện đại trên thế giới.
Ảnh: Xe tăng Centurion của Lục quân Anh với tháp pháo L7 105mm.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, Liên Xô đã đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm trên chiến trường cộng với việc kết hợp sử dụng các công nghệ mới nổi dẫn đến sự ra đời của thiết kế xe tăng mang tính cách mạng, chiếc T-54. Chiếc xe tăng đã đạt đến trình độ bảo vệ của xe tăng hạng nặng trong thế chiến II nhưng lại chỉ có trọng lượng khoảng 39 tấn. Cộng với một giáp mặt trước bố trí góc xiên có thể dày tương đương 200mm thép.
Ảnh: Xe tăng chiến đấu chủ lực T-54 tại viện bảo tàng.
Cơ hội ngàn vàng đến vào năm 1956, khi mà chính phủ Hungary sụp đổ sau một cuộc cách mạng, Liên Xô do lo ngại mất đồng minh đã nhanh chóng triển khai quân đội với hàng loạt xe tăng T-54 tiên tiến hành quân vào thủ đô Budapest thần tốc cứu vãn tình thế. Vô tình, một chiếc T-54 đã lao nhầm vào tòa Đại sứ Anh trong cuộc hỗn chiến. Chớp lấy thời cơ, tùy viên quân sự Anh thực hiện một cuộc khảo sát toàn diện cấp tốc đối với chiếc xe tăng Liên Xô.
Ảnh: Xe tăng T-54 Liên Xô trên đường phố Budapest của Hungary năm 1956.
Tuy vậy, đã có lỗi tính toán xảy ra và người Anh đã đánh giá quá cao độ dày giáp T-54 và kết luận rằng pháo chính 76.2mm của xe tăng Centurion không thể xuyên thủng xe tăng hiện đại nhất Liên Xô thời điểm đó. Người phương Tây đã thực sự shock sau tuyên bố của Anh và việc phát triển một mẫu pháo tăng có khả năng xuyên được giáp T-54 được đặt lên là ưu tiên hàng đầu, tất nhiên nhiệm vụ này lại thuộc về người Anh.
Ảnh: Xe tăng T-54 trên đường phố thủ đô Budapest của Hungary năm 1956.
Người Anh cuối cùng sau nhiều nỗ lực nghiên cứu, tích hợp nhiều công nghệ vượt trội đã cho ra đời đỉnh cao của pháo tăng phương Tây - pháo L7 cỡ 105mm. Đạn pháo được đốt cháy hoàn toàn trong buồng giúp đạt sơ tốc đầu nòng lớn, hỏa lực mạnh, độ chính xác cao, phù hợp tốt với nhiều loại xe tăng sẵn có của phương Tây cũng như tiềm năng nâng cấp lớn, L-7 nhanh chóng trở thành khẩu pháo tăng tiêu chuẩn của khối NATO.
Ảnh: Xe tăng M-60A3 của Lục quân Thái Lan với pháo L-7 105mm.
L-7 105mm đã nhanh chóng được trang bị trên các xe tăng Centurion của Anh, Leopard 1 của Đức, M-60 của Mỹ, Type-74 của Nhật Bản, Strv-103 của Thụy Điển hay thậm chí cả những xe tăng M-1 Abram đời đầu của Mỹ. Kể từ khi ra đời, đã có 19.200 khẩu pháo L-7 được lắp đặt trên xe tăng và xe thiết giáp, cũng như đã tiêu diệt được hơn 4.200 xe tăng các loại.
Ảnh: Một chiếc Leopard 1 với pháo L-7 105mm.
Trong thập niên 1980, Trung Quốc đã tranh thủ thời điểm và nhanh chóng có được công nghệ sản xuất pháo L-7 của phương Tây và tự tạo ra phiên bản Type-81 tương tự cho riêng mình để lắp đặt thay thế pháo 100mm trên các xe tăng Type 59 cũ. Rồi từ Type-81, người Trung Quốc đã phát triển pháo Type-83 để trang bị trên xe tăng Type 69/79.
Ảnh: Xe tăng Type 59 Trung Quốc với pháo Type-81 105mm.
Loại pháo 105mm này đã nhanh chóng được sản xuất rộng rãi và trang bị trên nhiều phương tiện chiến đấu của Trung Quốc bao gồm cả xe tăng chiến đấu chủ lực, xe tăng hạng nhẹ hay xe thiết giáp. Pháo có sơ tốc đầu nòng cao hơn nhiều so với pháo 100mm trên xe tăng T-54/55 của Liên Xô đồng thời có thể bắn nhiều loại đạn tiên tiến.
Ảnh: Xe thiết giáp bánh lốp ZTL-11 của Trung Quốc với tháp pháo sử dụng pháo 105mm.
Xe tăng Type 88 của Lục quân Trung Quốc trong một cuộc diễu binh tại quảng trường Thiên An Môn, tháp pháo của xe tăng này sử dụng pháo 105mm vốn là công nghệ Trung Quốc tiếp nhận từ phương Tây trong giai đoạn 1980. Hiện nay các xe tăng Type 59 cũ của Trung Quốc cũng đã được thay thế rất nhiều bằng pháo 105mm.
Hiện nay, xe tăng chiến đấu hạng nhẹ Type-15 của Trung Quốc vốn đang là chủ công trên mặt trận biên giới đối đầu với Ấn Độ vốn cũng đang được trang bị những khẩu pháo 105mm này, với tên gọi Type 94 nòng dài, là khẩu pháo 105mm mạnh nhất được Trung Quốc sử dụng. Theo phía Trung Quốc, khi bắn đạn xuyên giáp bằng làm hợp kim Vonfram sẽ có thể xuyên được giáp ở khoảng cách tối đa 2.000m với sức xuyên hơn 550mm.
Ảnh: Xe tăng Type-15 của Trung Quốc.
Đây được cho là có thể đủ sức xuyên thủng lớp giáp mặt trước của xe tăng T-90 Ấn Độ. Đây là một tuyên bố hoàn toàn bất ngờ của phía Trung Quốc khi tự tin rằng hỏa lực của một xe tăng hạng nhẹ có thể hạ gục được xe tăng chiến đấu chủ lực hàng đầu thế giới hiện nay, dẫu vậy, đâu vẫn là một sự nghi ngờ chưa thể kiểm chứng rằng nó có thể thành hiện thực được hay không hay chỉ là một phương thức quảng cáo quá đà.
Ảnh: Xe tăng T-90 Bhisma do Ấn Độ tự chế tạo trong nước.
Video Trung - Ấn giãn quân sau đụng độ biên giới, châu Á căng thẳng - Nguồn: VTC NOW