The Aviationist mới đây đã đăng tải loạt ảnh đẹp ghi lại chuyến bay cuối cùng của tiêm kích F-104 của Không quân Italy sau gần nửa thế kỷ phục vụ tích cực. Đây cũng là những chiếc F-104 cuối cùng trên thế giới. Nguồn ảnh: AviationistTrong ảnh là 5 phi công kỳ cựu của Không quân Italy thực hiện chuyến bay cuối cùng trên tiêm kích F-104. Nguồn ảnh: AviationistMột chiếc được sơn màu đỏ chót trong khi 4 chiếc còn lại sơn màu trắng bạc. Nguồn ảnh: AviationistĐội hình chữ V 5 tiêm kích đánh chặn F-104. Nguồn ảnh: AviationistTiêm kích F-104 “Chiến binh ngôi sao” (Starfighter) cất cánh lần cuối cùng sau nửa thế kỷ phục vụ tích cực với đầy tai tiếng về vấn đề an toàn trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: AviationistF-104 Starfighter là máy bay tiêm kích đánh chặn tốc độ siêu thanh một động cơ do Tập đoàn Lockheed sản xuất từ giữa những năm 1950. F-104 nằm trong seri máy bay chiến đấu thế kỷ gồm 6 mẫu máy bay tiêm kích, tiêm kích - bom: F-100 Super Sabre; F-101 Voodoo; F-102 Delta Dagger; F-104 Starfighter; F-105 Thunderchief; F-106 Delta Dart. Trong ảnh là nguyên mẫu XF-104. Nguồn ảnh: WikiDù mang cái tên chói lọi – “chiến binh ngôi sao” (Starfighter), tuy nhiên tiêm kích đánh chặn F-104 lại đem tới cơn ác mộng khủng khiếp với không quân Mỹ và đồng minh của Mỹ suốt chừng ấy năm nó phục vụ. Nguồn ảnh: WikiVí dụ điển hình, trong quá trình sử dụng F-104, Không quân Hoàng gia Canada đã mất đến 50% số CF-104 (phiên bản cho Canada) có trong biên chế; tại Tây Đức, khoảng 30% trong tổng số gần 1.000 chiếc F-104 đã bị rơi làm 115 phi công thiệt mạng; tại Italy, khoảng 38% số F-104 bị mất vì tai nạn trong tổng số 360 máy bay... Nguồn ảnh: WikiTình hình tai nạn trong quá trình sử dụng “chiến binh ngôi sao” F-104 tại Tây Đức nghiêm trọng tới nỗi, phi công danh tiếng Không quân Tây Đức là Erich Hartmann đã quyết định nghỉ hưu để phản đối quyết định triển khai tiêm kích F-104 trong lực lượng này. Nguồn ảnh: Airlines.netNguyên nhân dẫn tới tỉ lệ tai nạn cực cao của tiêm kích F-104 không có một lý do nào chung nhất. Các nghiên cứu trong và sau này chỉ ra vì lỗi kỹ thuật, lỗi của phi công và thời tiết. Và một phần lỗi nằm ở kiểu ghế phóng khẩn cấp “đau khổ” của “chiến binh ngôi sao”. Theo đó, các phiên bản đầu đều dùng ghế phóng kiểu hướng xuống dưới thay vì bắn lên trên để tránh va phải cánh đuôi. Đã có khoảng 21 phi công Không quân Mỹ không thoát ra được khỏi máy bay hỏng của họ trong tình huống khẩn cấp ở cao độ thấp vì nó. Nguồn ảnh: Airlines.netF-104 sở hữu hình dáng độc đáo vào thời bấy giờ với thân thon cao, vuốt nhọn về phía mũi kết hợp với cánh nhỏ. Nhờ đó mà lực cản phát sinh giảm đi đáng kể, giúp F-104 có được gia tốc xuất sắc, tốc độ leo cao, vận tốc tối đa tuyệt vời. Nguồn ảnh: Airlines.netF-104 trang bị động cơ phản lực J79-GE-11A cung cấp tốc độ bay tối đa 2.600km/h (nhanh hơn cả MiG-21), tốc độ leo cao xuất sắc vào thời bấy giờ 244m/s, bán kính chiến đấu 670km. Tuy nhiên, khả năng duy trì lượn vòng khá kém, bị nhiều người ví von như là xe tải giao sữa hơn là một chiếc máy bay tiêm kích. Nguồn ảnh: Airlines.netTuy sở hữu tốc độ cao, cơ động, linh hoạt nhưng những sai lầm trong thiết kế đã khiến tiêm kích F-104 trở thành thảm họa. Điều đó khiến nó bị xếp vào top tiêm kích tồi tệ nhất lịch sử thế giới. Nguồn ảnh: Airlines.netVề vũ khí, tiêm kích F-104 được trang bị một khẩu pháo "hỏa thần" 6 nòng cỡ 20mm M61 cùng 7 giá treo cho phép mang 1,8kg vũ khí. Trong không chiến, nó có thể mang theo 4 tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Nguồn ảnh: Airlines.netF-104 từng được Mỹ triển khai trong cuộc chiến trnah xâm lược Việt Nam và đã chịu thiệt hại hơn 20 chiếc. Ảnh: F-104 Mỹ tại căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng. Nguồn ảnh: Wiki
The Aviationist mới đây đã đăng tải loạt ảnh đẹp ghi lại chuyến bay cuối cùng của tiêm kích F-104 của Không quân Italy sau gần nửa thế kỷ phục vụ tích cực. Đây cũng là những chiếc F-104 cuối cùng trên thế giới. Nguồn ảnh: Aviationist
Trong ảnh là 5 phi công kỳ cựu của Không quân Italy thực hiện chuyến bay cuối cùng trên tiêm kích F-104. Nguồn ảnh: Aviationist
Một chiếc được sơn màu đỏ chót trong khi 4 chiếc còn lại sơn màu trắng bạc. Nguồn ảnh: Aviationist
Đội hình chữ V 5 tiêm kích đánh chặn F-104. Nguồn ảnh: Aviationist
Tiêm kích F-104 “Chiến binh ngôi sao” (Starfighter) cất cánh lần cuối cùng sau nửa thế kỷ phục vụ tích cực với đầy tai tiếng về vấn đề an toàn trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: Aviationist
F-104 Starfighter là máy bay tiêm kích đánh chặn tốc độ siêu thanh một động cơ do Tập đoàn Lockheed sản xuất từ giữa những năm 1950. F-104 nằm trong seri máy bay chiến đấu thế kỷ gồm 6 mẫu máy bay tiêm kích, tiêm kích - bom: F-100 Super Sabre; F-101 Voodoo; F-102 Delta Dagger; F-104 Starfighter; F-105 Thunderchief; F-106 Delta Dart. Trong ảnh là nguyên mẫu XF-104. Nguồn ảnh: Wiki
Dù mang cái tên chói lọi – “chiến binh ngôi sao” (Starfighter), tuy nhiên tiêm kích đánh chặn F-104 lại đem tới cơn ác mộng khủng khiếp với không quân Mỹ và đồng minh của Mỹ suốt chừng ấy năm nó phục vụ. Nguồn ảnh: Wiki
Ví dụ điển hình, trong quá trình sử dụng F-104, Không quân Hoàng gia Canada đã mất đến 50% số CF-104 (phiên bản cho Canada) có trong biên chế; tại Tây Đức, khoảng 30% trong tổng số gần 1.000 chiếc F-104 đã bị rơi làm 115 phi công thiệt mạng; tại Italy, khoảng 38% số F-104 bị mất vì tai nạn trong tổng số 360 máy bay... Nguồn ảnh: Wiki
Tình hình tai nạn trong quá trình sử dụng “chiến binh ngôi sao” F-104 tại Tây Đức nghiêm trọng tới nỗi, phi công danh tiếng Không quân Tây Đức là Erich Hartmann đã quyết định nghỉ hưu để phản đối quyết định triển khai tiêm kích F-104 trong lực lượng này. Nguồn ảnh: Airlines.net
Nguyên nhân dẫn tới tỉ lệ tai nạn cực cao của tiêm kích F-104 không có một lý do nào chung nhất. Các nghiên cứu trong và sau này chỉ ra vì lỗi kỹ thuật, lỗi của phi công và thời tiết. Và một phần lỗi nằm ở kiểu ghế phóng khẩn cấp “đau khổ” của “chiến binh ngôi sao”. Theo đó, các phiên bản đầu đều dùng ghế phóng kiểu hướng xuống dưới thay vì bắn lên trên để tránh va phải cánh đuôi. Đã có khoảng 21 phi công Không quân Mỹ không thoát ra được khỏi máy bay hỏng của họ trong tình huống khẩn cấp ở cao độ thấp vì nó. Nguồn ảnh: Airlines.net
F-104 sở hữu hình dáng độc đáo vào thời bấy giờ với thân thon cao, vuốt nhọn về phía mũi kết hợp với cánh nhỏ. Nhờ đó mà lực cản phát sinh giảm đi đáng kể, giúp F-104 có được gia tốc xuất sắc, tốc độ leo cao, vận tốc tối đa tuyệt vời. Nguồn ảnh: Airlines.net
F-104 trang bị động cơ phản lực J79-GE-11A cung cấp tốc độ bay tối đa 2.600km/h (nhanh hơn cả MiG-21), tốc độ leo cao xuất sắc vào thời bấy giờ 244m/s, bán kính chiến đấu 670km. Tuy nhiên, khả năng duy trì lượn vòng khá kém, bị nhiều người ví von như là xe tải giao sữa hơn là một chiếc máy bay tiêm kích. Nguồn ảnh: Airlines.net
Tuy sở hữu tốc độ cao, cơ động, linh hoạt nhưng những sai lầm trong thiết kế đã khiến tiêm kích F-104 trở thành thảm họa. Điều đó khiến nó bị xếp vào top tiêm kích tồi tệ nhất lịch sử thế giới. Nguồn ảnh: Airlines.net
Về vũ khí, tiêm kích F-104 được trang bị một khẩu pháo "hỏa thần" 6 nòng cỡ 20mm M61 cùng 7 giá treo cho phép mang 1,8kg vũ khí. Trong không chiến, nó có thể mang theo 4 tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Nguồn ảnh: Airlines.net
F-104 từng được Mỹ triển khai trong cuộc chiến trnah xâm lược Việt Nam và đã chịu thiệt hại hơn 20 chiếc. Ảnh: F-104 Mỹ tại căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng. Nguồn ảnh: Wiki