Theo hãng tin Sputnik, kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen, tàu tuần dương tên lửa bảo vệ "Moskva" đã ra khơi tham gia tập trận lần đầu tiên sau khi sửa chữa. Thủy thủ đoàn sẽ thực hành công tác phòng không với việc triển khai hỏa lực pháo phòng không, sử dụng tác chiến điện tử, chiến đấu để có thể sống sót, cũng như phòng thủ và bảo vệ toàn diện con tàu trong suốt hành trình trên biển và khi neo đậu ở trên hải trình không được bảo vệ. Ảnh: WikipediaDù vậy, theo giới phân tích, kể cả có không được hộ tống trong suốt hải trình, chắc chắn không có một tàu chiến hay máy bay Mỹ nào dám “giễu cợt” chiếc tuần dương hạm 40 năm tuổi của Hải quân Nga. Ảnh: WikipediaMoskva là chiếc đầu tiên thuộc lớp tuần dương hạm tên lửa đề án 1164 Atlant (NATO gọi là Slava) do Liên Xô chế tạo từ năm 1976 tới 1983 thì chính thức được biên chế. Con tàu từng bị loại biên chế vào tháng 12/1990 vì sự kiện Liên Xô khủng hoảng. Sau đó, nó được tái biên chế vào tháng 4/2000 và hoạt động liên tục, bền bỉ cho tới nay khắp các đại dương. Ảnh: WikipediaPhần lớn các chiến hạm thế giới sau ngoài 40 tuổi thì hầu như bị coi là lạc hậu và cần phải thay thế. Tuy nhiên, Liên Xô đã tạo ra một vũ khí tuyệt vời, tính năng của tuần dương hạm Moskva có lẽ tiếp tục “không có đối thủ” trên thế giới hàng chục năm nữa. Ảnh: Wikipedia" Tuần dương hạm Moskva không phải là một con tàu mới, nó đã có tuổi đời khoảng 40 năm. Tất nhiên, điều tốt là nó đã được sửa chữa. Trên Biển Đen, nó là tàu tuần dương duy nhất. Khả năng vũ khí chính của nó - hệ thống tên lửa, tất nhiên, rất ấn tượng. Trên Biển Đen nó không có đối thủ ngang bằng về khả năng - về tầm bắn, hiệu quả. Nó thực tế bao phủ Biển Đen, và trong trường hợp chiến trận, có mọi lý do để cho rằng tổ hợp này sẽ thể hiện rất tốt khả năng chiến đấu của nó", Mikhail Khodarenok - nhà quan sát quân sự lưu ý. Ảnh: WikipediaThật vậy, nhìn vào hệ thống tên lửa chống hạm của Moskva thì rõ là kể cả có bên ngoài biển Đen, các tàu chiến của Hải quân Mỹ không có vũ khí chống hạm tương đương Moskva, họ chỉ có thể phòng thủ một cách chật vật trước chúng mà thôi. Hãy nhìn bức ảnh này, hàng dọc các ống tròn hai bên hông tuần dương hạm là nơi chứa chúng – tên lửa diệt hạm sát thủ P-1000 Vulcan. Một trong những loại tên lửa chống hạm mạnh nhất hiện nay. Ảnh: WikipediaP-1000 Vulkan (3M70) có kích thước khổng lồ với trọng lượng 4,8 tấn, dài 11,7m, đường kính thân 0,88m, trang bị đầu đạn nặng đến 1.000kg chứa khối thuốc nổ mạnh khủng khiếp hoặc đầu đạn hạt nhân 500kiloton. Ảnh: WikipediaTên lửa có tầm bắn đến 800km, tốc độ bay siêu âm Mach 2,5 với động cơ turbojet cho hành trình bay và 2 động cơ khởi tốc. Tốc độ bay siêu âm khiến đối phương không có thời gian phản ứng. Mà đó là chưa kể chiến thuật bầy sói mà loại tên lửa này có thể ứng dụng… Theo đó, trong chiến đấu, tàu chiến có thể phóng một lúc 8 tên lửa, mỗi tên lửa P-1000 có một cơ sở dữ liệu riêng và được liên kết với nhau để có thể cùng hoạt động như một thực thể thống nhất. Ảnh: WikipediaKhi nhóm tên lửa được phóng, nếu không có máy bay chỉ điểm một trong số các tên lửa sẽ bay lên độ cao 7000 m để tìm mục tiêu bằng ra đa còn các tên lửa khác sẽ bay ở độ cao thấp để tránh bị phát hiện, nếu nó phát hiện ra các mục tiêu các tên lửa sẽ chia nhau lao vào. Đặc biệt nếu tên lửa phát hiện ra tàu sân bay thì theo lập trình hơn nửa số tên lửa được phóng sẽ lao vào mục tiêu quan trọng này số còn lại sẽ tấn công các mục tiêu khác để mở đường. Nếu tên lửa dò tìm trên cao bị bắn hạ một trong nhóm tên lửa ở dưới sẽ bay lên thế chỗ để tiếp tục tìm và duy trì khóa mục tiêu. Ảnh: WikipediaTất nhiên, đối phương có quyền phát động tấn công trước, nhằm hủy diệt Moskva trước khi con tàu kịp khởi động tên lửa. Tuy nhiên, nên nhớ điều đó là không hề dễ dàng khi hệ thống phòng không của Moskva là "thứ dữ". Trên con tàu cỡ 12.000 tấn này chứa cả kho tên lửa hải đối không khổng lồ bao gồm 64 tên lửa S-300F và 40 tên lửa OSA-MA. Sức mạnh của chúng ngang ngửa cả một trung đoàn phòng không lục quân. Ảnh: WikipediaTrong ảnh là cụm 8 bệ phóng, mỗi bệ chứa 8 đạn của hệ thống phòng không S-300F – phiên bản hải quân của tên lửa S-300 nổi tiếng. Chú ý ngay ở phía bên phải là anten khổng lồ của đài dẫn bắn 3R41 Volna. Ảnh: WikipediaHệ thống S-300F trang bị đạn 5V55RM có tầm tác chiến từ 7-90km, có thể đánh chặn mục tiêu bay với vận tốc Mach 4 ở độ cao từ 25m tới 25km. Như thế là đủ để tiêu diệt các máy bay tiêm kích mang tên lửa của Mỹ, hoặc đánh chặn tên lửa hành trình đối phương.Trong ảnh là bệ phóng tên lửa 4K33 OSA-MA khai hỏa tên lửa 9M33M có tầm bắn 15km, độ cao đến 12km. Tên lửa có tốc độ phản ứng nhanh, phù hợp với việc đánh chặn tên lửa hành trình hay các loại máy bay bay thấp, cự ly gần. Trên tàu tuần dương Moskva có 2 bệ như thế để đối phó với hai hướng, mỗi bên bảo vệ 180 độ. Ảnh: WikipediaCon tàu khổng lồ còn có nhiều thứ vũ khí khác như pháo hạm 130mm AK-130, 6 khẩu pháo cao tốc AK-630 CIWS, bệ phóng ngư lôi và rocket chống ngầm. Ảnh: WikipediaNgoài tuần dương hạm Moskva, hiện Hải quân Nga còn biên chế 2 chiếc khác ngồi nguyên soái Ustinov (Hạm đội biển Bắc) và Varyag (kỳ hạm Hạm đội Thái Bình Dương). Ảnh: Wikipedia Video Hình ảnh tàu tuần dương Moskva và hệ thống phòng không S-400 tại Syria - Nguồn: QPVN
Theo hãng tin Sputnik, kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen, tàu tuần dương tên lửa bảo vệ "Moskva" đã ra khơi tham gia tập trận lần đầu tiên sau khi sửa chữa. Thủy thủ đoàn sẽ thực hành công tác phòng không với việc triển khai hỏa lực pháo phòng không, sử dụng tác chiến điện tử, chiến đấu để có thể sống sót, cũng như phòng thủ và bảo vệ toàn diện con tàu trong suốt hành trình trên biển và khi neo đậu ở trên hải trình không được bảo vệ. Ảnh: Wikipedia
Dù vậy, theo giới phân tích, kể cả có không được hộ tống trong suốt hải trình, chắc chắn không có một tàu chiến hay máy bay Mỹ nào dám “giễu cợt” chiếc tuần dương hạm 40 năm tuổi của Hải quân Nga. Ảnh: Wikipedia
Moskva là chiếc đầu tiên thuộc lớp tuần dương hạm tên lửa đề án 1164 Atlant (NATO gọi là Slava) do Liên Xô chế tạo từ năm 1976 tới 1983 thì chính thức được biên chế. Con tàu từng bị loại biên chế vào tháng 12/1990 vì sự kiện Liên Xô khủng hoảng. Sau đó, nó được tái biên chế vào tháng 4/2000 và hoạt động liên tục, bền bỉ cho tới nay khắp các đại dương. Ảnh: Wikipedia
Phần lớn các chiến hạm thế giới sau ngoài 40 tuổi thì hầu như bị coi là lạc hậu và cần phải thay thế. Tuy nhiên, Liên Xô đã tạo ra một vũ khí tuyệt vời, tính năng của tuần dương hạm Moskva có lẽ tiếp tục “không có đối thủ” trên thế giới hàng chục năm nữa. Ảnh: Wikipedia
" Tuần dương hạm Moskva không phải là một con tàu mới, nó đã có tuổi đời khoảng 40 năm. Tất nhiên, điều tốt là nó đã được sửa chữa. Trên Biển Đen, nó là tàu tuần dương duy nhất. Khả năng vũ khí chính của nó - hệ thống tên lửa, tất nhiên, rất ấn tượng. Trên Biển Đen nó không có đối thủ ngang bằng về khả năng - về tầm bắn, hiệu quả. Nó thực tế bao phủ Biển Đen, và trong trường hợp chiến trận, có mọi lý do để cho rằng tổ hợp này sẽ thể hiện rất tốt khả năng chiến đấu của nó", Mikhail Khodarenok - nhà quan sát quân sự lưu ý. Ảnh: Wikipedia
Thật vậy, nhìn vào hệ thống tên lửa chống hạm của Moskva thì rõ là kể cả có bên ngoài biển Đen, các tàu chiến của Hải quân Mỹ không có vũ khí chống hạm tương đương Moskva, họ chỉ có thể phòng thủ một cách chật vật trước chúng mà thôi. Hãy nhìn bức ảnh này, hàng dọc các ống tròn hai bên hông tuần dương hạm là nơi chứa chúng – tên lửa diệt hạm sát thủ P-1000 Vulcan. Một trong những loại tên lửa chống hạm mạnh nhất hiện nay. Ảnh: Wikipedia
P-1000 Vulkan (3M70) có kích thước khổng lồ với trọng lượng 4,8 tấn, dài 11,7m, đường kính thân 0,88m, trang bị đầu đạn nặng đến 1.000kg chứa khối thuốc nổ mạnh khủng khiếp hoặc đầu đạn hạt nhân 500kiloton. Ảnh: Wikipedia
Tên lửa có tầm bắn đến 800km, tốc độ bay siêu âm Mach 2,5 với động cơ turbojet cho hành trình bay và 2 động cơ khởi tốc. Tốc độ bay siêu âm khiến đối phương không có thời gian phản ứng. Mà đó là chưa kể chiến thuật bầy sói mà loại tên lửa này có thể ứng dụng… Theo đó, trong chiến đấu, tàu chiến có thể phóng một lúc 8 tên lửa, mỗi tên lửa P-1000 có một cơ sở dữ liệu riêng và được liên kết với nhau để có thể cùng hoạt động như một thực thể thống nhất. Ảnh: Wikipedia
Khi nhóm tên lửa được phóng, nếu không có máy bay chỉ điểm một trong số các tên lửa sẽ bay lên độ cao 7000 m để tìm mục tiêu bằng ra đa còn các tên lửa khác sẽ bay ở độ cao thấp để tránh bị phát hiện, nếu nó phát hiện ra các mục tiêu các tên lửa sẽ chia nhau lao vào. Đặc biệt nếu tên lửa phát hiện ra tàu sân bay thì theo lập trình hơn nửa số tên lửa được phóng sẽ lao vào mục tiêu quan trọng này số còn lại sẽ tấn công các mục tiêu khác để mở đường. Nếu tên lửa dò tìm trên cao bị bắn hạ một trong nhóm tên lửa ở dưới sẽ bay lên thế chỗ để tiếp tục tìm và duy trì khóa mục tiêu. Ảnh: Wikipedia
Tất nhiên, đối phương có quyền phát động tấn công trước, nhằm hủy diệt Moskva trước khi con tàu kịp khởi động tên lửa. Tuy nhiên, nên nhớ điều đó là không hề dễ dàng khi hệ thống phòng không của Moskva là "thứ dữ". Trên con tàu cỡ 12.000 tấn này chứa cả kho tên lửa hải đối không khổng lồ bao gồm 64 tên lửa S-300F và 40 tên lửa OSA-MA. Sức mạnh của chúng ngang ngửa cả một trung đoàn phòng không lục quân. Ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là cụm 8 bệ phóng, mỗi bệ chứa 8 đạn của hệ thống phòng không S-300F – phiên bản hải quân của tên lửa S-300 nổi tiếng. Chú ý ngay ở phía bên phải là anten khổng lồ của đài dẫn bắn 3R41 Volna. Ảnh: Wikipedia
Hệ thống S-300F trang bị đạn 5V55RM có tầm tác chiến từ 7-90km, có thể đánh chặn mục tiêu bay với vận tốc Mach 4 ở độ cao từ 25m tới 25km. Như thế là đủ để tiêu diệt các máy bay tiêm kích mang tên lửa của Mỹ, hoặc đánh chặn tên lửa hành trình đối phương.
Trong ảnh là bệ phóng tên lửa 4K33 OSA-MA khai hỏa tên lửa 9M33M có tầm bắn 15km, độ cao đến 12km. Tên lửa có tốc độ phản ứng nhanh, phù hợp với việc đánh chặn tên lửa hành trình hay các loại máy bay bay thấp, cự ly gần. Trên tàu tuần dương Moskva có 2 bệ như thế để đối phó với hai hướng, mỗi bên bảo vệ 180 độ. Ảnh: Wikipedia
Con tàu khổng lồ còn có nhiều thứ vũ khí khác như pháo hạm 130mm AK-130, 6 khẩu pháo cao tốc AK-630 CIWS, bệ phóng ngư lôi và rocket chống ngầm. Ảnh: Wikipedia
Ngoài tuần dương hạm Moskva, hiện Hải quân Nga còn biên chế 2 chiếc khác ngồi nguyên soái Ustinov (Hạm đội biển Bắc) và Varyag (kỳ hạm Hạm đội Thái Bình Dương). Ảnh: Wikipedia
Video Hình ảnh tàu tuần dương Moskva và hệ thống phòng không S-400 tại Syria - Nguồn: QPVN