Giới chức công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, phương tiện chiến đấu mới nhất của nước này- chiếc BMPT T-15 “Terminator” (Kẻ hủy diệt) đã được gửi tới Syria để thử nghiệm thực chiến, bao gồm cả việc yểm trợ cho xe tăng của Syria ở Idlib và Aleppo.Tuy vậy báo chí trong nước và quốc tế vẫn đánh giá rằng BMPT T-15 chưa từng được đưa tới Syria, hoặc các cuộc kiểm tra ở nước cộng hòa Ả Rập không thể diễn ra, hoặc đã diễn ra trong thất bại.Hiện tại quyết định đưa BMPT T-15 "Kẻ hủy diệt" vào thành phần tác chiến của quân đội Nga vẫn chưa được thông qua, diễn biến sẽ dựa trên việc đánh giá chiếc BMPT tại cuộc tập trận Kavkaz 2020.Điều này một lần nữa gián tiếp khẳng định rằng cỗ máy chiến tranh nói trên chưa hề trải qua quá trình thực chiến ở chiến trường Syria.“Họ dự định sử dụng BMPT để hỗ trợ không chỉ các đơn vị xe tăng mà còn cả bộ binh cơ giới. Nhiệm vụ sẽ là hạ gục các mục tiêu đe dọa xe bọc thép hạng nặng và hạng nhẹ”.“Trong vai trò yểm trợ hỏa lực, chiếc xe này cũng sẽ là chỗ dựa cho xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân, chúng sẽ di chuyển đến nơi bộ binh cần xuống và giao tranh với kẻ thù”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.Trước thông tin nghi ngờ về T-15 BMPT, các chuyên gia tin rằng xe tăng T-14 Armata cũng có thể không được thử nghiệm ở Syria, mặc dù không có tuyên bố chính thức nào từ Bộ Quốc phòng Nga về loại xe tăng nặng nhất của mình.Cần nói thêm rằng từ khi Bộ trưởng Công Thương Nga - ông Denis Manturov tuyên bố đã đưa xe tăng T-14 Armata tới Syria “thử lửa” thì đã vài tháng trôi qua mà chẳng có bất cứ hình ảnh nào chứng minh.Bên cạnh đó, còn có nhận định từ phương Tây cho rằng Nga chỉ đưa một số vũ khí sang Syria để "đánh bóng tên tuổi", chúng được triển khai xa khu vực chiến sự, chỉ chụp một vài bức ảnh rồi lại lên tàu và máy bay để quay trở về Nga.Điều này cũng có thể nhận thấy rõ qua “người tiền nhiệm” của BMPT T-15 đó là chiếc BMPT-3, khi nó chỉ được đưa sang Syria nhằm mục đích trình diễn rồi lại quay về gần như ngay lập tức.Ngoài phương tiện chiến đấu mặt đất thì khí tài đình đám khác của Nga là tiêm kích tàng hình Su-57 cũng chỉ có mặt tại Syria vỏn vẹn có 2 ngày, chúng không thực hiện bất cứ nhiệm vụ chiến đấu nào.Tuy vậy theo báo chí Nga, họ vẫn đánh giá các bài thử nghiệm tại Syria là “thành công”, bất chấp nhiều loại vũ khí sau đó đã phải cấp tốc tiến hành sửa chữa hoặc nâng cấp.Nhưng cũng không thể phủ nhận việc nhiều loại vũ khí Nga đã thể hiện rất tốt tại chiến trường, điển hình là xe tăng chiến đấu chủ lực T-90, tiêm kích Su-30SM và Su-35…Thông qua cuộc chiến tại Syria, vũ khí Nga đã thu về khá nhiều hợp đồng giá trị, đây có thể được xem như sự đền bù và thành quả mang lại cho nền kinh tế Nga sau khi phải tiêu tốn không ít ngân sách tại đây.
Giới chức công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, phương tiện chiến đấu mới nhất của nước này- chiếc BMPT T-15 “Terminator” (Kẻ hủy diệt) đã được gửi tới Syria để thử nghiệm thực chiến, bao gồm cả việc yểm trợ cho xe tăng của Syria ở Idlib và Aleppo.
Tuy vậy báo chí trong nước và quốc tế vẫn đánh giá rằng BMPT T-15 chưa từng được đưa tới Syria, hoặc các cuộc kiểm tra ở nước cộng hòa Ả Rập không thể diễn ra, hoặc đã diễn ra trong thất bại.
Hiện tại quyết định đưa BMPT T-15 "Kẻ hủy diệt" vào thành phần tác chiến của quân đội Nga vẫn chưa được thông qua, diễn biến sẽ dựa trên việc đánh giá chiếc BMPT tại cuộc tập trận Kavkaz 2020.
Điều này một lần nữa gián tiếp khẳng định rằng cỗ máy chiến tranh nói trên chưa hề trải qua quá trình thực chiến ở chiến trường Syria.
“Họ dự định sử dụng BMPT để hỗ trợ không chỉ các đơn vị xe tăng mà còn cả bộ binh cơ giới. Nhiệm vụ sẽ là hạ gục các mục tiêu đe dọa xe bọc thép hạng nặng và hạng nhẹ”.
“Trong vai trò yểm trợ hỏa lực, chiếc xe này cũng sẽ là chỗ dựa cho xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân, chúng sẽ di chuyển đến nơi bộ binh cần xuống và giao tranh với kẻ thù”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Trước thông tin nghi ngờ về T-15 BMPT, các chuyên gia tin rằng xe tăng T-14 Armata cũng có thể không được thử nghiệm ở Syria, mặc dù không có tuyên bố chính thức nào từ Bộ Quốc phòng Nga về loại xe tăng nặng nhất của mình.
Cần nói thêm rằng từ khi Bộ trưởng Công Thương Nga - ông Denis Manturov tuyên bố đã đưa xe tăng T-14 Armata tới Syria “thử lửa” thì đã vài tháng trôi qua mà chẳng có bất cứ hình ảnh nào chứng minh.
Bên cạnh đó, còn có nhận định từ phương Tây cho rằng Nga chỉ đưa một số vũ khí sang Syria để "đánh bóng tên tuổi", chúng được triển khai xa khu vực chiến sự, chỉ chụp một vài bức ảnh rồi lại lên tàu và máy bay để quay trở về Nga.
Điều này cũng có thể nhận thấy rõ qua “người tiền nhiệm” của BMPT T-15 đó là chiếc BMPT-3, khi nó chỉ được đưa sang Syria nhằm mục đích trình diễn rồi lại quay về gần như ngay lập tức.
Ngoài phương tiện chiến đấu mặt đất thì khí tài đình đám khác của Nga là tiêm kích tàng hình Su-57 cũng chỉ có mặt tại Syria vỏn vẹn có 2 ngày, chúng không thực hiện bất cứ nhiệm vụ chiến đấu nào.
Tuy vậy theo báo chí Nga, họ vẫn đánh giá các bài thử nghiệm tại Syria là “thành công”, bất chấp nhiều loại vũ khí sau đó đã phải cấp tốc tiến hành sửa chữa hoặc nâng cấp.
Nhưng cũng không thể phủ nhận việc nhiều loại vũ khí Nga đã thể hiện rất tốt tại chiến trường, điển hình là xe tăng chiến đấu chủ lực T-90, tiêm kích Su-30SM và Su-35…
Thông qua cuộc chiến tại Syria, vũ khí Nga đã thu về khá nhiều hợp đồng giá trị, đây có thể được xem như sự đền bù và thành quả mang lại cho nền kinh tế Nga sau khi phải tiêu tốn không ít ngân sách tại đây.