"Chiến binh ngôi sao" F-104 là mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm một động cơ, một chỗ ngồi do hãng Lockheed phát triển cho Không quân Mỹ những năm 1960. Sở hữu hàng loạt công nghệ mới nhất thời bấy giờ, F-104 Starfighter nhận được sự kỳ vọng lớn sẽ đem lại ưu thế cho Không quân Mỹ trên bầu trời khắp thế giới. Nguồn ảnh: Wiki.Thế nhưng chuỗi ngày hoạt động của nó lại đem lại nỗi ô nhục cho Không quân Mỹ, đặc biệt là trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Được đưa tới Việt Nam ngay từ năm 1965, F-104 không đem lại ưu thế hoàn toàn cho Không quân Mỹ trước tiêm kích MiG-17 bị coi là "cổ lỗ sĩ" của không quân miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: Peteralan.Thậm chí, trước khi kịp tham chiến với MiG, tiêm kích F-104 tự rơi. Chính Không quân Mỹ phải thừa nhận rằng, ít nhất 6 trên 14 chiếc F-104 mất ở Việt Nam là tự rơi. Nguồn ảnh: Flickr.Chiếc F-104 cuối cùng mà Mỹ mất ở Chiến tranh Việt Nam vào ngày 14/5/1967 khi nó gặp sự cố động cơ lúc tham chiến trên bầu trời Campuchia, sau đó chiếc phi cơ này đã phải bay dạt sang tận Thái Lan để hạ cánh khẩn cấp. Ngay sau đó, toàn bộ các máy bay F-104 ở Việt Nam bị cấm bay vì yếu tốt kỹ thuật và cuối cùng là bị rút về nước để nhường chỗ cho F-4 Phantom. Nguồn ảnh: Flickr."Tự thua" một cách ê chề nhất khiến số phận của "chiến binh ngôi sao" được định đoạt chỉ 2 năm sau đó, nó bị loại biên chế khỏi Không quân Mỹ năm 1969. F-104 trở thành chiến đấu cơ sản xuất hàng loạt bị loại biên chế nhanh nhất lịch sử Không quân Mỹ, vỏn vẹn 11 năm (1958-1969). Nguồn ảnh: Fighter.Dù không được sử dụng ở Mỹ, F-104 vẫn tồn tại ở một số quốc gia đồng minh Mỹ ở cả châu Á và châu Âu nhưng đều bị chê bai thậm tệ. Tại Pakistan, trong cuộc chiến tranh với Ấn Độ năm 1971, F-104 bị hạ đo ván bởi MiG-21. Nguồn ảnh: Aircraftx.Ở Tây Âu, CHLB Đức mua tới 916 chiếc F-104 từ Mỹ nhưng họ nhanh chóng nhận ra rằng mình đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi mua "sao xẹt". Trong suốt thời gian sử dụng từ 1970 tới 1991, 292/916 chiếc Starfighter bị bắn rơi, khiến 115 phi công ưu tú thiệt mạng. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Không quân Italy mua tổng cộng 360 chiếc F-104 và đưa vào trang bị từ năm 1964, tính đến 1997, nước này mất tổng cộng 137 chiếc vì tai nạn. Nguồn ảnh: Starfighter.Nguyên nhân khiến F-104 mất an toàn có nhiều cách lý giải, tuy nhiên nhìn chung vấn đề nằm ở thiết kế ngay từ đầu của nó với thân thon dài, nhưng lắp cặp cánh tam giác "hơi nhỏ". Điều này ảnh hưởng tới độ ổn định khi bay, người ta khuyến cáo, phi công phải luôn duy trì tốc độ bay mọi nơi mọi lúc. Nguồn ảnh: History.Động cơ phản lực J79 gặp lỗi thiết kế tạo ra. Theo đó, động cơ này được thiết kế có tính năng thay đổi được góc của cánh quạt nén stator một cách tự động dựa vào cao độ và nhiệt độ. Một tình trạng được biết dưới tên gọi "T-2 reset" (một chức năng thông thường thay đổi góc cánh quạt nén stator) đã gây ra nhiều vụ hỏng động cơ khi cất cánh. Người ta đã khám phá ra rằng sự thay đổi nhiệt độ nhiều và đột ngột (như từ vị trí đỗ dưới ánh nắng mặt trời sang cất cánh) đã gây ra đóng cánh quạt nén stator một cách sai lầm và làm ngưng động cơ. Nguồn ảnh: USAF.Ngoài ra, ghế phóng khẩn cấp của phi công F-104 quá độc đáo - thay vì bắn lên trên thì lại hướng xuống dưới đặt phi công vào tình thế nguy hiểm khi nhảy khẩn cấp. Nguồn ảnh: Pinterest.Mặc dù vấn đề động cơ và ghế phóng sau này được sửa trên nhiều phiên bản, thế nhưng lỗi thiết kế ban đầu vẫn khiến các máy bay F-104 chịu tỉ lệ tai nạn cực cao. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Tiêm kích đánh chặn siêu thanh F-104 của Mỹ thể hiện khả năng bay lượn cơ động tốt của mình trên không.
"Chiến binh ngôi sao" F-104 là mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm một động cơ, một chỗ ngồi do hãng Lockheed phát triển cho Không quân Mỹ những năm 1960. Sở hữu hàng loạt công nghệ mới nhất thời bấy giờ, F-104 Starfighter nhận được sự kỳ vọng lớn sẽ đem lại ưu thế cho Không quân Mỹ trên bầu trời khắp thế giới. Nguồn ảnh: Wiki.
Thế nhưng chuỗi ngày hoạt động của nó lại đem lại nỗi ô nhục cho Không quân Mỹ, đặc biệt là trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Được đưa tới Việt Nam ngay từ năm 1965, F-104 không đem lại ưu thế hoàn toàn cho Không quân Mỹ trước tiêm kích MiG-17 bị coi là "cổ lỗ sĩ" của không quân miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: Peteralan.
Thậm chí, trước khi kịp tham chiến với MiG, tiêm kích F-104 tự rơi. Chính Không quân Mỹ phải thừa nhận rằng, ít nhất 6 trên 14 chiếc F-104 mất ở Việt Nam là tự rơi. Nguồn ảnh: Flickr.
Chiếc F-104 cuối cùng mà Mỹ mất ở Chiến tranh Việt Nam vào ngày 14/5/1967 khi nó gặp sự cố động cơ lúc tham chiến trên bầu trời Campuchia, sau đó chiếc phi cơ này đã phải bay dạt sang tận Thái Lan để hạ cánh khẩn cấp. Ngay sau đó, toàn bộ các máy bay F-104 ở Việt Nam bị cấm bay vì yếu tốt kỹ thuật và cuối cùng là bị rút về nước để nhường chỗ cho F-4 Phantom. Nguồn ảnh: Flickr.
"Tự thua" một cách ê chề nhất khiến số phận của "chiến binh ngôi sao" được định đoạt chỉ 2 năm sau đó, nó bị loại biên chế khỏi Không quân Mỹ năm 1969. F-104 trở thành chiến đấu cơ sản xuất hàng loạt bị loại biên chế nhanh nhất lịch sử Không quân Mỹ, vỏn vẹn 11 năm (1958-1969). Nguồn ảnh: Fighter.
Dù không được sử dụng ở Mỹ, F-104 vẫn tồn tại ở một số quốc gia đồng minh Mỹ ở cả châu Á và châu Âu nhưng đều bị chê bai thậm tệ. Tại Pakistan, trong cuộc chiến tranh với Ấn Độ năm 1971, F-104 bị hạ đo ván bởi MiG-21. Nguồn ảnh: Aircraftx.
Ở Tây Âu, CHLB Đức mua tới 916 chiếc F-104 từ Mỹ nhưng họ nhanh chóng nhận ra rằng mình đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi mua "sao xẹt". Trong suốt thời gian sử dụng từ 1970 tới 1991, 292/916 chiếc Starfighter bị bắn rơi, khiến 115 phi công ưu tú thiệt mạng. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Không quân Italy mua tổng cộng 360 chiếc F-104 và đưa vào trang bị từ năm 1964, tính đến 1997, nước này mất tổng cộng 137 chiếc vì tai nạn. Nguồn ảnh: Starfighter.
Nguyên nhân khiến F-104 mất an toàn có nhiều cách lý giải, tuy nhiên nhìn chung vấn đề nằm ở thiết kế ngay từ đầu của nó với thân thon dài, nhưng lắp cặp cánh tam giác "hơi nhỏ". Điều này ảnh hưởng tới độ ổn định khi bay, người ta khuyến cáo, phi công phải luôn duy trì tốc độ bay mọi nơi mọi lúc. Nguồn ảnh: History.
Động cơ phản lực J79 gặp lỗi thiết kế tạo ra. Theo đó, động cơ này được thiết kế có tính năng thay đổi được góc của cánh quạt nén stator một cách tự động dựa vào cao độ và nhiệt độ. Một tình trạng được biết dưới tên gọi "T-2 reset" (một chức năng thông thường thay đổi góc cánh quạt nén stator) đã gây ra nhiều vụ hỏng động cơ khi cất cánh. Người ta đã khám phá ra rằng sự thay đổi nhiệt độ nhiều và đột ngột (như từ vị trí đỗ dưới ánh nắng mặt trời sang cất cánh) đã gây ra đóng cánh quạt nén stator một cách sai lầm và làm ngưng động cơ. Nguồn ảnh: USAF.
Ngoài ra, ghế phóng khẩn cấp của phi công F-104 quá độc đáo - thay vì bắn lên trên thì lại hướng xuống dưới đặt phi công vào tình thế nguy hiểm khi nhảy khẩn cấp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù vấn đề động cơ và ghế phóng sau này được sửa trên nhiều phiên bản, thế nhưng lỗi thiết kế ban đầu vẫn khiến các máy bay F-104 chịu tỉ lệ tai nạn cực cao. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Tiêm kích đánh chặn siêu thanh F-104 của Mỹ thể hiện khả năng bay lượn cơ động tốt của mình trên không.