Rõ ràng là Nga đang rất nghiêm túc trong việc triển khai ngư lôi Poseidon, một loại tàu ngầm dài 24 mét, không người lái, chạy bằng năng lượng hạt nhân, được trang bị đầu đạn hạt nhân cực lớn; có thể phá hủy các thành phố hoặc căn cứ hải quân ven biển của Mỹ, trong một cuộc chiến tranh hạt nhân.Nga không chỉ xây dựng một căn cứ hải quân mới, có thể chứa tới 30 ngư lôi hạt nhân Poseidon, mà còn trang bị ít nhất 4 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, chuyên dùng để mang những ngư lôi khổng lồ, dùng cho "ngày tận thế" này.Do ngư lôi hạt nhân Poseidon chiếm một lượng lớn không gian bên trong tàu phóng, nên 4 tàu ngầm hạt nhân mới đóng của Nga, không chỉ có khả năng phóng tên lửa đạn đạo, ngoài ra còn có thể chuyên chở các ngư lôi hạt nhân Poseidon.Vào tháng 11/2015, thế giới đã nhìn thấy ngư lôi Poseidon lần đầu tiên, trong buổi phát sóng truyền hình về cuộc gặp giữa Putin và các sĩ quan Quân đội Nga. Cuộc họp của sĩ quan bao gồm sơ đồ của ngư lôi Poseidon và hai lớp tàu ngầm khác nhau 09852 Belgorod và 09851 Khabarovsk.Tàu ngầm Belgorod là một con tàu cũ hơn và là phiên bản cải tiến của tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình lớp Oscar II. Tàu dài 180 m và là một trong những tàu ngầm lớn nhất nhất trên thế giới. Belgorod phải mất tới 28 năm chế tạo và thử nghiệm; Tàu được đưa vào biên chế trong lực lượng Hải quân Nga cuối năm 2020.Theo thông tin, Hải quân Nga đã giao hai nhiệm vụ chính cho Belgorod. Một là sẽ mang một tàu ngầm do thám mang số hiệu 210 có tên Loshalik, dài khoảng 60 m, chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng lặn sâu. Tuy nhiên một vụ hỏa hoạn vào năm 2019 làm nó hư hỏng nặng; Hải quân Nga dự tính sửa chữa và tiếp tục cho hoạt động trở lại.Một nhiệm vụ khác của Belgorod là mang tới 6 ngư lôi hạt nhân Poseidon. Tình huống giả định là sau khi Nga bị Mỹ bị tấn công bằng tên lửa hạt nhân, Belgorod sẽ mang ngư lôi hạt nhân Poseidon và được phóng từ vùng biển tương đối an toàn của Nga. Poseidon sẽ phát nổ trên bờ biển Mỹ, sau khi di chuyển dưới lòng biển một vài ngày.Theo thông tin, ba tàu ngầm hạt nhân lớp "Khabarovsk" (hai đang được đóng và một đang trong kế hoạch) cũng có thể mang theo sáu ngư lôi hạt nhân "Poseidon". Hiện vẫn chưa rõ liệu chiếc tàu ngầm hạt nhân dài khoảng 120 m này, có khả năng chứa chiếc tàu ngầm do thám Loshalik hay không?Do khó khăn về kinh tế, Hải quân Nga ngày càng có ít tàu ngầm mới, để thay thế số tàu ngầm kiểu cũ có từ thời Chiến tranh Lạnh; do vậy lực lượng tàu ngầm Nga đang dần thu hẹp lại.Trong vài thập kỷ tới, hạm đội tàu ngầm của Nga có thể bao gồm ba loại chính, gồm tàu ngầm tiến công diesel-điện, tàu ngầm tiến công chạy bằng năng lượng hạt nhân và tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân; mỗi loại sẽ có khoảng trên chục chiếc.Tuy nhiên Nga sẵn sàng chi hàng tỷ USD để đóng 4 tàu ngầm trang bị ngư lôi hạt nhân Poseidon. Số tàu ngầm này sẽ chiếm hơn 1/10 số tàu ngầm của Hải quân Nga trong tương lai; điều này chứng tỏ, quân đội Nga rất coi trọng vai trò của ngư lôi "ngày tận thế" này, trong trong một cuộc chiến tranh hạt nhân.Theo các chuyên gia, Poseidon có lẽ là đòn đáp trả của quân đội Nga trước hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ; về lý thuyết, các hệ thống chống tên lửa này của quân đội Mỹ, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo hạt nhân. Mặc dù hiệu quả phòng thủ tên lửa của Mỹ trên thực tế cũng chưa hẳn quá "ghê gớm", nhưng rõ ràng Moscow không muốn chấp nhận rủi ro.Nga có thể coi ngư lôi hạt nhân Poseidon và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của nước này, như một giải pháp tiến công từ dưới nước, nhằm ngăn chặn việc Mỹ bắn hạ tên lửa xuyên lục địa của Nga. Việc quân đội Nga đầu tư vào hệ thống Poseidon cũng cho thấy, mối lo sợ của Nga, đối với hệ thống chống tên lửa của quân đội Mỹ.Còn Pavel Luzin, một chuyên gia quân sự tại Đại học Perm ở Nga, lại đưa ra một giả thuyết khác. Ông nói rằng Poseidon có thể có khả năng giám sát, tương tự như tàu ngầm do thám Loshalik có người lái. Poseidon là một robot nước sâu, được thiết kế để thay thế các tàu ngầm trinh sát dưới đáy biển, có người lái.Nếu đúng như vậy, Poseidon sẽ không chỉ là vũ khí cho ngày tận thế, mà nó còn có thể giám sát các tàu chiến của nước ngoài, duy trì mạng lưới cảm biến dưới đáy biển của Nga và phá hủy thiết bị giám sát dưới nước, của chính các nước phương Tây.Điều này sẽ khiến tàu ngầm Belgorod và Khabarovsk không chỉ là kho vũ khí ngầm dưới mặt nước, chúng sẽ còn là những tàu ngầm đặc nhiệm cho các nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo hàng ngày. Đây có thể chỉ là một suy nghĩ phỏng đoán, còn nhiệm vụ chính xác, Poseidon là một vũ khí ngày tận thế. Nguồn ảnh: BMDP. Xem Hải quân Nga thẳng tay đối phó với cướp biển Somali.
Rõ ràng là Nga đang rất nghiêm túc trong việc triển khai ngư lôi Poseidon, một loại tàu ngầm dài 24 mét, không người lái, chạy bằng năng lượng hạt nhân, được trang bị đầu đạn hạt nhân cực lớn; có thể phá hủy các thành phố hoặc căn cứ hải quân ven biển của Mỹ, trong một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Nga không chỉ xây dựng một căn cứ hải quân mới, có thể chứa tới 30 ngư lôi hạt nhân Poseidon, mà còn trang bị ít nhất 4 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, chuyên dùng để mang những ngư lôi khổng lồ, dùng cho "ngày tận thế" này.
Do ngư lôi hạt nhân Poseidon chiếm một lượng lớn không gian bên trong tàu phóng, nên 4 tàu ngầm hạt nhân mới đóng của Nga, không chỉ có khả năng phóng tên lửa đạn đạo, ngoài ra còn có thể chuyên chở các ngư lôi hạt nhân Poseidon.
Vào tháng 11/2015, thế giới đã nhìn thấy ngư lôi Poseidon lần đầu tiên, trong buổi phát sóng truyền hình về cuộc gặp giữa Putin và các sĩ quan Quân đội Nga. Cuộc họp của sĩ quan bao gồm sơ đồ của ngư lôi Poseidon và hai lớp tàu ngầm khác nhau 09852 Belgorod và 09851 Khabarovsk.
Tàu ngầm Belgorod là một con tàu cũ hơn và là phiên bản cải tiến của tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình lớp Oscar II. Tàu dài 180 m và là một trong những tàu ngầm lớn nhất nhất trên thế giới. Belgorod phải mất tới 28 năm chế tạo và thử nghiệm; Tàu được đưa vào biên chế trong lực lượng Hải quân Nga cuối năm 2020.
Theo thông tin, Hải quân Nga đã giao hai nhiệm vụ chính cho Belgorod. Một là sẽ mang một tàu ngầm do thám mang số hiệu 210 có tên Loshalik, dài khoảng 60 m, chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng lặn sâu. Tuy nhiên một vụ hỏa hoạn vào năm 2019 làm nó hư hỏng nặng; Hải quân Nga dự tính sửa chữa và tiếp tục cho hoạt động trở lại.
Một nhiệm vụ khác của Belgorod là mang tới 6 ngư lôi hạt nhân Poseidon. Tình huống giả định là sau khi Nga bị Mỹ bị tấn công bằng tên lửa hạt nhân, Belgorod sẽ mang ngư lôi hạt nhân Poseidon và được phóng từ vùng biển tương đối an toàn của Nga. Poseidon sẽ phát nổ trên bờ biển Mỹ, sau khi di chuyển dưới lòng biển một vài ngày.
Theo thông tin, ba tàu ngầm hạt nhân lớp "Khabarovsk" (hai đang được đóng và một đang trong kế hoạch) cũng có thể mang theo sáu ngư lôi hạt nhân "Poseidon". Hiện vẫn chưa rõ liệu chiếc tàu ngầm hạt nhân dài khoảng 120 m này, có khả năng chứa chiếc tàu ngầm do thám Loshalik hay không?
Do khó khăn về kinh tế, Hải quân Nga ngày càng có ít tàu ngầm mới, để thay thế số tàu ngầm kiểu cũ có từ thời Chiến tranh Lạnh; do vậy lực lượng tàu ngầm Nga đang dần thu hẹp lại.
Trong vài thập kỷ tới, hạm đội tàu ngầm của Nga có thể bao gồm ba loại chính, gồm tàu ngầm tiến công diesel-điện, tàu ngầm tiến công chạy bằng năng lượng hạt nhân và tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân; mỗi loại sẽ có khoảng trên chục chiếc.
Tuy nhiên Nga sẵn sàng chi hàng tỷ USD để đóng 4 tàu ngầm trang bị ngư lôi hạt nhân Poseidon. Số tàu ngầm này sẽ chiếm hơn 1/10 số tàu ngầm của Hải quân Nga trong tương lai; điều này chứng tỏ, quân đội Nga rất coi trọng vai trò của ngư lôi "ngày tận thế" này, trong trong một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Theo các chuyên gia, Poseidon có lẽ là đòn đáp trả của quân đội Nga trước hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ; về lý thuyết, các hệ thống chống tên lửa này của quân đội Mỹ, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo hạt nhân. Mặc dù hiệu quả phòng thủ tên lửa của Mỹ trên thực tế cũng chưa hẳn quá "ghê gớm", nhưng rõ ràng Moscow không muốn chấp nhận rủi ro.
Nga có thể coi ngư lôi hạt nhân Poseidon và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của nước này, như một giải pháp tiến công từ dưới nước, nhằm ngăn chặn việc Mỹ bắn hạ tên lửa xuyên lục địa của Nga. Việc quân đội Nga đầu tư vào hệ thống Poseidon cũng cho thấy, mối lo sợ của Nga, đối với hệ thống chống tên lửa của quân đội Mỹ.
Còn Pavel Luzin, một chuyên gia quân sự tại Đại học Perm ở Nga, lại đưa ra một giả thuyết khác. Ông nói rằng Poseidon có thể có khả năng giám sát, tương tự như tàu ngầm do thám Loshalik có người lái. Poseidon là một robot nước sâu, được thiết kế để thay thế các tàu ngầm trinh sát dưới đáy biển, có người lái.
Nếu đúng như vậy, Poseidon sẽ không chỉ là vũ khí cho ngày tận thế, mà nó còn có thể giám sát các tàu chiến của nước ngoài, duy trì mạng lưới cảm biến dưới đáy biển của Nga và phá hủy thiết bị giám sát dưới nước, của chính các nước phương Tây.
Điều này sẽ khiến tàu ngầm Belgorod và Khabarovsk không chỉ là kho vũ khí ngầm dưới mặt nước, chúng sẽ còn là những tàu ngầm đặc nhiệm cho các nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo hàng ngày. Đây có thể chỉ là một suy nghĩ phỏng đoán, còn nhiệm vụ chính xác, Poseidon là một vũ khí ngày tận thế. Nguồn ảnh: BMDP.
Xem Hải quân Nga thẳng tay đối phó với cướp biển Somali.