Xe tăng T-90 thực chất từng mang tên gốc là T-72BU - một phiên bản nâng cấp và cải tiến từ xe tăng T-72 huyền thoại được sản xuất từ thời Liên Xô.So với phiên bản gốc, xe tăng chủ lực T-72BU khi đó có hệ thống kiểm soát hỏa lực, kính ngắm cùng nhiều hệ thống phòng vệ chủ động được cải tiến vượt bậc.Tuy nhiên, về cơ bản xe tăng T-72BU vẫn chưa được cải tiến đủ sâu - để có thể mang danh một dòng xe tăng mới là T-90.Cái tên T-90 ban đầu thực chất chỉ để phục vụ cho mục đích Marketing để xuất khẩu. Và thực sự cái tên này đã gây được rất nhiều tiếng vang, trở thành sản phẩn xuất khẩu chủ lực của Nga.Khi đó, người Nga bị buộc phải đổi tên cho T-72, lý do là sau cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh, hình ảnh của hàng trăm chiếc xe tăng chủ lực T-72 bị nghiến nát trên chiến trường, rõ ràng đã ảnh hưởng lớn tới danh tiếng của loại vũ khí này.Quá trình đổi tên cho T-72BU được thực hiện chóng vánh, phiên bản xe tăng chủ lực T-90 "bỗng chốc" xuất hiện nhưng cũng đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của quốc tế.Danh tiếng của T-90 khi đó vẫn được bảo vệ, đơn giản là vì nó có tên gọi khác hoàn toàn với những chiếc T-72 nằm la liệt ở Trung Đông trước đó.Cận cảnh hệ thống nạp đạn tự động của xe tăng T-90 với việc đẩy đầu đạn và liều phóng riêng biệt vào nòng pháo.Tới tận phiên bản T-90S được Nga bán cho Ấn Độ hồi năm 2001, sự khác biệt của T-90 so với T-72 mới lộ rõ. Ở phiên bản xe tăng T-90S, tháp pháo hàn đã được sử dụng, thay thế cho tháp pháo đúc trước đó.Tuy nhiên phải mãi tới năm 2005, các mẫu xe tăng T-90A của chính quân đội Nga mới được trang bị tháp pháo hàn.Nói một cách khác, cho tới tận những năm 2000 - nghĩa là hàng chục năm sau khi T-90 ra đời, nó vẫn không khác biệt quá nhiều so với T-72.Phải tới những phiên bản nâng cấp sau này, xe tăng T-90 mới dần được bổ sung thêm các tính năng hiện đại khác, nâng cấp thêm về giáp, hệ thống kiểm soát hỏa lực, cảm biến,... biến nó thành một chiếc siêu tăng T-72 đích thực.Tuy nhiên, bản thân quân đội Nga lại vẫn sử dụng rất nhiều xe tăng T-72, điều này khiến cho xe tăng T-72 cũng liên tục được nâng cấp, mang lại sức mạnh tiệm cận với các phiên bản mạnh nhất của xe tăng T-90.Dù vậy, xe tăng T-90 (hay T-72 đổi tên) cũng vẫn là niềm mơ ước của rất nhiều quốc gia. Loại xe tăng này có chi phí sản xuất rẻ, giá thành vận hành thấp, đặc biệt là nhỏ và nhẹ, dễ dàng vận chuyển đường dài.Với giá thành sản xuất rẻ và chi phí vận hành thấp, xe tăng T-90 - cũng như các phiên bản T-72 cải tiến sau này, có thể được sản xuất hàng loạt một cách nhanh chóng bất cứ khi nào Nga rơi vào trạng thái chiến tranh tổng lực.Đây là một học thuyết cực kỳ đương giản mà Liên Xô đã đúc rút ra từ Chiến tranh Thế giới thứ hai - "số lượng cũng có thể coi là một dạng chất lượng". Về khoản này, xe tăng Mỹ và châu Âu đã thua kém rõ rệt. Nguồn ảnh: YD. Cận cảnh xe tăng T-90 và xe tăng T-80 của Nga thể hiện khả năng tác chiến trên trường bắn đạn thật. Nguồn: RBTH.
Xe tăng T-90 thực chất từng mang tên gốc là T-72BU - một phiên bản nâng cấp và cải tiến từ xe tăng T-72 huyền thoại được sản xuất từ thời Liên Xô.
So với phiên bản gốc, xe tăng chủ lực T-72BU khi đó có hệ thống kiểm soát hỏa lực, kính ngắm cùng nhiều hệ thống phòng vệ chủ động được cải tiến vượt bậc.
Tuy nhiên, về cơ bản xe tăng T-72BU vẫn chưa được cải tiến đủ sâu - để có thể mang danh một dòng xe tăng mới là T-90.
Cái tên T-90 ban đầu thực chất chỉ để phục vụ cho mục đích Marketing để xuất khẩu. Và thực sự cái tên này đã gây được rất nhiều tiếng vang, trở thành sản phẩn xuất khẩu chủ lực của Nga.
Khi đó, người Nga bị buộc phải đổi tên cho T-72, lý do là sau cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh, hình ảnh của hàng trăm chiếc xe tăng chủ lực T-72 bị nghiến nát trên chiến trường, rõ ràng đã ảnh hưởng lớn tới danh tiếng của loại vũ khí này.
Quá trình đổi tên cho T-72BU được thực hiện chóng vánh, phiên bản xe tăng chủ lực T-90 "bỗng chốc" xuất hiện nhưng cũng đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của quốc tế.
Danh tiếng của T-90 khi đó vẫn được bảo vệ, đơn giản là vì nó có tên gọi khác hoàn toàn với những chiếc T-72 nằm la liệt ở Trung Đông trước đó.
Cận cảnh hệ thống nạp đạn tự động của xe tăng T-90 với việc đẩy đầu đạn và liều phóng riêng biệt vào nòng pháo.
Tới tận phiên bản T-90S được Nga bán cho Ấn Độ hồi năm 2001, sự khác biệt của T-90 so với T-72 mới lộ rõ. Ở phiên bản xe tăng T-90S, tháp pháo hàn đã được sử dụng, thay thế cho tháp pháo đúc trước đó.
Tuy nhiên phải mãi tới năm 2005, các mẫu xe tăng T-90A của chính quân đội Nga mới được trang bị tháp pháo hàn.
Nói một cách khác, cho tới tận những năm 2000 - nghĩa là hàng chục năm sau khi T-90 ra đời, nó vẫn không khác biệt quá nhiều so với T-72.
Phải tới những phiên bản nâng cấp sau này, xe tăng T-90 mới dần được bổ sung thêm các tính năng hiện đại khác, nâng cấp thêm về giáp, hệ thống kiểm soát hỏa lực, cảm biến,... biến nó thành một chiếc siêu tăng T-72 đích thực.
Tuy nhiên, bản thân quân đội Nga lại vẫn sử dụng rất nhiều xe tăng T-72, điều này khiến cho xe tăng T-72 cũng liên tục được nâng cấp, mang lại sức mạnh tiệm cận với các phiên bản mạnh nhất của xe tăng T-90.
Dù vậy, xe tăng T-90 (hay T-72 đổi tên) cũng vẫn là niềm mơ ước của rất nhiều quốc gia. Loại xe tăng này có chi phí sản xuất rẻ, giá thành vận hành thấp, đặc biệt là nhỏ và nhẹ, dễ dàng vận chuyển đường dài.
Với giá thành sản xuất rẻ và chi phí vận hành thấp, xe tăng T-90 - cũng như các phiên bản T-72 cải tiến sau này, có thể được sản xuất hàng loạt một cách nhanh chóng bất cứ khi nào Nga rơi vào trạng thái chiến tranh tổng lực.
Đây là một học thuyết cực kỳ đương giản mà Liên Xô đã đúc rút ra từ Chiến tranh Thế giới thứ hai - "số lượng cũng có thể coi là một dạng chất lượng". Về khoản này, xe tăng Mỹ và châu Âu đã thua kém rõ rệt. Nguồn ảnh: YD.
Cận cảnh xe tăng T-90 và xe tăng T-80 của Nga thể hiện khả năng tác chiến trên trường bắn đạn thật. Nguồn: RBTH.