Type 12 là loại tên lửa hành trình chống hạm của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, được chế tạo bởi Tập đoàn Mitsubishi. Quá trình nghiên cứu và phát triển loại vũ khí này bắt đầu từ năm 2012 những chỉ đến năm 2015 các tổ hợp tên lửa đầu tiên đã được đưa vào trang bị. Nguồn ảnh: Josha.Được coi là phiên bản nâng cấp của loại Type 88 đất đối hạm nổi danh, tên lửa hành trình Type 12 sử dụng hệ thống dẫn đường kết hợp giữa INS (quán tính) và GPS (định vị toàn cầu), ngoài ra còn có hệ thống khớp hình ảnh địa hình và phân biệt mục tiêu. Nguồn ảnh: Josha.Loại tên lửa này được đặt trên xe kéo bánh lốp 8x8, có tổng trọng lượng mỗi quả tên lửa là 700 kg. Một xe kéo mang theo được tối đa 6 tên lửa cùng lúc. Mỗi tên lửa có chiều dài 5 mét và đường kính 350mm. Nguồn ảnh: Josha.Sử dụng đầu đạn nổ mảnh, tầm bắn của loại tên lửa này tối đa vào khoảng 200 km. Tuy nhiên phiên bản phóng từ cơ cấu phóng trên biển và trên không thậm chí còn có tầm bắn mở rộng lên tới 400 km. Nguồn ảnh: Josha.Với tầm bắn lên tới 400 km, loại tên lửa này hoàn toàn có đủ khả năng bao phủ toàn bộ vùng biển Nhật Bản. Đặc biệt là khi phóng từ cơ cấu phóng trên không và trên biển, tầm phóng có thể mở rộng hơn nữa tuỳ vào vị trí của cơ cấu phóng có thể di chuyển đến được. Nguồn ảnh: Josha.Phiên bản phóng từ cơ cấu phóng trên biển của loại tên lửa này có tên Type 17 và được thiết kế để lắp đặt trên các tàu chiến lớp Maya của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Nguồn ảnh: Josha.Trong khi đó, cơ cấu phóng trên không có thể được triển khai dễ dàng từ loại máy bay tuần tra loại P-1. Nguồn ảnh: Josha.Loại tên lửa này được cho là có hệ thống thông tin liên lạc tốt hơn các phiên bản tên lửa hành trình chống hạm đời cũ, ngoài ra nó còn có thời gian nạp đạn ngắn hơn và chi phí duy trì rẻ hơn. Nguồn ảnh: Josha.Hiện tại không rõ trong biên chế của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang có bao nhiêu đơn vị tên lửa Type 12 hoạt động. Nguồn ảnh: Josha. Mời độc giả xem Video: Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thể hiện khả năng tác chiến với pháo tự hành khủng.
Type 12 là loại tên lửa hành trình chống hạm của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, được chế tạo bởi Tập đoàn Mitsubishi. Quá trình nghiên cứu và phát triển loại vũ khí này bắt đầu từ năm 2012 những chỉ đến năm 2015 các tổ hợp tên lửa đầu tiên đã được đưa vào trang bị. Nguồn ảnh: Josha.
Được coi là phiên bản nâng cấp của loại Type 88 đất đối hạm nổi danh, tên lửa hành trình Type 12 sử dụng hệ thống dẫn đường kết hợp giữa INS (quán tính) và GPS (định vị toàn cầu), ngoài ra còn có hệ thống khớp hình ảnh địa hình và phân biệt mục tiêu. Nguồn ảnh: Josha.
Loại tên lửa này được đặt trên xe kéo bánh lốp 8x8, có tổng trọng lượng mỗi quả tên lửa là 700 kg. Một xe kéo mang theo được tối đa 6 tên lửa cùng lúc. Mỗi tên lửa có chiều dài 5 mét và đường kính 350mm. Nguồn ảnh: Josha.
Sử dụng đầu đạn nổ mảnh, tầm bắn của loại tên lửa này tối đa vào khoảng 200 km. Tuy nhiên phiên bản phóng từ cơ cấu phóng trên biển và trên không thậm chí còn có tầm bắn mở rộng lên tới 400 km. Nguồn ảnh: Josha.
Với tầm bắn lên tới 400 km, loại tên lửa này hoàn toàn có đủ khả năng bao phủ toàn bộ vùng biển Nhật Bản. Đặc biệt là khi phóng từ cơ cấu phóng trên không và trên biển, tầm phóng có thể mở rộng hơn nữa tuỳ vào vị trí của cơ cấu phóng có thể di chuyển đến được. Nguồn ảnh: Josha.
Phiên bản phóng từ cơ cấu phóng trên biển của loại tên lửa này có tên Type 17 và được thiết kế để lắp đặt trên các tàu chiến lớp Maya của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Nguồn ảnh: Josha.
Trong khi đó, cơ cấu phóng trên không có thể được triển khai dễ dàng từ loại máy bay tuần tra loại P-1. Nguồn ảnh: Josha.
Loại tên lửa này được cho là có hệ thống thông tin liên lạc tốt hơn các phiên bản tên lửa hành trình chống hạm đời cũ, ngoài ra nó còn có thời gian nạp đạn ngắn hơn và chi phí duy trì rẻ hơn. Nguồn ảnh: Josha.
Hiện tại không rõ trong biên chế của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang có bao nhiêu đơn vị tên lửa Type 12 hoạt động. Nguồn ảnh: Josha.
Mời độc giả xem Video: Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thể hiện khả năng tác chiến với pháo tự hành khủng.