Bên cạnh truyền thống sử dụng các loại vũ khí có nguồn gốc từ Liên Xô (Nga sau này) kể từ khi được thành lập cho tới, Quân đội Lào trong những năm gần đây cũng bắt đầu tiếp cận các nguồn cung vũ khí mới đến từ bên ngoài nhằm đa dạng hóa kho vũ khí của nước này. Và trong vô vàn sự lựa chọn Lào đã tìm đến các loại vũ khí do Trung Quốc chế tạo. Nguồn ảnh: listen.eastday.Theo đó trong những năm gần đây Trung Quốc luôn là nhân tố có tác động lớn đến tốc độ hiện đại hóa quân đội của Lào, khi Bắc Kinh sẵn sàng hào phóng “tặng” hàng triệu USD viện trợ quân sự cho Viêng Chăn. Và phần lớn trong số đó đều được sử dụng để mua lại các loại vũ khí do các công ty Trung Quốc chế tạo. Nguồn ảnh: listen.eastday.Tuy nhiên cũng cần phải có cái nhìn thực tế là đối với các quốc gia có ngân sách quốc phòng eo hẹp như Lào, vũ khí Trung Quốc luôn là một sự lựa chọn hấp dẫn khi chúng có chi phí đầu tư thấp, đi kèm với các tính năng chiến đấu không hề thua kém các loại vũ khí cả phương Tây và quan trọng là Trung Quốc sẵn sàng cho mọi quốc gia vay nếu có nhu cầu mua vũ khí của nước này. Nguồn ảnh: ASEAN Post.Chẳng thế mà những hình ảnh về quá trình chuẩn bị cho lễ duyệt binh kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Lào vào 20/1/2019 tới đây đã cho ta thấy số lượng lớn các loại vũ khí do Trung Quốc chế tạo trong biên chế Quân đội Lào, từ xe bọc thép, máy bay, hệ thống phòng không cho đến cả súng trường tấn công. Nguồn ảnh: MAF.Tuy nhiên trong đó các loại vũ khí này khiến dư luận quan tâm hơn cả là việc Lào mua các hệ thống phòng không di động Yitian của Trung Quốc mà cụ thể hơn ở đây là Tập đoàn Norinco. Yitian là hệ thống phòng không tầm thấp có các tình năng chiến đấu tương tự các tổ hợp phòng không 9K35 Strela-10 do Liên Xô chế tạo mà Lào hiện nay cũng đang sở hữu. Vậy điều gì khiến Lào mua Yitian khi họ đã có Strela-10? Nguồn ảnh: listen.eastday.Về tính năng chiến đấu giữa Yitian và Strela-10 gần như tương đồng khi hệ thống phòng không này của Trung Quốc có tầm tác chiến hiệu quả lên đến 6.000m, trong khi đó Strela-10 chỉ khoảng 5.000m. Yitian sử dụng các biến thể tên lửa đất đối không từ tên lửa không đối không TY-90 cũng do Trung Quốc phát triển đi kèm với đó hệ thống radar mảng pha thụ động 3D và hệ thống điều khiển hỏa lực quang điện. Nguồn ảnh: listen.eastday.Tầm bắn hiệu quả của tên lửa Yitian được xác định từ 300-6.000m, có khả năng tấn công các mục tiêu ở độ cao lên đến 4.000m và tối thiểu là 15m. Hệ thống radar mảng pha 3D của nó có tầm hoạt động lên đến hơn 20km và toàn hệ thống có thể chuyển trạng thái chiến đấu chỉ trong chưa tới 10 giây. Và với những thông số được Trung Quốc quảng cáo, Yitian có vượt trội hơn rất nhiều so với Strela-10 vốn do Liên Xô phát triển từ những năm 1970. Nguồn ảnh: listen.eastday.Vậy nếu Strela-10 đã quá lỗi thời sao Lào không tìm đến Nga để nâng cấp các hệ thống này hay mua các vũ khí phòng không mới? Câu trả lời ở đây rất có thể liên quan đến vấn đề ngân sách dẫn tới sự tác động từ nhà tài trợ quân sự của Viêng Chăn, bởi các tổ hợp phòng không của Nga luôn có mức giá không hề rẻ trong khi đó nhu cầu của phía Lào lại không thực sự quá lớn, họ không thực sự đủ “sức” cho một thương vụ vũ khí lớn từ Nga. Nguồn ảnh: listen.eastday.Ở mặt khác khi nhận viện trợ quân sự từ Trung Quốc, Viêng Chăn chắc chắn chịu sự tác động lớn từ Bắc Kinh khi muốn mua vũ khí từ bên ngoài và sự lựa chọn chỉ có thể giới hạn trong các công ty vũ khí của Trung Quốc. Nguồn ảnh: listen.eastday.Mặc dù vậy xét trên nhiều khía cạnh các hệ thống phòng không dành cho xuất khẩu của Trung Quốc hiện tại khá phù hợp với các quốc gia có nguồn ngân sách quốc phòng hạn chế như Lào, trong khi khả năng tác chiến của các loại vũ khí này vẫn ở mức chấp nhận được mà Yitian là trong số đó. Nguồn ảnh: listen.eastday.Mời độc giả xem video: Dàn tên lửa phòng không khủng của Lào chuẩn bị tham gia duyệt binh. (nguồn MAF)
Bên cạnh truyền thống sử dụng các loại vũ khí có nguồn gốc từ Liên Xô (Nga sau này) kể từ khi được thành lập cho tới, Quân đội Lào trong những năm gần đây cũng bắt đầu tiếp cận các nguồn cung vũ khí mới đến từ bên ngoài nhằm đa dạng hóa kho vũ khí của nước này. Và trong vô vàn sự lựa chọn Lào đã tìm đến các loại vũ khí do Trung Quốc chế tạo. Nguồn ảnh: listen.eastday.
Theo đó trong những năm gần đây Trung Quốc luôn là nhân tố có tác động lớn đến tốc độ hiện đại hóa quân đội của Lào, khi Bắc Kinh sẵn sàng hào phóng “tặng” hàng triệu USD viện trợ quân sự cho Viêng Chăn. Và phần lớn trong số đó đều được sử dụng để mua lại các loại vũ khí do các công ty Trung Quốc chế tạo. Nguồn ảnh: listen.eastday.
Tuy nhiên cũng cần phải có cái nhìn thực tế là đối với các quốc gia có ngân sách quốc phòng eo hẹp như Lào, vũ khí Trung Quốc luôn là một sự lựa chọn hấp dẫn khi chúng có chi phí đầu tư thấp, đi kèm với các tính năng chiến đấu không hề thua kém các loại vũ khí cả phương Tây và quan trọng là Trung Quốc sẵn sàng cho mọi quốc gia vay nếu có nhu cầu mua vũ khí của nước này. Nguồn ảnh: ASEAN Post.
Chẳng thế mà những hình ảnh về quá trình chuẩn bị cho lễ duyệt binh kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Lào vào 20/1/2019 tới đây đã cho ta thấy số lượng lớn các loại vũ khí do Trung Quốc chế tạo trong biên chế Quân đội Lào, từ xe bọc thép, máy bay, hệ thống phòng không cho đến cả súng trường tấn công. Nguồn ảnh: MAF.
Tuy nhiên trong đó các loại vũ khí này khiến dư luận quan tâm hơn cả là việc Lào mua các hệ thống phòng không di động Yitian của Trung Quốc mà cụ thể hơn ở đây là Tập đoàn Norinco. Yitian là hệ thống phòng không tầm thấp có các tình năng chiến đấu tương tự các tổ hợp phòng không 9K35 Strela-10 do Liên Xô chế tạo mà Lào hiện nay cũng đang sở hữu. Vậy điều gì khiến Lào mua Yitian khi họ đã có Strela-10? Nguồn ảnh: listen.eastday.
Về tính năng chiến đấu giữa Yitian và Strela-10 gần như tương đồng khi hệ thống phòng không này của Trung Quốc có tầm tác chiến hiệu quả lên đến 6.000m, trong khi đó Strela-10 chỉ khoảng 5.000m. Yitian sử dụng các biến thể tên lửa đất đối không từ tên lửa không đối không TY-90 cũng do Trung Quốc phát triển đi kèm với đó hệ thống radar mảng pha thụ động 3D và hệ thống điều khiển hỏa lực quang điện. Nguồn ảnh: listen.eastday.
Tầm bắn hiệu quả của tên lửa Yitian được xác định từ 300-6.000m, có khả năng tấn công các mục tiêu ở độ cao lên đến 4.000m và tối thiểu là 15m. Hệ thống radar mảng pha 3D của nó có tầm hoạt động lên đến hơn 20km và toàn hệ thống có thể chuyển trạng thái chiến đấu chỉ trong chưa tới 10 giây. Và với những thông số được Trung Quốc quảng cáo, Yitian có vượt trội hơn rất nhiều so với Strela-10 vốn do Liên Xô phát triển từ những năm 1970. Nguồn ảnh: listen.eastday.
Vậy nếu Strela-10 đã quá lỗi thời sao Lào không tìm đến Nga để nâng cấp các hệ thống này hay mua các vũ khí phòng không mới? Câu trả lời ở đây rất có thể liên quan đến vấn đề ngân sách dẫn tới sự tác động từ nhà tài trợ quân sự của Viêng Chăn, bởi các tổ hợp phòng không của Nga luôn có mức giá không hề rẻ trong khi đó nhu cầu của phía Lào lại không thực sự quá lớn, họ không thực sự đủ “sức” cho một thương vụ vũ khí lớn từ Nga. Nguồn ảnh: listen.eastday.
Ở mặt khác khi nhận viện trợ quân sự từ Trung Quốc, Viêng Chăn chắc chắn chịu sự tác động lớn từ Bắc Kinh khi muốn mua vũ khí từ bên ngoài và sự lựa chọn chỉ có thể giới hạn trong các công ty vũ khí của Trung Quốc. Nguồn ảnh: listen.eastday.
Mặc dù vậy xét trên nhiều khía cạnh các hệ thống phòng không dành cho xuất khẩu của Trung Quốc hiện tại khá phù hợp với các quốc gia có nguồn ngân sách quốc phòng hạn chế như Lào, trong khi khả năng tác chiến của các loại vũ khí này vẫn ở mức chấp nhận được mà Yitian là trong số đó. Nguồn ảnh: listen.eastday.
Mời độc giả xem video: Dàn tên lửa phòng không khủng của Lào chuẩn bị tham gia duyệt binh. (nguồn MAF)