Ngay từ đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, nhận thấy sức mạnh khó tưởng tượng của các dòng xe tăng hạng nặng bọc giáp cực dày, pháo lớn của Liên Xô. Người Đức đã bắt tay vào việc nghiên cứu cỗ pháo tự hành chống tăng hạng nặng nhằm khắc chế sức mạnh thiết giáp Liên Xô. Đó chính là cơ sở cho sự ra đời của siêu pháo chống tăng Jagdtiger được phát triển trên cơ sở sử dụng khung bệ tăng hạng nặng Tiger II và lắp một khẩu pháo lớn 12,8cm có thể bắn thủng mọi giáp tăng Liên Xô, kể cả dòng IS sau này. Nguồn ảnh: Wiki.Tuy nhiên, việc thiết kế chỉ hoàn thành vào cuối cuộc CTTG 2 - thời điểm mà nước Đức đã kiệt quệ, thua trận khắp châu Âu. Khó khăn về vật liệu đã khiến cho nước Đức cố lắm cũng chỉ sản xuất được 70-88 chiếc Jagdtiger có trọng lượng tới hơn 70 tấn. Nguồn ảnh: Wiki.Tuy nhiên vẫn có nhiều chiếc Jagdtiger đang trong giai đoạn hoàn thành được tìm thấy bên trong các nhà máy lắp ráp của Đức sau khi nước này bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Pinterest.Với trọng lượng quá nặng như vậy, hiển nhiên là khẩu pháo tự hành chống tăng này có khả năng bọc thép cực kỳ vượt trội. Cụ thể, phần giáp xung quanh tháp pháo của nó được bọc thép dày tới 250 mm, thân xe bọc thép dày 150 mm, hai bên dày 80 mm, phía sau dày 80 mm. Nguồn ảnh: Pinterest.Về vũ khí, như đã đề cập ở trên, Jagdtiger được trang bị khẩu pháo chống tăng hạng nặng 12,8cm Pak 44 L/55 bắn đi những viên đạn trái phá nặng đến 28kg với tầm bắn chống tăng hiệu quả từ 1,8-2,7km. Người ta ước tính, đạn xuyên thép PzGr.43 của Jagdtiger có khả năng xuyên thủng 212mm thép ở góc chạm 30 độ cách 500m, đến 178mm thép cách 2.000m. Sức xuyên này là thừa sức hạ gục bất kỳ chiếc tăng KV hay IS nào. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên, thực tế chiến đấu, pháo tự hành Jagdtiger lại không thể hiện được nhiều, nó nhanh chóng chịu nhiều thảm bại, bị bắt sống khắp nơi. Nguyên do lớn nhất một phần chính vì thiết kế còn lỗi của nó. Cụ thể, với trọng lượng 71 tấn, việc chỉ có một động cơ 690 mã lực khiến Jagdtiger chạy quá chậm, và nhất là dự trữ hành trình quá ít ỏi - 80-120km. Nguồn ảnh: Pinterest.Việc chạy quá chậm đồng nghĩa với việc xoay trở của Jagdtiger cũng rất kém, nếu đối phương thọc sườn tấn công thì sẽ vô cùng nguy hiểm vì tuy giáp mặt dày, nhưng giáp hông của cỗ pháo này lại dễ dàng bị xuyên. Ngoài ra, chạy chậm, dự trữ hành trình quá ít khiến Jagdtiger khi cần rút lui theo đội hình sẽ khó khăn hơn. Do đó, không ít chiếc bị bắt trong tình trạng nguyên vẹn. Nguồn ảnh: Pinterest.Một điểm yếu khác của Jagdtiger đó là giống với những chiếc Tiger, có rất ít cây cầu ở châu Âu lúc bấy giờ có thể chịu nổi trọng tải quá nặng của khẩu pháo tự hành chống tăng này. Điều đó khiến cho nó thường xuyên phải đi đường vòng, tuy nhiên tốc độ quá chậm của nó khiến cho việc đi đường vòng cũng là cả một vấn đề. Nguồn ảnh: Pinterest.Đảm nhận vị trí là một khẩu pháo tự hành chống tăng. Jagdtiger thường tìm nơi ẩn nấp tốt và tiêu diệt các xe tăng của đối phương trước khi chúng kịp áp sát mình. Nhờ lớp bọc thép cực dày, Jagdtiger có thể dễ dàng sống sót trước hỏa lực của đối phương bắn từ khoảng cách dưới 500 mét. Nguồn ảnh: Flickr.Theo tính toán, có tới 2/3 số pháo tự hành hạng nặng Jagdtiger bị mất trên chiến trường là do hư hại liên quan tới động cơ (tự động hỏng, không phải bị bắn hỏng). Nguồn ảnh: Pinterest.Tháng 4 năm 1945, chiếc Jagdtiger cuối cùng còn chiến đấu trong biên chế Quân đội Đức đã nhận được lệnh đầu hàng Quân đội Mỹ sau khi nó tiêu diệt được 16 xe tăng Mỹ và bắn hạ 30 phương tiện hạng nhẹ khác của Đồng Minh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngay từ đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, nhận thấy sức mạnh khó tưởng tượng của các dòng xe tăng hạng nặng bọc giáp cực dày, pháo lớn của Liên Xô. Người Đức đã bắt tay vào việc nghiên cứu cỗ pháo tự hành chống tăng hạng nặng nhằm khắc chế sức mạnh thiết giáp Liên Xô. Đó chính là cơ sở cho sự ra đời của siêu pháo chống tăng Jagdtiger được phát triển trên cơ sở sử dụng khung bệ tăng hạng nặng Tiger II và lắp một khẩu pháo lớn 12,8cm có thể bắn thủng mọi giáp tăng Liên Xô, kể cả dòng IS sau này. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy nhiên, việc thiết kế chỉ hoàn thành vào cuối cuộc CTTG 2 - thời điểm mà nước Đức đã kiệt quệ, thua trận khắp châu Âu. Khó khăn về vật liệu đã khiến cho nước Đức cố lắm cũng chỉ sản xuất được 70-88 chiếc Jagdtiger có trọng lượng tới hơn 70 tấn. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy nhiên vẫn có nhiều chiếc Jagdtiger đang trong giai đoạn hoàn thành được tìm thấy bên trong các nhà máy lắp ráp của Đức sau khi nước này bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với trọng lượng quá nặng như vậy, hiển nhiên là khẩu pháo tự hành chống tăng này có khả năng bọc thép cực kỳ vượt trội. Cụ thể, phần giáp xung quanh tháp pháo của nó được bọc thép dày tới 250 mm, thân xe bọc thép dày 150 mm, hai bên dày 80 mm, phía sau dày 80 mm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Về vũ khí, như đã đề cập ở trên, Jagdtiger được trang bị khẩu pháo chống tăng hạng nặng 12,8cm Pak 44 L/55 bắn đi những viên đạn trái phá nặng đến 28kg với tầm bắn chống tăng hiệu quả từ 1,8-2,7km. Người ta ước tính, đạn xuyên thép PzGr.43 của Jagdtiger có khả năng xuyên thủng 212mm thép ở góc chạm 30 độ cách 500m, đến 178mm thép cách 2.000m. Sức xuyên này là thừa sức hạ gục bất kỳ chiếc tăng KV hay IS nào. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, thực tế chiến đấu, pháo tự hành Jagdtiger lại không thể hiện được nhiều, nó nhanh chóng chịu nhiều thảm bại, bị bắt sống khắp nơi. Nguyên do lớn nhất một phần chính vì thiết kế còn lỗi của nó. Cụ thể, với trọng lượng 71 tấn, việc chỉ có một động cơ 690 mã lực khiến Jagdtiger chạy quá chậm, và nhất là dự trữ hành trình quá ít ỏi - 80-120km. Nguồn ảnh: Pinterest.
Việc chạy quá chậm đồng nghĩa với việc xoay trở của Jagdtiger cũng rất kém, nếu đối phương thọc sườn tấn công thì sẽ vô cùng nguy hiểm vì tuy giáp mặt dày, nhưng giáp hông của cỗ pháo này lại dễ dàng bị xuyên. Ngoài ra, chạy chậm, dự trữ hành trình quá ít khiến Jagdtiger khi cần rút lui theo đội hình sẽ khó khăn hơn. Do đó, không ít chiếc bị bắt trong tình trạng nguyên vẹn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một điểm yếu khác của Jagdtiger đó là giống với những chiếc Tiger, có rất ít cây cầu ở châu Âu lúc bấy giờ có thể chịu nổi trọng tải quá nặng của khẩu pháo tự hành chống tăng này. Điều đó khiến cho nó thường xuyên phải đi đường vòng, tuy nhiên tốc độ quá chậm của nó khiến cho việc đi đường vòng cũng là cả một vấn đề. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đảm nhận vị trí là một khẩu pháo tự hành chống tăng. Jagdtiger thường tìm nơi ẩn nấp tốt và tiêu diệt các xe tăng của đối phương trước khi chúng kịp áp sát mình. Nhờ lớp bọc thép cực dày, Jagdtiger có thể dễ dàng sống sót trước hỏa lực của đối phương bắn từ khoảng cách dưới 500 mét. Nguồn ảnh: Flickr.
Theo tính toán, có tới 2/3 số pháo tự hành hạng nặng Jagdtiger bị mất trên chiến trường là do hư hại liên quan tới động cơ (tự động hỏng, không phải bị bắn hỏng). Nguồn ảnh: Pinterest.
Tháng 4 năm 1945, chiếc Jagdtiger cuối cùng còn chiến đấu trong biên chế Quân đội Đức đã nhận được lệnh đầu hàng Quân đội Mỹ sau khi nó tiêu diệt được 16 xe tăng Mỹ và bắn hạ 30 phương tiện hạng nhẹ khác của Đồng Minh. Nguồn ảnh: Pinterest.