Để có thể giữ được Căn cứ Khe Sanh - nơi được Mỹ coi là "cái gai" trong mắt Quân Giải phóng và để không bị rơi vào một trận "Điện Biên Phủ" thứ hai, quân đội Mỹ đã huy động toàn lực để chiếm ưu thế trên không và yểm trợ hỏa lực tối đa cho căn cứ này. Nguồn ảnh: Flickr.Tổng cộng tung vào trận Khe Sanh, phía Mỹ có 350 máy bay ném bom chiến thuật, 60 máy bay ném bom chiến lược B-52 và 30 máy bay tuần thám, trinh sát nhẹ để "chỉ điểm" vị trí ném bom cho các máy bay ném bom chiến lược và chiến thuật thực hiện nhiệm vụ giải vây cho căn cứ được báo giới Mỹ thận trọng coi là "Điện Biên Phủ thứ hai" trong Chiến tranh Việt Nam này. Nguồn ảnh: Flickr.Tính tới khi chiến dịch giải cứu Khe Sanh của Mỹ kết thúc do quân ta chủ động rút lui, Không quân Mỹ đã thực hiện tổng cộng 9691 phi vụ ném bom chiến thuật, thả xuống đây 14.233 tấn bom xung quanh khu vực cưn cứ Khe Sanh. Nguồn ảnh: Flickr.Lực lượng Không quân Thủy quân Lục chiến Mỹ cũng tham gia với nỗ lực không kém khi thực hiện tổng cộng 7.089 phi vụ bay và thả xuống chiến trường này 17.015 tấn bom. Nguồn ảnh: Flickr.Không quân Thủy quân Lục chiến Mỹ, lúc đó đang thực hiện chiến dịch Sấm Rền ném bom miền Bắc cũng được điều phối lại để tham gia giải vây cho Khe Sanh với tổng cộng 5.337 phi vụ bay, thả xuống tổng cộng 7.941 tấn bom quanh khu vực này. Nguồn ảnh: Flickr.Đó mới chỉ là số lượng bom được rải thảm bằng các loại máy bay ném bom chiến thuật. Chỉ riêng 60 chiếc máy bay chiến lược B-52 của Mỹ cũng góp thêm 100.000 tấn bom vào trong trận chiến này, bên cạnh đó là sự yểm trợ của 158.000 quả đạn pháo - con số lớn chưa từng có trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.Hành động được phi công Mỹ bị bắt tại Hà Nội sau này mô tả lại là bấm nút trên cần điều khiển như bấm nút một chiếc bút bi sẽ thả xuống 24 tấn bom chỉ trong tích tắc. Nguồn ảnh: Flickr.Trận đánh Khe Sanh thực chất không hề làm thay đổi cục diện của Chiến tranh Việt Nam, bất kể Khe Sanh có bị ta chiếm được hay không, bằng chứng là 1 tháng sau khi trận Khe Sanh kết thúc, Mỹ đã tự rút lui khỏi căn cứ này. Điều khiến cho trận chiến này quan trọng với người Mỹ chính là áp lực từ báo giới và áp lực chính trị. Nguồn ảnh: Flickr.Được mệnh danh là trận Điện Biên Phủ thứ hai khi mà 6000 quân Mỹ bị bao vây bởi Quân Giải phóng, phía Mỹ đã dốc toàn lực để "ghi bàn danh dự" tại chiến dịch này sau hàng loạt các thất bại và bất ngờ ở Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Nguồn ảnh: Flickr.Thậm chí, Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson và tướng William Westmoreland lúc bấy giờ còn cân nhắc tới khả năng sử dụng bom hạt nhân chiến thuật hoặc vũ khí hóa học tại Khe Sanh nếu như trận chiến tại đây rơi vào tình trạng "không thể vãn hồi". Nguồn ảnh: Flickr.Lyndon Johnson và Westmoreland còn bi quan đến mức cho rằng, việc sử dụng bom nguyên tử và vũ khí hóa học cũng không thể cứu được Khe Sanh khi nó rơi vào tình trạng "không thể vãn hồi" mà chỉ mong rằng, việc sử dụng các loại vũ khí này sẽ khiến quân giải phóng dừng việc tiếp tế cho chiến trường này, đưa cuộc chiến từ Khe Sanh lên bàn đàm phán tại Paris và phía Việt Nam sẽ tốn thời gian thu thập chứng cứ để tố cáo Mỹ sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt tại đây. Nguồn ảnh: Flickr.Có thể nói, trận đánh tại căn cứ Khe Sanh dù không mang ý nghĩa về mặt quân sự với các bên tham chiến, nhưng lại có rất nhiều ý nghĩa về mặt truyền thông và chính trị, nhất là khi nó đã được báo chí nước ngoài ví von là trận "Điện Biên Phủ thứ hai". Nguồn ảnh: Flickr.Kết cục của trận chiến này là việc quân Mỹ rút khỏi căn cứ Khe Sanh vào tháng 7/1968, phía Quân giải phóng chiếm được căn cứ, trung tâm chỉ huy hàng rào điện tử McNamara bị phá hủy, Mỹ không đạt được mục đích "giữ Khe Sanh bằng mọi giá". Tuy nhiên, về mặt chiến lược quân sự, việc quân giải phóng chiếm được Khe Sanh cũng không mang nhiều ý nghĩa vì ta chỉ coi đây là trận đánh nghi binh. Nguồn ảnh: Flickr. Mời độc giả xem Video: Phim tài liệu Nghi binh Khe Sanh năm 1968. Nguồn: VTV.
Để có thể giữ được Căn cứ Khe Sanh - nơi được Mỹ coi là "cái gai" trong mắt Quân Giải phóng và để không bị rơi vào một trận "Điện Biên Phủ" thứ hai, quân đội Mỹ đã huy động toàn lực để chiếm ưu thế trên không và yểm trợ hỏa lực tối đa cho căn cứ này. Nguồn ảnh: Flickr.
Tổng cộng tung vào trận Khe Sanh, phía Mỹ có 350 máy bay ném bom chiến thuật, 60 máy bay ném bom chiến lược B-52 và 30 máy bay tuần thám, trinh sát nhẹ để "chỉ điểm" vị trí ném bom cho các máy bay ném bom chiến lược và chiến thuật thực hiện nhiệm vụ giải vây cho căn cứ được báo giới Mỹ thận trọng coi là "Điện Biên Phủ thứ hai" trong Chiến tranh Việt Nam này. Nguồn ảnh: Flickr.
Tính tới khi chiến dịch giải cứu Khe Sanh của Mỹ kết thúc do quân ta chủ động rút lui, Không quân Mỹ đã thực hiện tổng cộng 9691 phi vụ ném bom chiến thuật, thả xuống đây 14.233 tấn bom xung quanh khu vực cưn cứ Khe Sanh. Nguồn ảnh: Flickr.
Lực lượng Không quân Thủy quân Lục chiến Mỹ cũng tham gia với nỗ lực không kém khi thực hiện tổng cộng 7.089 phi vụ bay và thả xuống chiến trường này 17.015 tấn bom. Nguồn ảnh: Flickr.
Không quân Thủy quân Lục chiến Mỹ, lúc đó đang thực hiện chiến dịch Sấm Rền ném bom miền Bắc cũng được điều phối lại để tham gia giải vây cho Khe Sanh với tổng cộng 5.337 phi vụ bay, thả xuống tổng cộng 7.941 tấn bom quanh khu vực này. Nguồn ảnh: Flickr.
Đó mới chỉ là số lượng bom được rải thảm bằng các loại máy bay ném bom chiến thuật. Chỉ riêng 60 chiếc máy bay chiến lược B-52 của Mỹ cũng góp thêm 100.000 tấn bom vào trong trận chiến này, bên cạnh đó là sự yểm trợ của 158.000 quả đạn pháo - con số lớn chưa từng có trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Hành động được phi công Mỹ bị bắt tại Hà Nội sau này mô tả lại là bấm nút trên cần điều khiển như bấm nút một chiếc bút bi sẽ thả xuống 24 tấn bom chỉ trong tích tắc. Nguồn ảnh: Flickr.
Trận đánh Khe Sanh thực chất không hề làm thay đổi cục diện của Chiến tranh Việt Nam, bất kể Khe Sanh có bị ta chiếm được hay không, bằng chứng là 1 tháng sau khi trận Khe Sanh kết thúc, Mỹ đã tự rút lui khỏi căn cứ này. Điều khiến cho trận chiến này quan trọng với người Mỹ chính là áp lực từ báo giới và áp lực chính trị. Nguồn ảnh: Flickr.
Được mệnh danh là trận Điện Biên Phủ thứ hai khi mà 6000 quân Mỹ bị bao vây bởi Quân Giải phóng, phía Mỹ đã dốc toàn lực để "ghi bàn danh dự" tại chiến dịch này sau hàng loạt các thất bại và bất ngờ ở Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Nguồn ảnh: Flickr.
Thậm chí, Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson và tướng William Westmoreland lúc bấy giờ còn cân nhắc tới khả năng sử dụng bom hạt nhân chiến thuật hoặc vũ khí hóa học tại Khe Sanh nếu như trận chiến tại đây rơi vào tình trạng "không thể vãn hồi". Nguồn ảnh: Flickr.
Lyndon Johnson và Westmoreland còn bi quan đến mức cho rằng, việc sử dụng bom nguyên tử và vũ khí hóa học cũng không thể cứu được Khe Sanh khi nó rơi vào tình trạng "không thể vãn hồi" mà chỉ mong rằng, việc sử dụng các loại vũ khí này sẽ khiến quân giải phóng dừng việc tiếp tế cho chiến trường này, đưa cuộc chiến từ Khe Sanh lên bàn đàm phán tại Paris và phía Việt Nam sẽ tốn thời gian thu thập chứng cứ để tố cáo Mỹ sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt tại đây. Nguồn ảnh: Flickr.
Có thể nói, trận đánh tại căn cứ Khe Sanh dù không mang ý nghĩa về mặt quân sự với các bên tham chiến, nhưng lại có rất nhiều ý nghĩa về mặt truyền thông và chính trị, nhất là khi nó đã được báo chí nước ngoài ví von là trận "Điện Biên Phủ thứ hai". Nguồn ảnh: Flickr.
Kết cục của trận chiến này là việc quân Mỹ rút khỏi căn cứ Khe Sanh vào tháng 7/1968, phía Quân giải phóng chiếm được căn cứ, trung tâm chỉ huy hàng rào điện tử McNamara bị phá hủy, Mỹ không đạt được mục đích "giữ Khe Sanh bằng mọi giá". Tuy nhiên, về mặt chiến lược quân sự, việc quân giải phóng chiếm được Khe Sanh cũng không mang nhiều ý nghĩa vì ta chỉ coi đây là trận đánh nghi binh. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Phim tài liệu Nghi binh Khe Sanh năm 1968. Nguồn: VTV.