Vào rạng sáng ngày 2/1, 35 UAV cảm tử cỡ lớn Geran-2 của Nga đã trở thành những “ngôi sao” trên chiến trường, đóng vai trò như những mồi nhử xảo quyệt, nhằm tiêu hao số tên lửa phòng không quý giá mà phương Tây viện trợ cho Ukraine như Patriot, NASAMS...Với chiến thuật mở màn như vậy, đánh dấu sự trưởng thành trong sử dụng UAV của Quân đội Nga khắc chế việc đánh chặn của các loại tên lửa phòng không của Ukraine tại yếu địa Kiev, thủ đô Ukraine.Trong màn trình diễn máy bay không người lái tự sát này, tên lửa phòng không của Quân đội Ukraine (do Mỹ sản xuất) bị đánh lừa, khi họ phóng hết tên lửa và chưa kịp nạp đạn lại; nhưng ngay sau đó, các mối đe dọa thực sự bất ngờ xuất hiện. Không quân Nga đã xuất kích liền lúc 17 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS và 4 máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3. Các máy bay chiến đấu MiG-31 và Su-35 cũng lần lượt tham gia, còi báo động phòng không Ukraine vang lên khắp bầu trời.Sử dụng nhiều vũ khí cùng lúc, bao gồm tên lửa siêu thanh, tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, máy bay ném bom, máy bay chiến đấu và cả UAV. Chiến thuật này đã “thay đổi bộ mặt” của Nga, khi họ ồ ạt sử dụng nhiều loại vũ khí tấn công cùng lúc, gây quá tải cho hệ thống đánh chặn của phòng không Ukraine. Sự đa dạng này khiến hoạt động phòng không của Ukraine gặp khó khăn, còn các cuộc không kích của Nga hiệu quả hơn, gây thiệt hại lớn hơn cho thủ đô Kiev và nhiều khu vực quan trọng khác. Đồng thời, phương thức trả đũa của Ukraine tương đối đơn giản, chủ yếu tập trung vào các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình vào bán đảo Crimea; tấn công bằng UAV tự sát và bắn phá bằng tên lửa vào Belgorod.Do sức mạnh chênh lệch giữa hai bên, đã dẫn đến phương thức và chiến thuật trả đũa khác nhau, khiến toàn bộ cục diện chiến tranh trở nên phức tạp. Tuy nhiên mục tiêu của Nga lộ rõ, đó không chỉ là một cuộc chiến.Theo một số phân tích, hiện mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga chống lại Ukraine không chỉ là giải giáp Quân đội Ukraine, mà còn nhằm lật đổ chế độ Ukraine cầm quyền và thành lập một chính phủ thân Nga. Điều này khiến Ukraine thêm căng thẳng. Về mặt địa chính trị và chiến lược, Nga phải đối mặt với áp lực từ phương Tây, đặc biệt là việc tăng cường vũ khí của NATO; điều này có thể thúc đẩy nước này đẩy nhanh các hoạt động quân sự chống lại Ukraine.Tuy nhiên điều này cũng đặt ra một câu hỏi thú vị, đó là những lựa chọn trong tương lai của Ukraine, Kiev chịu khuất phục trước Nga, hay dốc toàn lực chạy đua vũ trang?Thất bại của Ukraine có thể khiến các thành viên NATO nhận ra rằng, việc hỗ trợ quân sự của họ cho Ukraine khó có thể thành công, điều này có thể làm gia tăng cuộc chạy đua vũ trang. Còn đối mặt với sự áp bức của phương Tây, Nga có thể cần phải đẩy nhanh việc mở rộng lãnh thổ và tăng ảnh hưởng với những người dân Slav ở châu Âu (chủ yếu ở Đông Âu), để thoát khỏi tình trạng khó khăn và tái hòa nhập Ukraine dưới lá cờ Nga. Quan điểm này cũng dẫn tới câu nói nổi tiếng của Tocqueville, một học giả người Pháp thế kỷ 19: “Tương lai thế giới sẽ được cai trị bởi đồng tiền Mỹ và rúp Nga”. Và Ukraine sẽ phải đưa ra những lựa chọn khó khăn trong bối cảnh sức ép ba mặt kinh tế, quân sự và địa chính trị. Tổng thống Zelensky thừa nhận, Ukraine không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục chiến đấu. Nhưng thực tế hiện tại đối với Ukraine, dường như không có lựa chọn nào khác ngoài việc “tiếp tục huy động”.Chiến tranh là trò chơi đốt tiền, càng kéo dài thì nền kinh tế trong nước sẽ bị kéo xuống. Nước nào nghèo thì không có tiền phát triển quân sự, một khi quân sự tụt hậu thì không còn sức cạnh tranh với các nước như Mỹ, Nga.Hơn nữa, khi NATO tái vũ trang và Quân đội Mỹ tiến vào Phần Lan, Đan Mạch và Thụy Điển, đe dọa thành phố St. Petersburg; thì Nga có thể cần phải đẩy nhanh tốc độ chiến tranh và đánh bại Ukraine của Tổng thống Zelensky càng sớm càng tốt, để dành lực lượng chính của mình chống lại Mỹ và NATO.Các nhà phân tích quân sự cho rằng, khi cuộc chiến ở Ukraine hạ màn, chúng ta có thể phải đối mặt với buổi bình minh của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Cuộc cạnh tranh giữa Nga và Ukraine không chỉ liên quan đến địa chính trị, mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ trật tự quốc tế.Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine chắc chắn là tâm điểm của các chính trị gia và chiến lược gia trên khắp thế giới. Hậu quả của chiến tranh sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực và cũng có thể làm thay đổi cục diện quốc tế. Trong cuộc tranh giành trí tuệ và sức mạnh này, mỗi bước đi đều mang theo tương lai của đất nước và con người Nga và Ukraine.
Vào rạng sáng ngày 2/1, 35 UAV cảm tử cỡ lớn Geran-2 của Nga đã trở thành những “ngôi sao” trên chiến trường, đóng vai trò như những mồi nhử xảo quyệt, nhằm tiêu hao số tên lửa phòng không quý giá mà phương Tây viện trợ cho Ukraine như Patriot, NASAMS...
Với chiến thuật mở màn như vậy, đánh dấu sự trưởng thành trong sử dụng UAV của Quân đội Nga khắc chế việc đánh chặn của các loại tên lửa phòng không của Ukraine tại yếu địa Kiev, thủ đô Ukraine.
Trong màn trình diễn máy bay không người lái tự sát này, tên lửa phòng không của Quân đội Ukraine (do Mỹ sản xuất) bị đánh lừa, khi họ phóng hết tên lửa và chưa kịp nạp đạn lại; nhưng ngay sau đó, các mối đe dọa thực sự bất ngờ xuất hiện.
Không quân Nga đã xuất kích liền lúc 17 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS và 4 máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3. Các máy bay chiến đấu MiG-31 và Su-35 cũng lần lượt tham gia, còi báo động phòng không Ukraine vang lên khắp bầu trời.
Sử dụng nhiều vũ khí cùng lúc, bao gồm tên lửa siêu thanh, tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, máy bay ném bom, máy bay chiến đấu và cả UAV. Chiến thuật này đã “thay đổi bộ mặt” của Nga, khi họ ồ ạt sử dụng nhiều loại vũ khí tấn công cùng lúc, gây quá tải cho hệ thống đánh chặn của phòng không Ukraine.
Sự đa dạng này khiến hoạt động phòng không của Ukraine gặp khó khăn, còn các cuộc không kích của Nga hiệu quả hơn, gây thiệt hại lớn hơn cho thủ đô Kiev và nhiều khu vực quan trọng khác.
Đồng thời, phương thức trả đũa của Ukraine tương đối đơn giản, chủ yếu tập trung vào các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình vào bán đảo Crimea; tấn công bằng UAV tự sát và bắn phá bằng tên lửa vào Belgorod.
Do sức mạnh chênh lệch giữa hai bên, đã dẫn đến phương thức và chiến thuật trả đũa khác nhau, khiến toàn bộ cục diện chiến tranh trở nên phức tạp. Tuy nhiên mục tiêu của Nga lộ rõ, đó không chỉ là một cuộc chiến.
Theo một số phân tích, hiện mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga chống lại Ukraine không chỉ là giải giáp Quân đội Ukraine, mà còn nhằm lật đổ chế độ Ukraine cầm quyền và thành lập một chính phủ thân Nga. Điều này khiến Ukraine thêm căng thẳng.
Về mặt địa chính trị và chiến lược, Nga phải đối mặt với áp lực từ phương Tây, đặc biệt là việc tăng cường vũ khí của NATO; điều này có thể thúc đẩy nước này đẩy nhanh các hoạt động quân sự chống lại Ukraine.
Tuy nhiên điều này cũng đặt ra một câu hỏi thú vị, đó là những lựa chọn trong tương lai của Ukraine, Kiev chịu khuất phục trước Nga, hay dốc toàn lực chạy đua vũ trang?
Thất bại của Ukraine có thể khiến các thành viên NATO nhận ra rằng, việc hỗ trợ quân sự của họ cho Ukraine khó có thể thành công, điều này có thể làm gia tăng cuộc chạy đua vũ trang.
Còn đối mặt với sự áp bức của phương Tây, Nga có thể cần phải đẩy nhanh việc mở rộng lãnh thổ và tăng ảnh hưởng với những người dân Slav ở châu Âu (chủ yếu ở Đông Âu), để thoát khỏi tình trạng khó khăn và tái hòa nhập Ukraine dưới lá cờ Nga.
Quan điểm này cũng dẫn tới câu nói nổi tiếng của Tocqueville, một học giả người Pháp thế kỷ 19: “Tương lai thế giới sẽ được cai trị bởi đồng tiền Mỹ và rúp Nga”. Và Ukraine sẽ phải đưa ra những lựa chọn khó khăn trong bối cảnh sức ép ba mặt kinh tế, quân sự và địa chính trị.
Tổng thống Zelensky thừa nhận, Ukraine không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục chiến đấu. Nhưng thực tế hiện tại đối với Ukraine, dường như không có lựa chọn nào khác ngoài việc “tiếp tục huy động”.
Chiến tranh là trò chơi đốt tiền, càng kéo dài thì nền kinh tế trong nước sẽ bị kéo xuống. Nước nào nghèo thì không có tiền phát triển quân sự, một khi quân sự tụt hậu thì không còn sức cạnh tranh với các nước như Mỹ, Nga.
Hơn nữa, khi NATO tái vũ trang và Quân đội Mỹ tiến vào Phần Lan, Đan Mạch và Thụy Điển, đe dọa thành phố St. Petersburg; thì Nga có thể cần phải đẩy nhanh tốc độ chiến tranh và đánh bại Ukraine của Tổng thống Zelensky càng sớm càng tốt, để dành lực lượng chính của mình chống lại Mỹ và NATO.
Các nhà phân tích quân sự cho rằng, khi cuộc chiến ở Ukraine hạ màn, chúng ta có thể phải đối mặt với buổi bình minh của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Cuộc cạnh tranh giữa Nga và Ukraine không chỉ liên quan đến địa chính trị, mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ trật tự quốc tế.
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine chắc chắn là tâm điểm của các chính trị gia và chiến lược gia trên khắp thế giới. Hậu quả của chiến tranh sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực và cũng có thể làm thay đổi cục diện quốc tế. Trong cuộc tranh giành trí tuệ và sức mạnh này, mỗi bước đi đều mang theo tương lai của đất nước và con người Nga và Ukraine.