Hiện nay các loại máy bay chiến đấu của Không quân Syria đã rất cũ nát và lạc hậu, đồng thời bị hao hụt nghiêm trọng với rất nhiều lý do; vì vậy, số tiêm kích bom Su-22 dù đã cũ, nhưng vẫn là loại máy bay chiến đấu có sức mạnh và quý hiếm của Không quân Syria.Những chiếc tiêm kích bom Su-22M4 đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị bộ binh chiến đấu với lực lượng phiến quân, trong suốt cuộc nội chiến; trong bức ảnh chụp này cho thấy, chiếc Su-22M4 được trang bị 6 bom phá loại 500 kg, và đây thực sự là nỗi kinh hoàng với phiến quân.Trong quá khứ, Không quân Syria được trang với số lượng lớn các loại tiêm kích bom trong gia đình Su-22, bao gồm Su-22, Su-22M, Su-22U, Su-22UM3 và Su-22M4; trong đó phiên bản có hậu tố U là dùng cho huấn luyện với 2 chỗ ngồi, còn các phiên bản khác là loại 1 chỗ ngồi.Tiêm kích bom Su-22 đời đầu, thực chất là phiên bản xuất khẩu, được phát triển trên cơ sở máy bay chiến đấu Su-17M2D của Không quân Liên Xô cũ, nhưng sử dụng động cơ phản lực R-29BS-300, thay vì sử dụng động cơ AL như trên Su-17 như của Không quân Liên Xô.Ngoài thay thế động cơ, Su-22 cũng đơn giản hóa hệ thống điện tử hàng không, ngay cả trong phiên bản Su-22M là phiên bản xuất khẩu của SU-17M3, nhưng hệ thống điện tử của nó cũng đã được đơn giản hóa, chỉ tương đương với Su-17M2 và cũng chỉ sử dụng động cơ R-29.Phiên bản Su-22U và Su-22UM3 là phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi, trước đây là phiên bản xuất khẩu của Su-17UM và sau là phiên bản xuất khẩu của Su-17UM3; phiên bản Su-22M4 mà Không quân Syria hiện đang sử dụng là phiên bản xuất khẩu của Su-17M4.So với các phiên bản trước đây, hệ thống điện tử hàng không trên Su-22M4 cao cấp hơn, với hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp PrNK-54, hệ thống cảnh báo radar Kлён-54; Su-22M4 có khả năng sử dụng vũ khí có điều khiển, nhưng Không quân Syria không có nhiều vũ khí loại này, nên những chiếc SU-22M4 này vẫn chủ yếu ném bom thường, không có điều khiển, nên mức độ chính xác thấp.Trước khi cuộc nội chiến bùng nổ, số máy bay Su-22 trong Không quân Syria được biên chế thành 5 phi đội, có nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị chiến đấu tiền tuyến; nhưng do hao hụt trong chiến đấu và thiếu phụ tùng, đến thời điểm hiện tại, Quân đội Syria chỉ còn hơn 20 chiếc Su-22.Trong cuộc chiến vừa qua, Không quân Syria chủ yếu sử dụng số Su-22M4 và các loại bom phá không điều khiển, thả rơi tự do loại 100 kg OFAB-100-120; loại 250 kg OFAB-250-270 và 500 kg ODAB-500PMV. Việc điều chỉnh mức chính xác và trinh sát mục tiêu do các phân đội trinh sát mặt đất và máy bay không người lái đảm nhiệm.Mặc dù những quả bom phá không điều khiển này đã được sản xuất từ lâu, nhưng Không quân Syria không có sự lựa chọn, vì hiện nay Nga chỉ viện trợ cho Syria loại bom này; bù lại loại bom này có chi phí thấp và có sức công phá lớn, nhất là khi dùng để phá hủy những nhà cao tầng kiên cố.Về phương pháp ném bom, giai đoạn đầu cuộc chiến, phi công Syria chủ yếu sử dụng phương pháp ném bom bổ nhào, đây là phương pháp ném bom có từ thời thế chiến 2, có mức chính xác tương đối cao, nhưng dễ bị phòng không tầm thấp bắn hạ.Sau khi bị tên lửa phòng không cầm tay của phiến quân bắn hạ hai lần vào tháng 2 và tháng 6/2013, phi công Syria đã thận trọng hơn; họ bắt đầu sử dụng phương pháp ném bom ngang ở độ cao 2.000 mét để thoát khỏi sự đe dọa của tên lửa cầm tay và súng phòng không tầm thấp.Mặc dù sử dụng phương pháp ném bom an toàn hơn, tuy nhiên những năm sau đó, 4 chiếc Su-22 tiếp tục bị bắn hạ và một chiếc bị rơi do tai nạn. Ngoài ra, vào tháng 6/2017, một chiếc Su-22 của Syria đã bị máy bay chiến đấu F/A-18 của Mỹ bắn rơi trên không, và vào tháng 7/2018, một chiếc bị tên lửa phòng không Patriot của Israel đã bị bắn hạ.Mặc dù có tỷ lệ hao hụt cao trong chiến đấu, tuy nhiên số Su-22 ít ỏi này vẫn phải tiếp tục “vắt kiệt sức lực” chi viện cho lực lượng chiến đấu mặt đất; Su-22 vẫn là những hung thần và ác mộng của phiến quân và “Ông già gân” này vẫn có thể viết tiếp những huyền thoại.Video Sức mạnh tiêm kích bom Su-22M4 chuyên đánh biển của Không quân Việt Nam - Nguồn: QPVN
Hiện nay các loại máy bay chiến đấu của Không quân Syria đã rất cũ nát và lạc hậu, đồng thời bị hao hụt nghiêm trọng với rất nhiều lý do; vì vậy, số tiêm kích bom Su-22 dù đã cũ, nhưng vẫn là loại máy bay chiến đấu có sức mạnh và quý hiếm của Không quân Syria.
Những chiếc tiêm kích bom Su-22M4 đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị bộ binh chiến đấu với lực lượng phiến quân, trong suốt cuộc nội chiến; trong bức ảnh chụp này cho thấy, chiếc Su-22M4 được trang bị 6 bom phá loại 500 kg, và đây thực sự là nỗi kinh hoàng với phiến quân.
Trong quá khứ, Không quân Syria được trang với số lượng lớn các loại tiêm kích bom trong gia đình Su-22, bao gồm Su-22, Su-22M, Su-22U, Su-22UM3 và Su-22M4; trong đó phiên bản có hậu tố U là dùng cho huấn luyện với 2 chỗ ngồi, còn các phiên bản khác là loại 1 chỗ ngồi.
Tiêm kích bom Su-22 đời đầu, thực chất là phiên bản xuất khẩu, được phát triển trên cơ sở máy bay chiến đấu Su-17M2D của Không quân Liên Xô cũ, nhưng sử dụng động cơ phản lực R-29BS-300, thay vì sử dụng động cơ AL như trên Su-17 như của Không quân Liên Xô.
Ngoài thay thế động cơ, Su-22 cũng đơn giản hóa hệ thống điện tử hàng không, ngay cả trong phiên bản Su-22M là phiên bản xuất khẩu của SU-17M3, nhưng hệ thống điện tử của nó cũng đã được đơn giản hóa, chỉ tương đương với Su-17M2 và cũng chỉ sử dụng động cơ R-29.
Phiên bản Su-22U và Su-22UM3 là phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi, trước đây là phiên bản xuất khẩu của Su-17UM và sau là phiên bản xuất khẩu của Su-17UM3; phiên bản Su-22M4 mà Không quân Syria hiện đang sử dụng là phiên bản xuất khẩu của Su-17M4.
So với các phiên bản trước đây, hệ thống điện tử hàng không trên Su-22M4 cao cấp hơn, với hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp PrNK-54, hệ thống cảnh báo radar Kлён-54; Su-22M4 có khả năng sử dụng vũ khí có điều khiển, nhưng Không quân Syria không có nhiều vũ khí loại này, nên những chiếc SU-22M4 này vẫn chủ yếu ném bom thường, không có điều khiển, nên mức độ chính xác thấp.
Trước khi cuộc nội chiến bùng nổ, số máy bay Su-22 trong Không quân Syria được biên chế thành 5 phi đội, có nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị chiến đấu tiền tuyến; nhưng do hao hụt trong chiến đấu và thiếu phụ tùng, đến thời điểm hiện tại, Quân đội Syria chỉ còn hơn 20 chiếc Su-22.
Trong cuộc chiến vừa qua, Không quân Syria chủ yếu sử dụng số Su-22M4 và các loại bom phá không điều khiển, thả rơi tự do loại 100 kg OFAB-100-120; loại 250 kg OFAB-250-270 và 500 kg ODAB-500PMV. Việc điều chỉnh mức chính xác và trinh sát mục tiêu do các phân đội trinh sát mặt đất và máy bay không người lái đảm nhiệm.
Mặc dù những quả bom phá không điều khiển này đã được sản xuất từ lâu, nhưng Không quân Syria không có sự lựa chọn, vì hiện nay Nga chỉ viện trợ cho Syria loại bom này; bù lại loại bom này có chi phí thấp và có sức công phá lớn, nhất là khi dùng để phá hủy những nhà cao tầng kiên cố.
Về phương pháp ném bom, giai đoạn đầu cuộc chiến, phi công Syria chủ yếu sử dụng phương pháp ném bom bổ nhào, đây là phương pháp ném bom có từ thời thế chiến 2, có mức chính xác tương đối cao, nhưng dễ bị phòng không tầm thấp bắn hạ.
Sau khi bị tên lửa phòng không cầm tay của phiến quân bắn hạ hai lần vào tháng 2 và tháng 6/2013, phi công Syria đã thận trọng hơn; họ bắt đầu sử dụng phương pháp ném bom ngang ở độ cao 2.000 mét để thoát khỏi sự đe dọa của tên lửa cầm tay và súng phòng không tầm thấp.
Mặc dù sử dụng phương pháp ném bom an toàn hơn, tuy nhiên những năm sau đó, 4 chiếc Su-22 tiếp tục bị bắn hạ và một chiếc bị rơi do tai nạn. Ngoài ra, vào tháng 6/2017, một chiếc Su-22 của Syria đã bị máy bay chiến đấu F/A-18 của Mỹ bắn rơi trên không, và vào tháng 7/2018, một chiếc bị tên lửa phòng không Patriot của Israel đã bị bắn hạ.
Mặc dù có tỷ lệ hao hụt cao trong chiến đấu, tuy nhiên số Su-22 ít ỏi này vẫn phải tiếp tục “vắt kiệt sức lực” chi viện cho lực lượng chiến đấu mặt đất; Su-22 vẫn là những hung thần và ác mộng của phiến quân và “Ông già gân” này vẫn có thể viết tiếp những huyền thoại.
Video Sức mạnh tiêm kích bom Su-22M4 chuyên đánh biển của Không quân Việt Nam - Nguồn: QPVN