Đầu tiên là nhóm căn cứ ở khu vực Đông Bắc Á, "thủ phủ" là căn cứ hải quân Yokosuka (Nhật Bản) được thiết lập để đối phó với những thách thức đến từ Trung Quốc, Triều Tiên và Tây Bắc Thái Bình Dương. Ảnh: Căn cứ quân sự Yokosuka.Nhóm căn cứ này hiện có 181 cơ sở quân sự các loại (trong đó Nhật Bản có 140, Hàn Quốc có 41). Trong thời chiến, Quân đội Mỹ đóng tại khu vực này có thể sử dụng hơn 30 cảng, với sức chứa hơn 1.300 tàu chiến các loại, lượng giãn nước khoảng 9,3 triệu tấn. Ảnh: Tàu chiến Mỹ neo đậu tại căn cứ quân sự Yokosuka.Thứ hai là Guam - nhóm căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ. Nằm ở cực Nam của quần đảo Mariana, cách eo biển Đài Loan, biển Đông, bán đảo Triều Tiên khoảng 3000km. Căn cứ quan trọng nhất trong nhóm này là căn cứ không quân chiến lược Andersen. Đây là nơi đặt Bộ tư lệnh không quân số 13 của Mỹ, do đó máy bay ném bom chiến lược như B-52H, B-1B hay B-2 cất cánh từ đây có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong vòng 12 giờ. Hiện nay căn cứ Andersen triển khai 15 máy bay B-52 và 64 tên lửa hành trình phóng từ trên không có thể bao phủ toàn bộ châu Á – Thái Bình Dương. Ảnh: Căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam.Trong Chiến tranh Thế giới 2, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam và vùng vịnh, căn cứ này đều là nơi đóng của lực lượng máy bay ném bom hạng nặng. Tờ The Daily Telegraph của Anh từng cho rằng, Mỹ dự định chi lớn để xây dựng Guam thành một căn cứ quân sự cao cấp, “nhằm kìm hãm sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc”. Đồng thời, đây là lần đầu tiên Mỹ đầu tư nhiều nhất vào căn cứ quân sự từ chiến tranh thế giới 2 đến nay. Ảnh: Máy bay B-52 Mỹ thực hiện màn "voi đi bộ" tại căn cứ quân sự ở đảo Guam.Tiếp đến, không kém phần quan trọng là nhóm căn cứ quân sự Mỹ tại khu vực Đông Nam Á. Thời chiến tranh lạnh, nhóm căn cứ Đông Nam Á lấy căn cứ hải quân vịnh Subic và căn cứ không quân Clark của Philippines làm nòng cốt, nguyên là một vòng trong mối quan hệ “chuỗi đảo” của Mỹ. Nhưng sau khi căn cứ hải quân vịnh Subic giao lại cho Philippines vào tháng 11/1992, Mỹ mất đi vòng quan trọng này của “chuỗi đảo”.Tuy nhiên, với việc Mỹ ngày càng cảnh giác cao đối với sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc, quân đội Mỹ cho rằng Philippines là một đoạn mỏng yếu nhất trong “chuỗi đảo thứ nhất” bao quanh Trung Quốc, eo biển Bashi qua Philippines và Đài Loan là đường tắt để tàu ngầm Trung Quốc ra Thái Bình Dương. Tháng 4/2014, Philippines và Mỹ ký một phần hiệp định tăng cường hợp tác quốc phòng (EDCA), cho phép quân đội Mỹ sử dụng căn cứ quân sự Philippines trong thời gian 10 năm, nhưng do một số vấn đề về pháp lý khiến Philippines không thể thực hiện hiệp ước này.Ngày 12/1/2016 tòa án tối cao của nước này quyết định EDCA phù hợp với hiến pháp, điều này có nghĩa là cản trở về pháp luật của hiệp định đã được loại bỏ, cùng ngày tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh lớp Los Angeles của Mỹ cũng đã đến vịnh Subic. Ngoài Philippines ra, những năm gần đây Mỹ còn thiết lập căn cứ hải quân Changi tại Singapore: phía Tây có thể đến Ấn Độ Dương, biển Ả Rập để tăng cường hỗ trợ quân đội Mỹ tại Vịnh Ba Tư, phía Đông có thể giám sát tình hình Biển Đông và xung quanh eo biển Đài Loan bất kỳ lúc nào và giúp cho kết cấu chuỗi của quân đội Mỹ trong kết cấu một tuyến Nhật Bản - Hàn Quốc - Okinawa - Đài Loan - Philippines - Singapore hoàn chỉnh hơn.Nhóm căn cứ ở Trung Á - đã có nhiều thay đổi. Khu vực Trung Á nằm sâu trong vùng lục địa Âu – Á, nằm giữa hai nước Trung Quốc và Nga, ban đầu không có sự hiện diện quân sự của Mỹ. Nhưng sau sự kiện 11/9, với cuộc chiến chống khủng bố Mỹ đã lôi kéo các nước Trung Á thực hiện bước đột phá chiến lược tại khu vực này và nhiều nước đồng ý cho quân đội Mỹ thiết lập căn cứ quân sự và mở không phận. Lần lượt sau đó là Quân đội Mỹ được phép đóng quân tại các căn cứ như Manas của Kyrgyzstan và Hanabad của Uzbekistan. Kể từ đó khu vực này trở thành pháo đài phía Đông tiến vào, phía Tây ra của Mỹ.Căn cứ không quân Manas nằm ở ngoại ô thành phố Bishkek của Kyrgyzstan, ban đầu là sân bay dân sự. Sau khi Mỹ phát động chiến tranh Afghanistan năm 2001, Mỹ thuê sân bay quốc tế Manas và mở rộng thành căn cứ không quân với đầy đủ chức năng. Sau đó, đây trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Trung Á. Tuy nhiên đến nay, căn cứ quân sự này đã đóng cửa.Căn cứ duy nhất của quân đội Mỹ tại Ấn Độ Dương nằm ở Diego Garcia thuộc quần đảo Chagos. Căn cứ này nằm ở trung tâm Ấn Độ Dương, có thể hỗ trợ Trung Đông và vịnh Ba Tư, giám sát và kiểm soát khu vực biển Ấn Độ Dương, căn cứ này chiếm 27 km vuông, với 1500 binh sĩ.Diego Garcia có đường băng dài hơn 3.600m, bãi dừng máy bay rộng 370.000 mét vuông, có thể sử dụng cho hơn 100 chiến đấu cơ. Đây là căn cứ quân sự duy nhất có máy bay ném bom chiến lược không cần tiếp nhiên liệu, vẫn có thể tiến hành can thiệp quân sự đối với phía Đông và Tây bán cầu. Được biết, trong chiến tranh Iraq năm 2003, 6 máy bay ném bom B-2 của Mỹ đã bí mật triển khai đến Diego Garcia. Cảng của căn cứ này có một cầu tàu cơ giới, với 2 tuyến giao thông nước sâu có thể neo đậu cho tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân và đội tàu tiếp tế vật tư tác chiến. Có thể nói, sau nhiều năm hoạt động, Diego Garcia đã trở thành đảo Guam thứ 2 của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương, là tàu sân bay bất động của Mỹ tại Ấn Độ Dương. Video UAV Predator của Quân đội Mỹ - Nguồn: QPVN
Đầu tiên là nhóm căn cứ ở khu vực Đông Bắc Á, "thủ phủ" là căn cứ hải quân Yokosuka (Nhật Bản) được thiết lập để đối phó với những thách thức đến từ Trung Quốc, Triều Tiên và Tây Bắc Thái Bình Dương. Ảnh: Căn cứ quân sự Yokosuka.
Nhóm căn cứ này hiện có 181 cơ sở quân sự các loại (trong đó Nhật Bản có 140, Hàn Quốc có 41). Trong thời chiến, Quân đội Mỹ đóng tại khu vực này có thể sử dụng hơn 30 cảng, với sức chứa hơn 1.300 tàu chiến các loại, lượng giãn nước khoảng 9,3 triệu tấn. Ảnh: Tàu chiến Mỹ neo đậu tại căn cứ quân sự Yokosuka.
Thứ hai là Guam - nhóm căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ. Nằm ở cực Nam của quần đảo Mariana, cách eo biển Đài Loan, biển Đông, bán đảo Triều Tiên khoảng 3000km. Căn cứ quan trọng nhất trong nhóm này là căn cứ không quân chiến lược Andersen. Đây là nơi đặt Bộ tư lệnh không quân số 13 của Mỹ, do đó máy bay ném bom chiến lược như B-52H, B-1B hay B-2 cất cánh từ đây có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong vòng 12 giờ. Hiện nay căn cứ Andersen triển khai 15 máy bay B-52 và 64 tên lửa hành trình phóng từ trên không có thể bao phủ toàn bộ châu Á – Thái Bình Dương. Ảnh: Căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam.
Trong Chiến tranh Thế giới 2, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam và vùng vịnh, căn cứ này đều là nơi đóng của lực lượng máy bay ném bom hạng nặng. Tờ The Daily Telegraph của Anh từng cho rằng, Mỹ dự định chi lớn để xây dựng Guam thành một căn cứ quân sự cao cấp, “nhằm kìm hãm sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc”. Đồng thời, đây là lần đầu tiên Mỹ đầu tư nhiều nhất vào căn cứ quân sự từ chiến tranh thế giới 2 đến nay. Ảnh: Máy bay B-52 Mỹ thực hiện màn "voi đi bộ" tại căn cứ quân sự ở đảo Guam.
Tiếp đến, không kém phần quan trọng là nhóm căn cứ quân sự Mỹ tại khu vực Đông Nam Á. Thời chiến tranh lạnh, nhóm căn cứ Đông Nam Á lấy căn cứ hải quân vịnh Subic và căn cứ không quân Clark của Philippines làm nòng cốt, nguyên là một vòng trong mối quan hệ “chuỗi đảo” của Mỹ. Nhưng sau khi căn cứ hải quân vịnh Subic giao lại cho Philippines vào tháng 11/1992, Mỹ mất đi vòng quan trọng này của “chuỗi đảo”.
Tuy nhiên, với việc Mỹ ngày càng cảnh giác cao đối với sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc, quân đội Mỹ cho rằng Philippines là một đoạn mỏng yếu nhất trong “chuỗi đảo thứ nhất” bao quanh Trung Quốc, eo biển Bashi qua Philippines và Đài Loan là đường tắt để tàu ngầm Trung Quốc ra Thái Bình Dương. Tháng 4/2014, Philippines và Mỹ ký một phần hiệp định tăng cường hợp tác quốc phòng (EDCA), cho phép quân đội Mỹ sử dụng căn cứ quân sự Philippines trong thời gian 10 năm, nhưng do một số vấn đề về pháp lý khiến Philippines không thể thực hiện hiệp ước này.
Ngày 12/1/2016 tòa án tối cao của nước này quyết định EDCA phù hợp với hiến pháp, điều này có nghĩa là cản trở về pháp luật của hiệp định đã được loại bỏ, cùng ngày tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh lớp Los Angeles của Mỹ cũng đã đến vịnh Subic. Ngoài Philippines ra, những năm gần đây Mỹ còn thiết lập căn cứ hải quân Changi tại Singapore: phía Tây có thể đến Ấn Độ Dương, biển Ả Rập để tăng cường hỗ trợ quân đội Mỹ tại Vịnh Ba Tư, phía Đông có thể giám sát tình hình Biển Đông và xung quanh eo biển Đài Loan bất kỳ lúc nào và giúp cho kết cấu chuỗi của quân đội Mỹ trong kết cấu một tuyến Nhật Bản - Hàn Quốc - Okinawa - Đài Loan - Philippines - Singapore hoàn chỉnh hơn.
Nhóm căn cứ ở Trung Á - đã có nhiều thay đổi. Khu vực Trung Á nằm sâu trong vùng lục địa Âu – Á, nằm giữa hai nước Trung Quốc và Nga, ban đầu không có sự hiện diện quân sự của Mỹ. Nhưng sau sự kiện 11/9, với cuộc chiến chống khủng bố Mỹ đã lôi kéo các nước Trung Á thực hiện bước đột phá chiến lược tại khu vực này và nhiều nước đồng ý cho quân đội Mỹ thiết lập căn cứ quân sự và mở không phận. Lần lượt sau đó là Quân đội Mỹ được phép đóng quân tại các căn cứ như Manas của Kyrgyzstan và Hanabad của Uzbekistan. Kể từ đó khu vực này trở thành pháo đài phía Đông tiến vào, phía Tây ra của Mỹ.
Căn cứ không quân Manas nằm ở ngoại ô thành phố Bishkek của Kyrgyzstan, ban đầu là sân bay dân sự. Sau khi Mỹ phát động chiến tranh Afghanistan năm 2001, Mỹ thuê sân bay quốc tế Manas và mở rộng thành căn cứ không quân với đầy đủ chức năng. Sau đó, đây trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Trung Á. Tuy nhiên đến nay, căn cứ quân sự này đã đóng cửa.
Căn cứ duy nhất của quân đội Mỹ tại Ấn Độ Dương nằm ở Diego Garcia thuộc quần đảo Chagos. Căn cứ này nằm ở trung tâm Ấn Độ Dương, có thể hỗ trợ Trung Đông và vịnh Ba Tư, giám sát và kiểm soát khu vực biển Ấn Độ Dương, căn cứ này chiếm 27 km vuông, với 1500 binh sĩ.
Diego Garcia có đường băng dài hơn 3.600m, bãi dừng máy bay rộng 370.000 mét vuông, có thể sử dụng cho hơn 100 chiến đấu cơ. Đây là căn cứ quân sự duy nhất có máy bay ném bom chiến lược không cần tiếp nhiên liệu, vẫn có thể tiến hành can thiệp quân sự đối với phía Đông và Tây bán cầu. Được biết, trong chiến tranh Iraq năm 2003, 6 máy bay ném bom B-2 của Mỹ đã bí mật triển khai đến Diego Garcia. Cảng của căn cứ này có một cầu tàu cơ giới, với 2 tuyến giao thông nước sâu có thể neo đậu cho tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân và đội tàu tiếp tế vật tư tác chiến. Có thể nói, sau nhiều năm hoạt động, Diego Garcia đã trở thành đảo Guam thứ 2 của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương, là tàu sân bay bất động của Mỹ tại Ấn Độ Dương.
Video UAV Predator của Quân đội Mỹ - Nguồn: QPVN