Do những hệ lụy dai dẳng của lịch sử để lại, Ấn Độ và Pakistan đã luôn ở thế đối đầu trực tiếp trong một thời gian dài qua. Hiện nay, lục quân Ấn Độ được coi là một trong những lục quân mạnh nhất thế giới với việc họ có trong tay hàng nghìn chiếc xe tăng chủ lực hiện đại T-90. Ở bên kia biên giới, Pakistan cũng không chịu lép vế khi đầu tư vô cùng nhiều cho đội xe tăng chủ lực của mình.
Ảnh: Quân đội Pakistan trong một cuộc diễu binh.Đầu tiên, loại xe tăng chủ lực hiện đại nhất và cũng là trụ cột của lực lượng Tăng - thiết giáp Pakistan là loại Al-Khalid. Đây là xe tăng chiến đấu do Trung Quốc và Pakistan phối hợp thiết kế trong những năm 1990 dựa trên thiết kế xe tăng Type-90 IIM. Sau đó Trung Quốc cho ra mắt mẫu xe tăng MBT-2000 còn Pakistan ra đời mẫu xe tăng Al-Khalid.
Ảnh: Xe tăng Al-Khalid của Pakistan trong một cuộc duyệt binh.Xe chính thức được đưa vào biên chế lục quân Pakistan từ năm 2001. Al-Khalid nặng 46 tấn, dài 10.07m, rộng 3.5m, cao 2.4m, tổ lái 3 người, trang bị một động cơ Diesel công suất 1.200 mã lực cho phép nó có thể đạt vận tốc tối đa 72km/h và tầm chiến đấu 500km.
Ảnh: Al-Khalid huấn luyện trên thao trường.Xe được trang bị một pháo nòng trơn 125mm, 1 súng máy đồng trục 7.62mm và 1 súng máy hạng nặng 12.7mm phòng không đặt trên nóc tháp pháo. Hệ thống bảo vệ của xe bao gồm giáp chính Composite và giáp phản ứng nổ ERA. Hiện nay, Pakistan đang vận hành hơn 400 xe tăng loại này.
Ảnh: Mặt trước xe tăng Al-Khalid.Loại xe tăng chủ lực thứ hai cũng có số lượng vô cùng đông đảo trong lực lượng Tăng - thiết giáp Pakistan là xe tăng Al-Zarrar. Xe được phát triển từ những năm 1990 và chính thức được chấp nhận đưa vào biên chế quân đội từ năm 2004.
Ảnh: Xe tăng Al-Zarrar trong lễ duyệt binh.Thực chất đây là gói nâng cấp từ xe tăng chủ lưc Type-59 (Phiên bản T-54 do Trung Quốc sản xuất) với việc thay thế pháo nòng xoắn 100mm bằng pháo nòng trơn 125mm. Xe trang bị một động cơ Diesel công suất 730 mã lực cho phép nó có thể đạt vận tốc tối đa 65km/h, tầm tác chiến 450km.
Ảnh: Xe tăng Al-Zarrar của Pakistan.Xe sử dụng kíp lái 4 người tương tự Type-59 với việc bổ sung thêm giáp phản ứng nổ ERA, giáp lồng và giáp váy. Xe có trọng lượng 44 tấn, dài 9.5m, rộng 3.3m, cao 2.5m. Hiện nay Pakistan đang có trong biên chế hơn 500 xe loại này.
Ảnh: Xe tăng Al-Zarrar trong một lễ duyệt binh.Loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại cuối cùng của Pakistan là xe tăng Type-80/88. Xe do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo trong thập niên 1970-1980, là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ 2 của Trung Quốc, phục vụ trong biên chế Giải phóng quân Trung Hoa từ năm 1980.
Ảnh: Type-88 trước Quảng trường Thiên An Môn của Trung Quốc.Type-80 là phiên bản xuất khẩu của Type-88, có trọng lượng khoảng 38-39 tấn, kíp lái 4 người, sử dụng một động cơ Diesel công suất 730 mã lực cho phép xe tăng có thể đạt tốc độ tối đa 57km/h và tầm tác chiến 450km (lên đến 600km với thùng dầu phụ).
Ảnh: Binh sĩ Pakistan trên một chiếc Type-80 của họ.Type-80/88 có chiều dài 10.3m, rộng 3.372m, cao 2.3m, trang bị một pháo cỡ nòng 105mm, một súng máy đồng trục 7.62mm và một súng máy phòng không hạng nặng 12.7mm đặt trên tháp pháo. Hiện nay, Pakistan đang vận hành trên 250 xe loại này.
Ảnh: Xe tăng Type-88 Trung Quốc (phiên bản nội địa của Type-80) trong huấn luyện.Nhìn chung, các loại xe tăng chủ lực của Pakistan đều dựa hoàn toàn vào công nghệ của Trung Quốc, bên cạnh đó cũng có một số lượng khá hùng hậu cho thấy Pakistan đang là đồng minh hàng đầu của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự. Với lực lượng được đầu tư đông đảo này, Pakistan cũng có thể nói là khá tự tin trước lực lượng xe tăng T-90 và T-72 của Ấn Độ cũng đông đảo không kém. Ngoài ra, Pakistan cũng được báo cáo là hiện nay đang để mắt đến xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga.
Ảnh: Binh sĩ thuộc quân đội Pakistan.
Video Ấn Độ và Pakistan tiếp tục đấu súng dọc biên giới - Nguồn: VTC14
Do những hệ lụy dai dẳng của lịch sử để lại, Ấn Độ và Pakistan đã luôn ở thế đối đầu trực tiếp trong một thời gian dài qua. Hiện nay, lục quân Ấn Độ được coi là một trong những lục quân mạnh nhất thế giới với việc họ có trong tay hàng nghìn chiếc xe tăng chủ lực hiện đại T-90. Ở bên kia biên giới, Pakistan cũng không chịu lép vế khi đầu tư vô cùng nhiều cho đội xe tăng chủ lực của mình.
Ảnh: Quân đội Pakistan trong một cuộc diễu binh.
Đầu tiên, loại xe tăng chủ lực hiện đại nhất và cũng là trụ cột của lực lượng Tăng - thiết giáp Pakistan là loại Al-Khalid. Đây là xe tăng chiến đấu do Trung Quốc và Pakistan phối hợp thiết kế trong những năm 1990 dựa trên thiết kế xe tăng Type-90 IIM. Sau đó Trung Quốc cho ra mắt mẫu xe tăng MBT-2000 còn Pakistan ra đời mẫu xe tăng Al-Khalid.
Ảnh: Xe tăng Al-Khalid của Pakistan trong một cuộc duyệt binh.
Xe chính thức được đưa vào biên chế lục quân Pakistan từ năm 2001. Al-Khalid nặng 46 tấn, dài 10.07m, rộng 3.5m, cao 2.4m, tổ lái 3 người, trang bị một động cơ Diesel công suất 1.200 mã lực cho phép nó có thể đạt vận tốc tối đa 72km/h và tầm chiến đấu 500km.
Ảnh: Al-Khalid huấn luyện trên thao trường.
Xe được trang bị một pháo nòng trơn 125mm, 1 súng máy đồng trục 7.62mm và 1 súng máy hạng nặng 12.7mm phòng không đặt trên nóc tháp pháo. Hệ thống bảo vệ của xe bao gồm giáp chính Composite và giáp phản ứng nổ ERA. Hiện nay, Pakistan đang vận hành hơn 400 xe tăng loại này.
Ảnh: Mặt trước xe tăng Al-Khalid.
Loại xe tăng chủ lực thứ hai cũng có số lượng vô cùng đông đảo trong lực lượng Tăng - thiết giáp Pakistan là xe tăng Al-Zarrar. Xe được phát triển từ những năm 1990 và chính thức được chấp nhận đưa vào biên chế quân đội từ năm 2004.
Ảnh: Xe tăng Al-Zarrar trong lễ duyệt binh.
Thực chất đây là gói nâng cấp từ xe tăng chủ lưc Type-59 (Phiên bản T-54 do Trung Quốc sản xuất) với việc thay thế pháo nòng xoắn 100mm bằng pháo nòng trơn 125mm. Xe trang bị một động cơ Diesel công suất 730 mã lực cho phép nó có thể đạt vận tốc tối đa 65km/h, tầm tác chiến 450km.
Ảnh: Xe tăng Al-Zarrar của Pakistan.
Xe sử dụng kíp lái 4 người tương tự Type-59 với việc bổ sung thêm giáp phản ứng nổ ERA, giáp lồng và giáp váy. Xe có trọng lượng 44 tấn, dài 9.5m, rộng 3.3m, cao 2.5m. Hiện nay Pakistan đang có trong biên chế hơn 500 xe loại này.
Ảnh: Xe tăng Al-Zarrar trong một lễ duyệt binh.
Loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại cuối cùng của Pakistan là xe tăng Type-80/88. Xe do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo trong thập niên 1970-1980, là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ 2 của Trung Quốc, phục vụ trong biên chế Giải phóng quân Trung Hoa từ năm 1980.
Ảnh: Type-88 trước Quảng trường Thiên An Môn của Trung Quốc.
Type-80 là phiên bản xuất khẩu của Type-88, có trọng lượng khoảng 38-39 tấn, kíp lái 4 người, sử dụng một động cơ Diesel công suất 730 mã lực cho phép xe tăng có thể đạt tốc độ tối đa 57km/h và tầm tác chiến 450km (lên đến 600km với thùng dầu phụ).
Ảnh: Binh sĩ Pakistan trên một chiếc Type-80 của họ.
Type-80/88 có chiều dài 10.3m, rộng 3.372m, cao 2.3m, trang bị một pháo cỡ nòng 105mm, một súng máy đồng trục 7.62mm và một súng máy phòng không hạng nặng 12.7mm đặt trên tháp pháo. Hiện nay, Pakistan đang vận hành trên 250 xe loại này.
Ảnh: Xe tăng Type-88 Trung Quốc (phiên bản nội địa của Type-80) trong huấn luyện.
Nhìn chung, các loại xe tăng chủ lực của Pakistan đều dựa hoàn toàn vào công nghệ của Trung Quốc, bên cạnh đó cũng có một số lượng khá hùng hậu cho thấy Pakistan đang là đồng minh hàng đầu của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự. Với lực lượng được đầu tư đông đảo này, Pakistan cũng có thể nói là khá tự tin trước lực lượng xe tăng T-90 và T-72 của Ấn Độ cũng đông đảo không kém. Ngoài ra, Pakistan cũng được báo cáo là hiện nay đang để mắt đến xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga.
Ảnh: Binh sĩ thuộc quân đội Pakistan.
Video Ấn Độ và Pakistan tiếp tục đấu súng dọc biên giới - Nguồn: VTC14