Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Ukraine cũng thừa hưởng một phần sức mạnh hạt nhân của Liên Xô, với 1.272 đầu đạn hạt nhân tên lửa chiến lược; trực tiếp xếp thứ ba trong câu lạc bộ hạt nhân, cùng hơn 2.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật.Việc Ukraine “bỗng nhiên” ngồi trên kho vũ khí hạt nhân khổng lồ như vậy, khiến 5 nước thành viên thường trực HĐBA Liên hợp quốc đứng ngồi không yên; và hiếm khi 5 nước đạt được sự đồng thuận, khi yêu cầu Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân như vậy.Sức ép của 5 cường quốc khiến Ukraine muốn giữ một chút làm “đồ phòng thân” cũng không được, nên phải tính đến chuyện từ bỏ vũ khí hạt nhân. Đồng thời trước đó không lâu, Ukraine là nạn nhân của vụ tai nạn hạt nhân Chernobyl (năm 1986), nên người dân Ukraine cũng không “mặn mà” có vũ khí hạt nhân. Trong thời gian đầu, chính phủ Ukraine đã thực hiện một số công việc từ bỏ hạt nhân và chuyển toàn bộ vũ khí hạt nhân chiến thuật cho Nga. Tuy nhiên, Quốc hội và quân đội Ukraine dần nhận ra giá trị của vũ khí hạt nhân và từ chối loại bỏ các đầu đạn hạt nhân chiến lược.Chính quyền Ukraine lúc đó cũng từ chối thực hiện hiệp ước do Liên Xô và Mỹ ký năm 1991 về việc tiêu hủy vũ khí hạt nhân ở Ukraine, Belarus và Kazakhstan.Tuy nhiên những người cản trở việc từ bỏ vũ khí hạt nhân này, không có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân để cải thiện địa vị chính trị và kinh tế của Ukraine, mà vì sự mất lòng tin của họ đối với Mỹ và Nga.Ukraine không sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân, nếu không có văn bản nào đảm bảo về an ninh; và Kiev muốn số vũ khí hạt nhân của họ, có thể được đổi lấy nhiều viện trợ kinh tế hơn.Sau khi Mỹ và Nga gây sức ép với Ukraine, Ukraine đã đồng ý tiêu hủy vũ khí hạt nhân, nhưng Ukraine sẽ giữ lại 40% số vũ khí hạt nhân cho đến khi Ukraine nhận được những đảm bảo an ninh thực sự.Vào tháng 1/1993, để đẩy nhanh tiến độ từ bỏ hạt nhân của Ukraine, Mỹ đã đồng ý cung cấp cho Ukraine 175 triệu USD cho việc tiêu hủy vũ khí hạt nhân và 155 triệu USD hỗ trợ kinh tế. Mỹ cũng sẽ đi đầu trong việc thiết lập các nền tảng để hỗ trợ cải cách kinh tế thị trường ở Ukraine, Belarus và các nước khác.Trong giai đoạn này, Trung Quốc cũng đưa ra các cam kết an ninh cho Ukraine, cuối năm 1994, với sự trung gian của Trung Quốc và các nước khác, Ukraine đã đồng ý từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và đặt ra một thời gian biểu về lộ trình phá hủy vũ khí hạt nhân của mình.Nga, Mỹ, Anh và Ukraine đã ký “Bản ghi nhớ về đảm bảo an ninh Budapest” để đưa ra một loạt bảo đảm cho an ninh quốc gia của Ukraine. Bây giờ, Hiệp ước này chỉ có giá trị như một tờ giấy vụn. Đầu tiên, Ukraine đã vận chuyển tất cả các đầu đạn hạt nhân cho Nga trước năm 1999. Một phần uranium được làm giàu cao trong các đầu đạn hạt nhân này, sẽ được chuyển đến Mỹ.Sau khi số đầu đạn hạt nhân của Ukraine được đưa đến Mỹ, chúng được chuyển đổi thành các thanh nhiên liệu hạt nhân và bán cho các nhà máy điện hạt nhân. Ukraine đã nhận được 1 tỷ USD bán các đầu đạn hạt nhân này.Các tên lửa nhiên liệu rắn ở Ukraine sẽ được kích nổ và các tên lửa nhiên liệu lỏng sẽ bị cắt vụn để đảm bảo rằng không có khả năng sửa chữa hoặc tái sử dụng.Các kim loại quý trên tên lửa sẽ được tái chế, còn chất thải hạt nhân sẽ được thu gom và chôn sâu. Theo thỏa thuận quốc tế, các giếng phóng tên lửa hạt nhân (silo) sẽ bị đặt thuốc nổ phá hủy phần ngầm từ 6 đến 8 mét. Ngoài tên lửa hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược của Ukraine cũng là tâm điểm chú ý của Mỹ và Nga, đặc biệt là 19 chiếc Tu-160. Khi đó, Nga không có nhiều Tu-160 và Mỹ vô cùng lo sợ kẻ giết người này, vì sợ rằng tất cả những máy bay này sẽ rơi vào tay Nga.Nga tỏ ra rất hào hứng với Tu-160 và đề xuất với Ukraine phương án trả nợ bằng máy bay ném bom; xét cho cùng, Ukraine không chỉ nợ Nga một lượng lớn dầu khí mà còn phải phụ thuộc vào Nga về năng lượng trong tương lai. Hai bên đồng ý hoàn trả một phần số tiền còn thiếu bằng 8 chiếc Tu-160.Chứng kiến sự hòa hợp giữa Nga và Ukraine, Mỹ không thể ngồi yên. Dù sắp miễn nhiệm, nhưng tổng thống Mỹ lúc đó là ông Clinton vẫn dốc toàn lực để Ukraine phá hủy số Tu-160 còn lại. Đầu tiên, ông hứa cấp một khoản tiền lớn cho Ukraine để bắt đầu phá hủy Tu-160, và nó đã bị phá hủy.Nhưng sau khi những chiếc máy bay Tu-160 mất hoàn toàn giá trị sử dụng, số tiền Mỹ hứa trước đó cũng biến mất. Trong số 11 chiếc Tu-160 còn lại ở Ukraine, ngoại trừ một chiếc trong bảo tàng, 10 chiếc còn lại đều đã được phá. Như vậy đến lúc này, vũ khí hạt nhân và khả năng tấn công hạt nhân của Ukraine đã bị xóa sổ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Ukraine cũng thừa hưởng một phần sức mạnh hạt nhân của Liên Xô, với 1.272 đầu đạn hạt nhân tên lửa chiến lược; trực tiếp xếp thứ ba trong câu lạc bộ hạt nhân, cùng hơn 2.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Việc Ukraine “bỗng nhiên” ngồi trên kho vũ khí hạt nhân khổng lồ như vậy, khiến 5 nước thành viên thường trực HĐBA Liên hợp quốc đứng ngồi không yên; và hiếm khi 5 nước đạt được sự đồng thuận, khi yêu cầu Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân như vậy.
Sức ép của 5 cường quốc khiến Ukraine muốn giữ một chút làm “đồ phòng thân” cũng không được, nên phải tính đến chuyện từ bỏ vũ khí hạt nhân. Đồng thời trước đó không lâu, Ukraine là nạn nhân của vụ tai nạn hạt nhân Chernobyl (năm 1986), nên người dân Ukraine cũng không “mặn mà” có vũ khí hạt nhân.
Trong thời gian đầu, chính phủ Ukraine đã thực hiện một số công việc từ bỏ hạt nhân và chuyển toàn bộ vũ khí hạt nhân chiến thuật cho Nga. Tuy nhiên, Quốc hội và quân đội Ukraine dần nhận ra giá trị của vũ khí hạt nhân và từ chối loại bỏ các đầu đạn hạt nhân chiến lược.
Chính quyền Ukraine lúc đó cũng từ chối thực hiện hiệp ước do Liên Xô và Mỹ ký năm 1991 về việc tiêu hủy vũ khí hạt nhân ở Ukraine, Belarus và Kazakhstan.
Tuy nhiên những người cản trở việc từ bỏ vũ khí hạt nhân này, không có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân để cải thiện địa vị chính trị và kinh tế của Ukraine, mà vì sự mất lòng tin của họ đối với Mỹ và Nga.
Ukraine không sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân, nếu không có văn bản nào đảm bảo về an ninh; và Kiev muốn số vũ khí hạt nhân của họ, có thể được đổi lấy nhiều viện trợ kinh tế hơn.
Sau khi Mỹ và Nga gây sức ép với Ukraine, Ukraine đã đồng ý tiêu hủy vũ khí hạt nhân, nhưng Ukraine sẽ giữ lại 40% số vũ khí hạt nhân cho đến khi Ukraine nhận được những đảm bảo an ninh thực sự.
Vào tháng 1/1993, để đẩy nhanh tiến độ từ bỏ hạt nhân của Ukraine, Mỹ đã đồng ý cung cấp cho Ukraine 175 triệu USD cho việc tiêu hủy vũ khí hạt nhân và 155 triệu USD hỗ trợ kinh tế. Mỹ cũng sẽ đi đầu trong việc thiết lập các nền tảng để hỗ trợ cải cách kinh tế thị trường ở Ukraine, Belarus và các nước khác.
Trong giai đoạn này, Trung Quốc cũng đưa ra các cam kết an ninh cho Ukraine, cuối năm 1994, với sự trung gian của Trung Quốc và các nước khác, Ukraine đã đồng ý từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và đặt ra một thời gian biểu về lộ trình phá hủy vũ khí hạt nhân của mình.
Nga, Mỹ, Anh và Ukraine đã ký “Bản ghi nhớ về đảm bảo an ninh Budapest” để đưa ra một loạt bảo đảm cho an ninh quốc gia của Ukraine. Bây giờ, Hiệp ước này chỉ có giá trị như một tờ giấy vụn.
Đầu tiên, Ukraine đã vận chuyển tất cả các đầu đạn hạt nhân cho Nga trước năm 1999. Một phần uranium được làm giàu cao trong các đầu đạn hạt nhân này, sẽ được chuyển đến Mỹ.
Sau khi số đầu đạn hạt nhân của Ukraine được đưa đến Mỹ, chúng được chuyển đổi thành các thanh nhiên liệu hạt nhân và bán cho các nhà máy điện hạt nhân. Ukraine đã nhận được 1 tỷ USD bán các đầu đạn hạt nhân này.
Các tên lửa nhiên liệu rắn ở Ukraine sẽ được kích nổ và các tên lửa nhiên liệu lỏng sẽ bị cắt vụn để đảm bảo rằng không có khả năng sửa chữa hoặc tái sử dụng.
Các kim loại quý trên tên lửa sẽ được tái chế, còn chất thải hạt nhân sẽ được thu gom và chôn sâu. Theo thỏa thuận quốc tế, các giếng phóng tên lửa hạt nhân (silo) sẽ bị đặt thuốc nổ phá hủy phần ngầm từ 6 đến 8 mét.
Ngoài tên lửa hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược của Ukraine cũng là tâm điểm chú ý của Mỹ và Nga, đặc biệt là 19 chiếc Tu-160. Khi đó, Nga không có nhiều Tu-160 và Mỹ vô cùng lo sợ kẻ giết người này, vì sợ rằng tất cả những máy bay này sẽ rơi vào tay Nga.
Nga tỏ ra rất hào hứng với Tu-160 và đề xuất với Ukraine phương án trả nợ bằng máy bay ném bom; xét cho cùng, Ukraine không chỉ nợ Nga một lượng lớn dầu khí mà còn phải phụ thuộc vào Nga về năng lượng trong tương lai. Hai bên đồng ý hoàn trả một phần số tiền còn thiếu bằng 8 chiếc Tu-160.
Chứng kiến sự hòa hợp giữa Nga và Ukraine, Mỹ không thể ngồi yên. Dù sắp miễn nhiệm, nhưng tổng thống Mỹ lúc đó là ông Clinton vẫn dốc toàn lực để Ukraine phá hủy số Tu-160 còn lại. Đầu tiên, ông hứa cấp một khoản tiền lớn cho Ukraine để bắt đầu phá hủy Tu-160, và nó đã bị phá hủy.
Nhưng sau khi những chiếc máy bay Tu-160 mất hoàn toàn giá trị sử dụng, số tiền Mỹ hứa trước đó cũng biến mất. Trong số 11 chiếc Tu-160 còn lại ở Ukraine, ngoại trừ một chiếc trong bảo tàng, 10 chiếc còn lại đều đã được phá. Như vậy đến lúc này, vũ khí hạt nhân và khả năng tấn công hạt nhân của Ukraine đã bị xóa sổ. Nguồn ảnh: Pinterest.