Ấn Độ đang có kế hoạch mua sắm 234 trực thăng mới cho hải quân nước này. Trong đó, 123 trực thăng đa năng có khả năng chống ngầm, 111 trực thăng đa dụng có trang bị vũ khí. Tổng giá trị hợp đồng ước tính khoảng 5 tỷ USD. Ảnh: India Navy.Hải quân Ấn Độ đang vận hành 11 trực thăng chống ngầm Ka-28 (ảnh) của Nga. Tuy nhiên phần lớn chúng không ở trạng thái sẵn sàng hoạt động tốt. Theo Defence Industry Daily, chỉ có 4 trực thăng Ka-28 ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: Sputnik.Ngoài ra, Hải quân Ấn Độ còn có 17 trực thăng Sea King ASW (ảnh). Tuy nhiên, chỉ 30% số trực thăng này trong tình trạng hoạt động tốt. Chính phủ Ấn Độ đã gửi hồ sơ mời thầu đến 5 công ty quốc phòng lớn của phương Tây. Ảnh: Defenceupdate. Các ứng viên mà Hải quân Ấn Độ quan tâm gồm có NH-90 (ảnh) do Airbus Helicopters sản xuất. NH-90 thuộc loại trực thăng đa nhiệm có thể cấu hình cho nhiều nhiệm vụ khác nhau. Ảnh: Airbushelicopters.NH-90 là trực thăng đầu tiên được trang bị hệ thống điều khiển bay bằng dây dẫn, đem lại khả năng hoạt động tốt trong nhiều điều kiện khác nhau, giảm khối lượng công việc cho phi công. Ảnh: Defenceindustrydaily.NH-90 có thể mang tên lửa chống hạm, ngư lôi chống ngầm hoặc lắp súng máy hạng nặng. Nó được các chuyên gia quân sự đánh giá là một trong những trực thăng hải quân hàng đầu thế giới. Ảnh: Nhindustries.Ứng viên tiếp theo là Mitsubishi H-60, đây là phiên bản S-70 Sikorsky sản xuất theo giấy phép tại Nhật Bản. Về cơ bản H-60 khá giống với SH-60B Seahawk nhưng sử dụng hệ thống điện tử của Nhật Bản. Ảnh: Avia.H-60 có thể chống ngầm, vận tải hàng hóa, cứu hộ. Trực thăng có thể vũ trang ngư lôi Mk46, hay ngư lôi Type-74 hoặc Type-12 của Nhật Bản. Nó cũng có thể lắp tên lửa Hellfire và một số vũ khí khác. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nhật Bản. Ứng viên khác là trực thăng đa năng AS332 Super Puma, một sản phẩm khác của Airbus Helicopters. Trực thăng này được tối ưu hóa cho các hoạt động trên biển. Ảnh: Defenceindustrydaily.Super Puma chủ yếu sử dụng cho nhiệm vụ vận tải hàng hóa, cứu hộ và một số hoạt động không chiến đấu khác. Ảnh: Hải quân Mỹ.Ứng viên cuối cùng là Agusta Westland AW101, một sản phẩm hợp tác giữa Anh và Italy. Nó cũng được tối ưu hóa cho các hoạt động trên biển. Ảnh: Airpower.AW101 có thể cấu hình cho nhiệm vụ chống ngầm, trinh sát, tuần tra hàng hải. Nó có thể mang theo 4 ngư lôi Sting Ray hoặc mìn sâu cho nhiệm vụ chống ngầm. Ảnh: Airpower.
Ấn Độ đang có kế hoạch mua sắm 234 trực thăng mới cho hải quân nước này. Trong đó, 123 trực thăng đa năng có khả năng chống ngầm, 111 trực thăng đa dụng có trang bị vũ khí. Tổng giá trị hợp đồng ước tính khoảng 5 tỷ USD. Ảnh: India Navy.
Hải quân Ấn Độ đang vận hành 11 trực thăng chống ngầm Ka-28 (ảnh) của Nga. Tuy nhiên phần lớn chúng không ở trạng thái sẵn sàng hoạt động tốt. Theo Defence Industry Daily, chỉ có 4 trực thăng Ka-28 ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: Sputnik.
Ngoài ra, Hải quân Ấn Độ còn có 17 trực thăng Sea King ASW (ảnh). Tuy nhiên, chỉ 30% số trực thăng này trong tình trạng hoạt động tốt. Chính phủ Ấn Độ đã gửi hồ sơ mời thầu đến 5 công ty quốc phòng lớn của phương Tây. Ảnh: Defenceupdate.
Các ứng viên mà Hải quân Ấn Độ quan tâm gồm có NH-90 (ảnh) do Airbus Helicopters sản xuất. NH-90 thuộc loại trực thăng đa nhiệm có thể cấu hình cho nhiều nhiệm vụ khác nhau. Ảnh: Airbushelicopters.
NH-90 là trực thăng đầu tiên được trang bị hệ thống điều khiển bay bằng dây dẫn, đem lại khả năng hoạt động tốt trong nhiều điều kiện khác nhau, giảm khối lượng công việc cho phi công. Ảnh: Defenceindustrydaily.
NH-90 có thể mang tên lửa chống hạm, ngư lôi chống ngầm hoặc lắp súng máy hạng nặng. Nó được các chuyên gia quân sự đánh giá là một trong những trực thăng hải quân hàng đầu thế giới. Ảnh: Nhindustries.
Ứng viên tiếp theo là Mitsubishi H-60, đây là phiên bản S-70 Sikorsky sản xuất theo giấy phép tại Nhật Bản. Về cơ bản H-60 khá giống với SH-60B Seahawk nhưng sử dụng hệ thống điện tử của Nhật Bản. Ảnh: Avia.
H-60 có thể chống ngầm, vận tải hàng hóa, cứu hộ. Trực thăng có thể vũ trang ngư lôi Mk46, hay ngư lôi Type-74 hoặc Type-12 của Nhật Bản. Nó cũng có thể lắp tên lửa Hellfire và một số vũ khí khác. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Ứng viên khác là trực thăng đa năng AS332 Super Puma, một sản phẩm khác của Airbus Helicopters. Trực thăng này được tối ưu hóa cho các hoạt động trên biển. Ảnh: Defenceindustrydaily.
Super Puma chủ yếu sử dụng cho nhiệm vụ vận tải hàng hóa, cứu hộ và một số hoạt động không chiến đấu khác. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Ứng viên cuối cùng là Agusta Westland AW101, một sản phẩm hợp tác giữa Anh và Italy. Nó cũng được tối ưu hóa cho các hoạt động trên biển. Ảnh: Airpower.
AW101 có thể cấu hình cho nhiệm vụ chống ngầm, trinh sát, tuần tra hàng hải. Nó có thể mang theo 4 ngư lôi Sting Ray hoặc mìn sâu cho nhiệm vụ chống ngầm. Ảnh: Airpower.