Là một trong những lực lượng được cấp trên quan tâm, tập trung đầu tư tiến thẳng lên hiện đại, trong thời gian qua, quân chủng Hải quân cũng đã tích luỹ được cho mình nhiều vốn liếng đáng kể, có thể nói là hàng đầu trong khu vực. Bên cạnh những vũ khí nhập khẩu, quân đội ta cũng nghiên cứu và tiếp thu, làm chủ nhiều công nghệ hiện đại và chế tạo được các loại khí tài tiên tiến, đáp ứng tốt nhu cầu tác chiến của Hải quân Việt Nam trong tình hình mới
Ảnh: Biên đội tàu tên lửa của Hải quân Việt Nam thực hành huấn luyện trên biển - Nguồn: Báo Hải quân Việt NamThực hiện mục tiêu tăng cường công tác nghiên cứu phát triển vũ khí, khí tài cho Hải quân; Đảng uỷ, Bộ tư lệnh Quân chủng đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị với nòng cốt là Viện Kỹ thuật Hải quân đẩy mạnh nghiên cứu về khoa học công nghệ, đưa các sản phẩm khoa học công nghệ vào trang bị, sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng trong tình hình mới. Đồng thời với đó, nhận thức được sự tin tưởng vinh dự của cấp trên cũng như trách nhiệm nặng nề, cán bộ của Viện đã ra sức thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao phó.
Ảnh: Biên đội tàu tên lửa của Hải quân Việt Nam diễn tập trên biển.Những năm qua, Viện Kỹ thuật Hải quân đã chú trọng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ và nghiên cứu viên, nhất là các chuyên gia đầu ngành qua việc hợp tác với các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội, cùng với đó là gửi các đoàn cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng cả trong và ngoài nước. Bên cạnh việc chú trọng đào tạo, viện còn tăng cường đưa cán bộ đến các đơn vị để nắm rõ tình trạng trang bị kỹ thuật thực tế, cũng như những nhu cầu cần thiết. Và gắn liền là các hoạt động xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học kỹ thuật như đầu tư trung tâm công nghệ thuỷ âm, các phòng thí nghiệm về điện - từ trường, vũ khí đặc chủng, khí tài đặc chủng,...
Ảnh: Biên đội tàu tên lửa Việt Nam huấn luyện trên biển.Đặc biệt nổi bật, Viện Kỹ thuật Hải quân đã cho ra đời dự án chế tạo ngư lôi chuyên dụng có thể sử dụng cho tàu phóng lôi, tàu hộ vệ và thậm chí là cả tàu ngầm. Đây là một bước tiến vô cùng to lớn trong việc tự chủ về vũ khí cho Hải quân, từng bước có thể thay thế cho các loại ngư lôi tương tự của nước ngoài, tiết kiệm ngân sách quốc phòng lớn khi không cần phải nhập khẩu, ngoài ra còn tạo tiền đề cho quá trình nâng cấp, cải tiến thông số kỹ thuật cho vũ khí, đảm bảo tính bí mật quân sự cao.
Ảnh: Đầu dò của ngư lôi do Viện Kỹ thuật Hải quân chế tạo, tính năng tương đương với loại của nước ngoài.Ngư lôi là loại vũ khí có thể chống tàu mặt nước hoặc tàu ngầm, có sức công phá mạnh, nguyên lý di chuyển dưới mặt nước và lao đến mục tiêu với tốc độ cao rất khó đánh chặn. Do đó, dù cho đã có lịch sử phát triển từ lâu, tuy nhiên ngư lôi vẫn được liên tục cải tiến qua nhiều thời kỳ để có thể đáp ứng tốt và hiệu quả cho nhu cầu chiến tranh Hải quân hiện đại. Hiện nay, Hải quân Việt Nam chủ yếu sử dụng các loại ngư lôi hạng nặng cỡ 533mm của Nga/Xô trang bị cho cả tàu mặt nước lẫn tàu ngầm, ngoài ra còn có một số ngư lôi hạng nhẹ 400mm cho các tàu săn ngầm đời cũ.
Ảnh: Ngư lôi cỡ 533mm của Hải quân Việt Nam tại buổi lễ duyệt binh.Viện cũng đã thực hiện chế tạo thành công cảm biến để làm chủ một số công nghệ giám sát chuyên ngành trên tàu ngầm Kilo 636. Đây cũng là bước quan trọng trong việc làm chủ hoàn toàn thiết kế tàu ngầm cỡ lớn của nước ngoài, qua đó có thể học tập, đúc rút, tích luỹ những kinh nghiệm quý báu trong quá trình vận hành tàu ngầm Kilo cũng như có thể áp dụng lên thiết kế tàu ngầm tự chủ của ta sau này.
Ảnh: Nạp đạn cho tàu ngầm Kilo 636 của Lữ đoàn 189 - Nguồn: Báo Hải quân Việt NamCùng với đó, Viện Kỹ thuật Hải quân cũng đã thực hiện Dự án nâng cấp, hiện đại hoá trang bị kỹ thuật, tập trung vào hệ thống động lực, khí tài, cải tiến các nâng chuyền kiểm tra, chuẩn bị đạn ngư lôi, tên lửa cho một số lớp tàu hải quân. Trong số đó có những vật tư, dây chuyền được thiết kế chế tạo mới có tính năng vượt trội và thay thế hoàn toàn cho các hệ thống của nước ngoài đã cũ và hư hỏng, chế tạo mới hệ thống tích hợp điều khiển pháo AK-230.
Ảnh: Nạp đạn tên lửa P-20M cho tàu tên lửa đề án 1241RE.Viện Kỹ thuật Hải quân cũng chú trọng đặc biệt vào phát triển công nghệ Sensor thuỷ âm. Đây là một công nghệ vô cùng phức tạp, đòi hỏi đầu tư nhiều công nghệ cũng như chất xám, đổi lại nó lại có tính ứng dụng cực kỳ cao, có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều loại vũ khí, khí tài khác nhau.
Ảnh: Biên đội tàu tên lửa 1241RE hành tiến trên biển.Thuỷ âm có thể sử dụng cho các loại vũ khí như thuỷ lôi, ngư lôi, các loại khí tài như tàu tàu săn ngầm, tàu quét mìn, tàu ngầm và cả trực thăng săn ngầm, máy bay săn ngầm cánh cố định. Giúp có thể phát hiện các loại tín hiện chuyển động trên mặt nước và dưới mặt nước, nhanh chóng nhận ra kẻ thù từ sớm, từ xa và từ đó có thể đưa ra các biện pháp tác chiến hợp lý cho từng tình huống.
Ảnh: Nạp đạn tên lửa P-20M cho hệ thống 4K51 Rubezh.Có thể nói rằng, Viện Kỹ thuật Hải quân nói riêng, ngành Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam nói chung đã có những bước đầu tư và phát triển đúng đắn, từng bước có thể sản xuất nhiều loại vũ khí trang bị mới, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của quân đội trong thời đại mới
Ảnh: Tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P K-300P.Việc tự phát triển, chế tạo được nhiều loại vũ khí bên cạnh việc tự chủ công nghệ, tự chủ số lượng thì việc giữ bí mật tuyệt đối thông số kỹ thuật của vũ khí trước đối phương cũng là một tính năng cực kỳ quan trọng, có thể tác động trực tiếp đến thành bại của cả trận đánh. Vì vậy, mong rằng trong thời gian sắp tới, cấp trên sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư, quan tâm mạnh mẽ hơn nữa để chúng ta có thể tiếp tục phát triển việc tự chế tạo vũ khí, hướng đến thiết kế, chế tạo các loại khí tài có công nghệ cao hơn nữa, sánh vai cùng với các cường quốc quân sự hàng đầu hiện nay cũng như góp phần bảo vệ vững chắc hơn nữa chủ quyền Tổ quốc.
Ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh. Video Những con tàu chiến hiện đại của Hải quân Việt Nam - Nguồn: QPVN
Là một trong những lực lượng được cấp trên quan tâm, tập trung đầu tư tiến thẳng lên hiện đại, trong thời gian qua, quân chủng Hải quân cũng đã tích luỹ được cho mình nhiều vốn liếng đáng kể, có thể nói là hàng đầu trong khu vực. Bên cạnh những vũ khí nhập khẩu, quân đội ta cũng nghiên cứu và tiếp thu, làm chủ nhiều công nghệ hiện đại và chế tạo được các loại khí tài tiên tiến, đáp ứng tốt nhu cầu tác chiến của Hải quân Việt Nam trong tình hình mới
Ảnh: Biên đội tàu tên lửa của Hải quân Việt Nam thực hành huấn luyện trên biển - Nguồn: Báo Hải quân Việt Nam
Thực hiện mục tiêu tăng cường công tác nghiên cứu phát triển vũ khí, khí tài cho Hải quân; Đảng uỷ, Bộ tư lệnh Quân chủng đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị với nòng cốt là Viện Kỹ thuật Hải quân đẩy mạnh nghiên cứu về khoa học công nghệ, đưa các sản phẩm khoa học công nghệ vào trang bị, sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng trong tình hình mới. Đồng thời với đó, nhận thức được sự tin tưởng vinh dự của cấp trên cũng như trách nhiệm nặng nề, cán bộ của Viện đã ra sức thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao phó.
Ảnh: Biên đội tàu tên lửa của Hải quân Việt Nam diễn tập trên biển.
Những năm qua, Viện Kỹ thuật Hải quân đã chú trọng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ và nghiên cứu viên, nhất là các chuyên gia đầu ngành qua việc hợp tác với các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội, cùng với đó là gửi các đoàn cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng cả trong và ngoài nước. Bên cạnh việc chú trọng đào tạo, viện còn tăng cường đưa cán bộ đến các đơn vị để nắm rõ tình trạng trang bị kỹ thuật thực tế, cũng như những nhu cầu cần thiết. Và gắn liền là các hoạt động xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học kỹ thuật như đầu tư trung tâm công nghệ thuỷ âm, các phòng thí nghiệm về điện - từ trường, vũ khí đặc chủng, khí tài đặc chủng,...
Ảnh: Biên đội tàu tên lửa Việt Nam huấn luyện trên biển.
Đặc biệt nổi bật, Viện Kỹ thuật Hải quân đã cho ra đời dự án chế tạo ngư lôi chuyên dụng có thể sử dụng cho tàu phóng lôi, tàu hộ vệ và thậm chí là cả tàu ngầm. Đây là một bước tiến vô cùng to lớn trong việc tự chủ về vũ khí cho Hải quân, từng bước có thể thay thế cho các loại ngư lôi tương tự của nước ngoài, tiết kiệm ngân sách quốc phòng lớn khi không cần phải nhập khẩu, ngoài ra còn tạo tiền đề cho quá trình nâng cấp, cải tiến thông số kỹ thuật cho vũ khí, đảm bảo tính bí mật quân sự cao.
Ảnh: Đầu dò của ngư lôi do Viện Kỹ thuật Hải quân chế tạo, tính năng tương đương với loại của nước ngoài.
Ngư lôi là loại vũ khí có thể chống tàu mặt nước hoặc tàu ngầm, có sức công phá mạnh, nguyên lý di chuyển dưới mặt nước và lao đến mục tiêu với tốc độ cao rất khó đánh chặn. Do đó, dù cho đã có lịch sử phát triển từ lâu, tuy nhiên ngư lôi vẫn được liên tục cải tiến qua nhiều thời kỳ để có thể đáp ứng tốt và hiệu quả cho nhu cầu chiến tranh Hải quân hiện đại. Hiện nay, Hải quân Việt Nam chủ yếu sử dụng các loại ngư lôi hạng nặng cỡ 533mm của Nga/Xô trang bị cho cả tàu mặt nước lẫn tàu ngầm, ngoài ra còn có một số ngư lôi hạng nhẹ 400mm cho các tàu săn ngầm đời cũ.
Ảnh: Ngư lôi cỡ 533mm của Hải quân Việt Nam tại buổi lễ duyệt binh.
Viện cũng đã thực hiện chế tạo thành công cảm biến để làm chủ một số công nghệ giám sát chuyên ngành trên tàu ngầm Kilo 636. Đây cũng là bước quan trọng trong việc làm chủ hoàn toàn thiết kế tàu ngầm cỡ lớn của nước ngoài, qua đó có thể học tập, đúc rút, tích luỹ những kinh nghiệm quý báu trong quá trình vận hành tàu ngầm Kilo cũng như có thể áp dụng lên thiết kế tàu ngầm tự chủ của ta sau này.
Ảnh: Nạp đạn cho tàu ngầm Kilo 636 của Lữ đoàn 189 - Nguồn: Báo Hải quân Việt Nam
Cùng với đó, Viện Kỹ thuật Hải quân cũng đã thực hiện Dự án nâng cấp, hiện đại hoá trang bị kỹ thuật, tập trung vào hệ thống động lực, khí tài, cải tiến các nâng chuyền kiểm tra, chuẩn bị đạn ngư lôi, tên lửa cho một số lớp tàu hải quân. Trong số đó có những vật tư, dây chuyền được thiết kế chế tạo mới có tính năng vượt trội và thay thế hoàn toàn cho các hệ thống của nước ngoài đã cũ và hư hỏng, chế tạo mới hệ thống tích hợp điều khiển pháo AK-230.
Ảnh: Nạp đạn tên lửa P-20M cho tàu tên lửa đề án 1241RE.
Viện Kỹ thuật Hải quân cũng chú trọng đặc biệt vào phát triển công nghệ Sensor thuỷ âm. Đây là một công nghệ vô cùng phức tạp, đòi hỏi đầu tư nhiều công nghệ cũng như chất xám, đổi lại nó lại có tính ứng dụng cực kỳ cao, có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều loại vũ khí, khí tài khác nhau.
Ảnh: Biên đội tàu tên lửa 1241RE hành tiến trên biển.
Thuỷ âm có thể sử dụng cho các loại vũ khí như thuỷ lôi, ngư lôi, các loại khí tài như tàu tàu săn ngầm, tàu quét mìn, tàu ngầm và cả trực thăng săn ngầm, máy bay săn ngầm cánh cố định. Giúp có thể phát hiện các loại tín hiện chuyển động trên mặt nước và dưới mặt nước, nhanh chóng nhận ra kẻ thù từ sớm, từ xa và từ đó có thể đưa ra các biện pháp tác chiến hợp lý cho từng tình huống.
Ảnh: Nạp đạn tên lửa P-20M cho hệ thống 4K51 Rubezh.
Có thể nói rằng, Viện Kỹ thuật Hải quân nói riêng, ngành Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam nói chung đã có những bước đầu tư và phát triển đúng đắn, từng bước có thể sản xuất nhiều loại vũ khí trang bị mới, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của quân đội trong thời đại mới
Ảnh: Tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P K-300P.
Việc tự phát triển, chế tạo được nhiều loại vũ khí bên cạnh việc tự chủ công nghệ, tự chủ số lượng thì việc giữ bí mật tuyệt đối thông số kỹ thuật của vũ khí trước đối phương cũng là một tính năng cực kỳ quan trọng, có thể tác động trực tiếp đến thành bại của cả trận đánh. Vì vậy, mong rằng trong thời gian sắp tới, cấp trên sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư, quan tâm mạnh mẽ hơn nữa để chúng ta có thể tiếp tục phát triển việc tự chế tạo vũ khí, hướng đến thiết kế, chế tạo các loại khí tài có công nghệ cao hơn nữa, sánh vai cùng với các cường quốc quân sự hàng đầu hiện nay cũng như góp phần bảo vệ vững chắc hơn nữa chủ quyền Tổ quốc.
Ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh.
Video Những con tàu chiến hiện đại của Hải quân Việt Nam - Nguồn: QPVN