Ra đời từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước, kể từ năm 1981 tới nay, tên lửa ICBM Đông Phong đã được sử dụng trong biên chế chính thức của quân đội Trung Quốc mà cụ thể là lực lượng Pháo binh Số hai của nước này. Nguồn ảnh: QQ.Có đường kính lên tới 3,35 mét và dài 32,6 mét, loại tên lửa này nặng tới 183 tấn và có tầm bắn từ 12.000 km cho tới 15.000 km. Trong quá khứ,Trung Quốc lần đầu tiên thử nghiệm Đông Phong 5 là vào năm 1971. Nguồn ảnh: QQ.Phiên bản mới nhất của loại tên lửa này là phiên bản DF-5C có khả năng mang theo 10 đầu đạn khác nhau. Đặc biệt, mỗi một đầu đạn của DF-5C có thể được lập trình và tấn công một mục tiêu khác nhau. Ảnh: 10 đầu đạn của DF-5C tách ra trên không. Nguồn ảnh: QQ.So với phiên bản đầu tiên chỉ có khả năng mang theo một đầu đạn duy nhất, các tên lửa DF-5 sau này đã có sự phát triển nhảy vọt. Đầu tiên là phiên bản DF-5B có khả năng mang theo từ 3-8 đầu đạn và mới nhất là phiên bản DF-5C với khả năng mang theo 10 đầu đạn. Nguồn ảnh: QQ.Sức nổ của loại tên lửa này vào khoảng từ 4 tới 5 Mt. Tên lửa được trang bị động cơ đẩy 2 giai đoạn sử dụng nhiên liệu dạng lỏng. Điều này đồng nghĩa với việc tên lửa sẽ có thể điều chỉnh được tốc độ của mình khi di chuyển. Nguồn ảnh: Wiki.Tầm bắn của DF-5 tối đa có thể lên tới 15.000 km, biến nó thành loại tên lửa có tầm bắn xa nhất trong số các loại tên lửa hành trình liên lục địa của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Shanghailist.Độ lệch mục tiêu của tên lửa DF-5 được đánh giá là vào khoảng 800 mét. Tuy nhiên con số này là hoàn toàn vô nghĩa do nó có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân với sức nổ cực lớn. Nguồn ảnh: Wiki.Tốc độ tối đa mà tên lửa DF-5 có thể đạt được là Mach 22, tương đương với 26.960 km/h hoặc 7,4 km/giây. Đây là tốc độ cực kỳ nhanh, khó có thể bị đánh chặn bởi một hệ thống phòng thủ hiện tại của phương Tây. Nguồn ảnh: Wiki.Hiện tại, phiên bản DF-5C với khả năng mang theo 10 đầu đạn hạt nhân vẫn còn đang nằm trong quá trình thử nghiệm của quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên rất có thể, trong tương lai DF-5C sẽ sớm thành công và thay thế cho các phiên bản DF-5A, DF-5B hiện tại. Nguồn ảnh: Wiki.Mời độc giả xem Video: Tên lửa DF-5 nhiều "như quân Nguyên" trong một cuộc duyệt binh của Quân đội Trung Quốc. Nguồn: CCTV1.
Ra đời từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước, kể từ năm 1981 tới nay, tên lửa ICBM Đông Phong đã được sử dụng trong biên chế chính thức của quân đội Trung Quốc mà cụ thể là lực lượng Pháo binh Số hai của nước này. Nguồn ảnh: QQ.
Có đường kính lên tới 3,35 mét và dài 32,6 mét, loại tên lửa này nặng tới 183 tấn và có tầm bắn từ 12.000 km cho tới 15.000 km. Trong quá khứ,Trung Quốc lần đầu tiên thử nghiệm Đông Phong 5 là vào năm 1971. Nguồn ảnh: QQ.
Phiên bản mới nhất của loại tên lửa này là phiên bản DF-5C có khả năng mang theo 10 đầu đạn khác nhau. Đặc biệt, mỗi một đầu đạn của DF-5C có thể được lập trình và tấn công một mục tiêu khác nhau. Ảnh: 10 đầu đạn của DF-5C tách ra trên không. Nguồn ảnh: QQ.
So với phiên bản đầu tiên chỉ có khả năng mang theo một đầu đạn duy nhất, các tên lửa DF-5 sau này đã có sự phát triển nhảy vọt. Đầu tiên là phiên bản DF-5B có khả năng mang theo từ 3-8 đầu đạn và mới nhất là phiên bản DF-5C với khả năng mang theo 10 đầu đạn. Nguồn ảnh: QQ.
Sức nổ của loại tên lửa này vào khoảng từ 4 tới 5 Mt. Tên lửa được trang bị động cơ đẩy 2 giai đoạn sử dụng nhiên liệu dạng lỏng. Điều này đồng nghĩa với việc tên lửa sẽ có thể điều chỉnh được tốc độ của mình khi di chuyển. Nguồn ảnh: Wiki.
Tầm bắn của DF-5 tối đa có thể lên tới 15.000 km, biến nó thành loại tên lửa có tầm bắn xa nhất trong số các loại tên lửa hành trình liên lục địa của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Shanghailist.
Độ lệch mục tiêu của tên lửa DF-5 được đánh giá là vào khoảng 800 mét. Tuy nhiên con số này là hoàn toàn vô nghĩa do nó có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân với sức nổ cực lớn. Nguồn ảnh: Wiki.
Tốc độ tối đa mà tên lửa DF-5 có thể đạt được là Mach 22, tương đương với 26.960 km/h hoặc 7,4 km/giây. Đây là tốc độ cực kỳ nhanh, khó có thể bị đánh chặn bởi một hệ thống phòng thủ hiện tại của phương Tây. Nguồn ảnh: Wiki.
Hiện tại, phiên bản DF-5C với khả năng mang theo 10 đầu đạn hạt nhân vẫn còn đang nằm trong quá trình thử nghiệm của quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên rất có thể, trong tương lai DF-5C sẽ sớm thành công và thay thế cho các phiên bản DF-5A, DF-5B hiện tại. Nguồn ảnh: Wiki.
Mời độc giả xem Video: Tên lửa DF-5 nhiều "như quân Nguyên" trong một cuộc duyệt binh của Quân đội Trung Quốc. Nguồn: CCTV1.