Vào đêm ngày 2/3/1969, khoảng ba trăm lính Trung Quốc đã vượt qua lãnh thổ của đảo Damansky của Liên Xô. Tuyết rơi dày cho đến 10 giờ sáng, đã che giấu sự hiện diện của địch với bộ đội biên phòng Liên Xô.Sau khi lính Trung Quốc bị phát hiện, những người lính biên phòng Liên Xô không thể xác định được quân số đối phương xâm nhập; nhưng khi phát hiện phía Trung Quốc xâm nhập, đồn trưởng biên phòng Liên Xô tại khu vực, Thượng tá I. Strelnikov đã yêu cầu quân Trung Quốc, ngay lập tức rời khỏi lãnh thổ của Liên Xô.Nhưng đáp lại, pháo tự động đã được khai hỏa, Thượng tá Strelnikov và một số đồng đội của anh hy sinh. Lính Trung Quốc lao vào tấn công bộ đội biên phòng Liên Xô, phía biên phòng Liên Xô bắn trả đến viên đạn cuối cùng; nhưng do quá chênh lệnh về quân số, đối phương đã giết chết tất cả mọi người.Chỉ có một cơ hội may mắn, đã cứu một trong số những người lính thoát chết, đó chính là Binh nhì G. Serebrov, người bất tỉnh và không bị quân đội Trung Quốc phát hiện; và chính anh sau này là những người viết hồi ký về cuộc xung đột biên giới đẫm máu này.Khi hai tốp lính biên phòng Liên Xô đầu tiên bị tiêu diệt, tốp thứ ba bước vào trận chiến do Thượng tá V. Bubenin chỉ huy. Biệt đội bao gồm 20 binh sĩ cơ động đến trận địa, bằng một chiếc xe chở quân bọc thép.Trong trận chiến với quân Trung Quốc, V. Bubenin bị thương, nhưng ông vẫn tiếp tục chỉ huy nổ súng và phá hủy sở chỉ huy của phía Trung Quốc, buộc quân Trung Quốc phải rút lui. Đây là trận chiến đầu tiên ở đảo Damansky.Theo thông tin được công bố, trong một cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao Liên Xô, chỉ trong ngày 7 tháng 3 năm 1969, lực lượng biên phòng Liên Xô đã hy sinh 31 chiến sĩ trong cuộc tranh chấp biên giới với Trung Quốc.Vào ngày 15/3/1969, Trung Quốc dựng một dàn loa lớn, kêu gọi binh lính Liên Xô rời khỏi biên giới. Đáp lại, Liên Xô cũng sử dụng loa công suất lớn để đối phó. Bắt đầu lúc 9 giờ sáng, và liên tục trong 8 tiếng đồng hồ, phía Trung Quốc sử dụng pháo binh bắn phá liên tục vào đảo Damansky.V. Bubenin sau nay viết hồi ký trong một cuộc phỏng vấn với tờ Gorodskiye Novosti: Một số nỗ lực không thành công của bộ đội biên phòng Liên Xô, nhằm đẩy lùi các cuộc tấn công của phía Trung Quốc đã kết thúc, mà không đạt được kết quả; vì vậy lệnh rút lui của phía Liên Xô đã được đưa ra.Đến 17 giờ cùng ngày, Liên Xô đã quyết định sử dụng các trận địa pháo phản lực phóng loạt đặc biệt BM-21 Grad (lúc này vẫn được coi là vũ khí bí mật của Quân đội Liên Xô) bắn phá vào trận địa của quân Trung Quốc. Sau 10 phút, phần lớn quân Trung Quốc xâm nhập bị tiêu diệt.Hỏa lực của các khẩu đội Grad, được hỗ trợ bởi các khẩu pháo cỡ nòng 122mm của Liên Xô, đã giúp dọn sạch đảo Damansky chỉ trong vòng 10 phút. 17 giờ 10 phút, 2 đại đội bộ binh và 3 đại đội bộ binh cơ giới, tiến vào chiếm giữ trận địa mà không gặp bất kỳ sự kháng cự nào của quân Trung Quốc.Phía Trung Quốc sau đó đã buộc phải rút lui, và cũng cố gắng tiến hành một số cuộc tấn công mới, với hy vọng chiếm lại lãnh thổ từ các lực lượng biên phòng Liên Xô, nhưng họ đã không thể. Và sau này, quân Trung Quốc không còn dám xâm phạm vào lãnh thổ Liên Xô.Điều đáng chú ý là vào ngày 15/3/1969, quân đội Liên Xô lần đầu tiên sử dụng pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad trong quá trình bảo vệ đảo Damansky. BM-21 khi đó là một loại vũ khí hoàn toàn mới, được Liên Xô giữ bí mật; sau trận chiến giành đảo, không chỉ ở Trung Quốc, mà còn ở các nước châu Âu được biết đến.Thượng úy V. Bubenin trong cuốn hồi ký “Trận chiến đẫm máu dưới tuyết ở Damansky” nhớ lại rằng, sau 10 phút pháo kích của những khẩu pháo phản lực BM-21 vào binh lính Trung Quốc, không có gì còn sót lại ở vị trí của kẻ thù.Theo số liệu chính thức của CHND Trung Hoa, khoảng 6 nghìn binh lính Trung Quốc đã bị tiêu diệt trong cùng thời gian. Báo chí nước ngoài viết rằng, Moscow sử dụng vũ khí tối mật, và do đó gây nên nỗi sợ hãi.Sau cuộc xung đột giành đảo Damansky, tất cả các nước trên thế giới bắt đầu thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới các loại pháo phản lực phóng loạt của Liên Xô và loại pháo này nhanh chóng phổ biến trên toàn thế giới (trong đó QĐND Việt Nam được trang bị từ năm 1978 với tên gọi H-78).Theo tài liệu của tờ Renmin Daily của Trung Quốc, quân đội Liên Xô đã sử dụng “vũ khí tối mật laser hoặc súng phun lửa” trong trận chiến giành đảo Damansky, nhưng điều này hoàn toàn không đúng như vậy.Các khẩu đội pháo phản lực phóng loạt BM-21 của Liên Xô vào thời điểm bùng nổ xung đột trên đảo Damansky, chỉ có thể bắn bằng các loại đạn nổ phá sát thương hoặc đạn hóa học (nhưng đạn hóa học bị cấm sử dụng).Ngày nay, pháo BM-21 Grad còn có khả năng tiêu diệt đối phương bằng đạn nhiệt áp, hoặc để rải mìn sát thương và chống tăng. Toàn bộ tiềm năng của loại pháo phản lực uy danh này, hiện vẫn chưa được khai thác hết; vì vậy có khả năng sẽ có nhiều loại đạn mới sẽ sớm xuất hiện cho nó.Tuy nhiên, vào năm 1969, trải nghiệm đầu tiên về việc sử dụng hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad của quân đội Liên Xô và trải nghiệm đầu tiên khi chạm trán kẻ thù với chiến thuật “biển người”, nhưng BM-21 đã chứng tỏ sức mạnh của nó và đã trở thành dấu ấn của pháo binh Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.
Vào đêm ngày 2/3/1969, khoảng ba trăm lính Trung Quốc đã vượt qua lãnh thổ của đảo Damansky của Liên Xô. Tuyết rơi dày cho đến 10 giờ sáng, đã che giấu sự hiện diện của địch với bộ đội biên phòng Liên Xô.
Sau khi lính Trung Quốc bị phát hiện, những người lính biên phòng Liên Xô không thể xác định được quân số đối phương xâm nhập; nhưng khi phát hiện phía Trung Quốc xâm nhập, đồn trưởng biên phòng Liên Xô tại khu vực, Thượng tá I. Strelnikov đã yêu cầu quân Trung Quốc, ngay lập tức rời khỏi lãnh thổ của Liên Xô.
Nhưng đáp lại, pháo tự động đã được khai hỏa, Thượng tá Strelnikov và một số đồng đội của anh hy sinh. Lính Trung Quốc lao vào tấn công bộ đội biên phòng Liên Xô, phía biên phòng Liên Xô bắn trả đến viên đạn cuối cùng; nhưng do quá chênh lệnh về quân số, đối phương đã giết chết tất cả mọi người.
Chỉ có một cơ hội may mắn, đã cứu một trong số những người lính thoát chết, đó chính là Binh nhì G. Serebrov, người bất tỉnh và không bị quân đội Trung Quốc phát hiện; và chính anh sau này là những người viết hồi ký về cuộc xung đột biên giới đẫm máu này.
Khi hai tốp lính biên phòng Liên Xô đầu tiên bị tiêu diệt, tốp thứ ba bước vào trận chiến do Thượng tá V. Bubenin chỉ huy. Biệt đội bao gồm 20 binh sĩ cơ động đến trận địa, bằng một chiếc xe chở quân bọc thép.
Trong trận chiến với quân Trung Quốc, V. Bubenin bị thương, nhưng ông vẫn tiếp tục chỉ huy nổ súng và phá hủy sở chỉ huy của phía Trung Quốc, buộc quân Trung Quốc phải rút lui. Đây là trận chiến đầu tiên ở đảo Damansky.
Theo thông tin được công bố, trong một cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao Liên Xô, chỉ trong ngày 7 tháng 3 năm 1969, lực lượng biên phòng Liên Xô đã hy sinh 31 chiến sĩ trong cuộc tranh chấp biên giới với Trung Quốc.
Vào ngày 15/3/1969, Trung Quốc dựng một dàn loa lớn, kêu gọi binh lính Liên Xô rời khỏi biên giới. Đáp lại, Liên Xô cũng sử dụng loa công suất lớn để đối phó. Bắt đầu lúc 9 giờ sáng, và liên tục trong 8 tiếng đồng hồ, phía Trung Quốc sử dụng pháo binh bắn phá liên tục vào đảo Damansky.
V. Bubenin sau nay viết hồi ký trong một cuộc phỏng vấn với tờ Gorodskiye Novosti: Một số nỗ lực không thành công của bộ đội biên phòng Liên Xô, nhằm đẩy lùi các cuộc tấn công của phía Trung Quốc đã kết thúc, mà không đạt được kết quả; vì vậy lệnh rút lui của phía Liên Xô đã được đưa ra.
Đến 17 giờ cùng ngày, Liên Xô đã quyết định sử dụng các trận địa pháo phản lực phóng loạt đặc biệt BM-21 Grad (lúc này vẫn được coi là vũ khí bí mật của Quân đội Liên Xô) bắn phá vào trận địa của quân Trung Quốc. Sau 10 phút, phần lớn quân Trung Quốc xâm nhập bị tiêu diệt.
Hỏa lực của các khẩu đội Grad, được hỗ trợ bởi các khẩu pháo cỡ nòng 122mm của Liên Xô, đã giúp dọn sạch đảo Damansky chỉ trong vòng 10 phút. 17 giờ 10 phút, 2 đại đội bộ binh và 3 đại đội bộ binh cơ giới, tiến vào chiếm giữ trận địa mà không gặp bất kỳ sự kháng cự nào của quân Trung Quốc.
Phía Trung Quốc sau đó đã buộc phải rút lui, và cũng cố gắng tiến hành một số cuộc tấn công mới, với hy vọng chiếm lại lãnh thổ từ các lực lượng biên phòng Liên Xô, nhưng họ đã không thể. Và sau này, quân Trung Quốc không còn dám xâm phạm vào lãnh thổ Liên Xô.
Điều đáng chú ý là vào ngày 15/3/1969, quân đội Liên Xô lần đầu tiên sử dụng pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad trong quá trình bảo vệ đảo Damansky. BM-21 khi đó là một loại vũ khí hoàn toàn mới, được Liên Xô giữ bí mật; sau trận chiến giành đảo, không chỉ ở Trung Quốc, mà còn ở các nước châu Âu được biết đến.
Thượng úy V. Bubenin trong cuốn hồi ký “Trận chiến đẫm máu dưới tuyết ở Damansky” nhớ lại rằng, sau 10 phút pháo kích của những khẩu pháo phản lực BM-21 vào binh lính Trung Quốc, không có gì còn sót lại ở vị trí của kẻ thù.
Theo số liệu chính thức của CHND Trung Hoa, khoảng 6 nghìn binh lính Trung Quốc đã bị tiêu diệt trong cùng thời gian. Báo chí nước ngoài viết rằng, Moscow sử dụng vũ khí tối mật, và do đó gây nên nỗi sợ hãi.
Sau cuộc xung đột giành đảo Damansky, tất cả các nước trên thế giới bắt đầu thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới các loại pháo phản lực phóng loạt của Liên Xô và loại pháo này nhanh chóng phổ biến trên toàn thế giới (trong đó QĐND Việt Nam được trang bị từ năm 1978 với tên gọi H-78).
Theo tài liệu của tờ Renmin Daily của Trung Quốc, quân đội Liên Xô đã sử dụng “vũ khí tối mật laser hoặc súng phun lửa” trong trận chiến giành đảo Damansky, nhưng điều này hoàn toàn không đúng như vậy.
Các khẩu đội pháo phản lực phóng loạt BM-21 của Liên Xô vào thời điểm bùng nổ xung đột trên đảo Damansky, chỉ có thể bắn bằng các loại đạn nổ phá sát thương hoặc đạn hóa học (nhưng đạn hóa học bị cấm sử dụng).
Ngày nay, pháo BM-21 Grad còn có khả năng tiêu diệt đối phương bằng đạn nhiệt áp, hoặc để rải mìn sát thương và chống tăng. Toàn bộ tiềm năng của loại pháo phản lực uy danh này, hiện vẫn chưa được khai thác hết; vì vậy có khả năng sẽ có nhiều loại đạn mới sẽ sớm xuất hiện cho nó.
Tuy nhiên, vào năm 1969, trải nghiệm đầu tiên về việc sử dụng hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad của quân đội Liên Xô và trải nghiệm đầu tiên khi chạm trán kẻ thù với chiến thuật “biển người”, nhưng BM-21 đã chứng tỏ sức mạnh của nó và đã trở thành dấu ấn của pháo binh Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.